514062

Kế hoạch 104/KH-TLĐ năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong công nhân, viên chức, lao động do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

514062
LawNet .vn

Kế hoạch 104/KH-TLĐ năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong công nhân, viên chức, lao động do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu: 104/KH-TLĐ Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Trần Văn Thuật
Ngày ban hành: 29/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 104/KH-TLĐ
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký: Trần Văn Thuật
Ngày ban hành: 29/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-TLĐ

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÌ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRONG CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG,

Thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030. Căn cứ văn bản số 708/LĐTBXH-TE ngày 17/3/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trong công nhân, viên chức, lao động (sau đây viết tắt là CNVCLĐ) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp công đoàn, của CNVCLĐ về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Tăng cường hoạt động của các cấp công đoàn nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn cho trẻ em là con CNVCLĐ về mọi mặt. Việc tổ chức các hoạt động phải thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh lãng phí.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em, sự phát triển toàn diện của trẻ em là con CNVCLĐ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em là con CNVCLĐ góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 90% và đến năm 2030 đạt trên 95% cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp và cán bộ nữ công công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2.2. Phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 90% và đến năm 2030 đạt trên 95% gia đình CNVCLĐ được truyền thông, giáo dục về kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, chăm sóc trẻ phát triển toàn diện; chăm lo giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em; bảo vệ trẻ em; phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em...

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác truyền thông nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ công đoàn và CNVCLĐ về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030.

2. Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng của công đoàn các cấp, đặc biệt Ban Nữ công quần chúng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tập trung nghiên cứu phát triển các mô hình hiệu quả trong chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho lao động nữ và trẻ em. Nghiên cứu xây dựng và nhân rộng mô hình chăm lo, hỗ trợ lao động nữ đơn thân nuôi con nhỏ, nghiên cứu cải tiến nhân rộng mô hình “trại hè cho con công nhân lao động”.

3. Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp công đoàn đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch thông qua việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể hàng năm về công tác trẻ em; bảo đảm việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em con CNVCLĐ trong chương trình công tác hàng năm và trong cả nhiệm kỳ của công đoàn và xác định cụ thể cơ chế, nguồn lực để thực hiện.

4. Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ; tham gia xây dựng, chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ và trẻ em, đặc biệt những chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNVCLĐ.

5. Tổ chức hiệu quả các hoạt động xã hội trong CNVCLĐ, tạo điều kiện cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vay vốn, phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ con CNVCLĐ vượt khó vươn lên trong học tập, hàng năm có chương trình hỗ trợ trẻ em con CNLĐ bị bệnh hiểm nghèo, khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em, chú trọng giám sát việc thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP về chính sách phát triển giáo dục mầm non, nhất là chính sách đối với con CNLĐ và giáo viên mầm non ở KCN.

7. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em thông qua các chương trình phối hợp cụ thể hằng năm hoặc các chương trình đột xuất.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

1.1. Tiếp tục cụ thể hóa việc chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

1.2. Chỉ đạo các cơ quan báo chí trong hệ thống công đoàn, trang thông tin điện tử, bản tin công đoàn các cấp phối hợp các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền về công tác trẻ em.

1.3. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, các cơ quan liên quan hướng dẫn các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện chính sách, pháp luật về công tác trẻ em.

1.4. Giao Ban Nữ công Tổng Liên đoàn chủ trì, phối hợp với các Ban, đơn vị tham mưu cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn triển khai thực hiện và định kỳ hằng năm báo cáo kết quả với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

2. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐ

2.1. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, ngành, các đơn vị triển khai cụ thể hóa các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch này trong chỉ đạo công tác nữ công hằng năm. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép trong báo cáo 6 tháng, báo cáo năm về công tác nữ công.

2.2. Phối hợp với chính quyền đồng cấp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công đoàn cơ sở tuyên truyền vận động đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện tốt chính sách, pháp luật về công tác trẻ em.

2.3. Tùy theo điều kiện thực tế, hàng năm có thể tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về vấn đề bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, phòng chống lao động trẻ em.

 


Nơi nhận:
- Thường trực ĐCT (B/cáo);
- Bộ Lao động TB&XH (P/hợp);
- Các LĐLĐ tỉnh, TP;
- Các CĐ ngành TW và tương đương, CĐ TCT trực thuộc TLĐ (T/hiện);
- Lưu: VT, NC.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Thuật

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác