519236

Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

519236
LawNet .vn

Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu: 102/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Trần Phước Sơn
Ngày ban hành: 24/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 102/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Trần Phước Sơn
Ngày ban hành: 24/05/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Chiến lược);

Theo Công văn số 1092/SNN-KHTCXD ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kết quả lấy ý kiến Ủy viên UBND thành phố bằng Phiếu theo Công văn số 1328/VP-KT ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Văn phòng UBND thành phố;

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược với các nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với mục tiêu, định hướng xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao nhận thức về phát triển “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với nhu cầu của thị trường, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường vào sản phẩm.

3. Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Đà Nẵng, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố để thực hiện đảm bảo đồng bộ, hiệu quả.

4. Việc triển khai thực hiện các nội dung Chiến lược gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố, thực hiện các chương trình, đề án, nghị quyết, kết luận, kế hoạch của Thành ủy Đà Nẵng, HĐND thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nông nghiệp, nông thôn.

5. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để tập trung chỉ đạo, điều hành, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng gắn với du lịch và đô thị. Phát triển nông thôn toàn diện gắn với đô thị hóa, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ xã hội có chất lượng, tiệm cận với khu vực đô thị. Xây dựng nông thôn mới xanh, sạch, đẹp, nâng cao vai trò, vị thế, thu nhập cho người dân nông thôn, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân từ 3,0 - 3,5%/năm (giai đoạn 2021-2025 đạt từ 2,5 - 3,0%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 3,5 - 4,0%/năm). Trong đó, nông nghiệp đạt từ 1,0 - 2%/năm; thủy sản đạt từ 3,0 - 4,0%; lâm nghiệp đạt từ 4,0 - 5,0%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động thủy sản nông lâm đạt bình quân từ 5,5 - 6,0%/năm.

Tiếp tục tập trung chương trình xây dựng nông thôn mới toàn diện gắn với đô thị hóa, phấn đấu đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có ít nhất 03 xã nông thôn mới kiểu mẫu và huyện Hòa Vang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Thu nhập bình quân dân cư nông thôn đến năm 2030 cao gấp 3,0 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1,5%/năm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.

Phát triển nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Diện tích trồng lúa hữu cơ đạt trên 1.000ha, hình thành các mô hình điểm về nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn, nông nghiệp thông minh.

Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn thành phố. Giai đoạn 2021 - 2030 phấn đấu trồng 700 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và 6.500 ha rừng trồng tập trung tạo vùng nguyên liệu, diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững đạt 1.000 ha, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt ổn định 47,0%.

Đầu tư đồng bộ hạ tầng dịch vụ nghề cá để hình thành trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa, hiện đại hóa nghề cá, phát triển ngành thủy sản Đà Nẵng trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, giữ vị trí quan trọng cơ cấu kinh tế thủy sản nông lâm và kinh tế biển thành phố. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng bình quân 9,0-10%/năm.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Nông nghiệp Đà Nẵng trở thành nông nghiệp đô thị, hiện đại, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn hướng đến xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Hình thành được những vùng trọng điểm về nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Tuyên truyền, đổi mới tư duy, nhận thức và hoàn thiện thể chế, chính sách, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, dự án, mô hình đtập trung đi mới, nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp bền vững, hữu cơ, sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp có trách nhiệm, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp đa giá trị,… phù hợp với điều kiện của thành phố.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 03 chính sách trên các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố về nông nghiệp, nông thôn, thủy sản và hỗ trợ trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn. Rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Thực hiện công bố công khai quy hoạch đất nông nghiệp để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất. Nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ thực hiện liên kết, thuê, góp vốn quyền sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt tiềm năng về đất nông lâm nghiệp trong phát triển sản xuất, hình thành các mô hình “nông hộ nhỏ, quy mô lớn” trong sản xuất nông nghiệp.

2. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả

Khai thác tối đa tiềm năng, diện tích đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp để phát triển các mô hình, dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất gắn với xây dựng các chuỗi giá trị gắn với hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phát triển theo 03 nhóm sản phẩm chủ lực (cấp quốc gia, cấp thành phố và nhóm sản phẩm đặc sản địa phương), trong đó chú trọng phát triển nhóm sản phẩm chủ lực cấp thành phố và sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng thương hiệu, áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm.

Rà soát diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên từng địa phương để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao đối với cây trồng chủ lực, có tiềm năng như lúa, rau, cây ăn quả và các cây trồng khác gắn với chứng nhận sản phẩm hữu cơ, VietGAP, xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh, sinh thái trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện cấp mã số vùng trồng cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP. Tập trung phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, chăn nuôi hữu cơ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thân thiện môi trường. Nghiên cứu, quy hoạch khu vực chăn nuôi đảm bảo các yêu cầu về môi trường, dịch bệnh để thu hút doanh nghiệp, trang trại đầu tư chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Tập trung hiện đại hóa nghề cá, chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thông tin liên lạc trên biển và hiện đại hóa nghề khai thác. Tăng cường bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và tuân thủ các quy tắc xử lý nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển thủy sản và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Nghiên cứu, phát triển các đối tượng nuôi trồng thủy sản giá trị kinh tế cao, hướng tới khai thác đặc sản địa phương và phát triển sản phẩm OCOP như: cá thác lác, cá leo, cá dìa,... và củng cố, phát triển nuôi trồng thủy sinh vật làm cảnh, giải trí và phát triển du lịch cộng đồng ven biển.

Tổ chức thực hiện tốt quản lý tài nguyên rừng gắn với thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh” phù hợp với điều kiện thành phố. Hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo tồn và phát huy giá trị nguồn gen cây rừng, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, đáp ứng yêu cầu duy trì cân bằng sinh thái và phát triển lâm nghiệp bền vững. Duy trì và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ bằng các biện pháp trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng tự nhiên để giảm thiểu tác hại do thiên tai, cải thiện môi trường, giảm phát thải, tăng hấp thụ các-bon, cung ứng dịch vụ môi trường rừng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu phương án khai thác hợp lý rừng phòng hộ là rừng trồng, để vừa đảm bảo chức năng phòng hộ, vừa cung cấp nguyên liệu gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ cho sản xuất và tiêu dùng.

Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản gắn với phát triển các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hình thành, phát triển một số khu, cụm sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp (sản xuất vật tư, thiết bị, máy móc đầu vào, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản,...), dịch vụ phục vụ nông nghiệp (kho bãi, vận tải, thương mại, logistic,...) gắn vùng sản xuất với chế biến, thương mại và phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh nâng cao năng lực chế biến thủy sản xuất khẩu gắn với xây dựng sản phẩm chủ lực quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ nghề cá khu vực.

Phát triển các khu công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao, tập trung phát triển các mặt hàng sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và bền vững như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo đảm bảo chất lượng để cung ứng cho nhà máy sản xuất đồ nội thất. Khuyến khích sử dụng sản phẩm từ ván nhân tạo và đồ gỗ rừng trồng. Tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ, lâm sản, tăng cường việc trồng rừng gỗ lớn, tái cơ cấu các loài cây trồng để cung cấp gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ để chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến.

3. Đổi mới, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả kinh tế cao

Hỗ trợ, hình thành thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới làm hình mẫu cho phát triển các vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc phân khu nông nghiệp công nghệ cao như: Mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp kết hợp du lịch, nông nghiệp kết hợp công nghiệp. Đánh giá hiệu quả các mô hình này để có cơ sở nhân rộng, phát triển và tạo nền tảng đẩy mạnh phát triển phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang.

Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, đem lại thu nhập cao và bền vững. Lựa chọn từ 02 - 03 hợp tác xã trên lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ, thúc đẩy trở thành hợp tác xã điển hình, tạo hạt nhân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.

Đổi mới phương thức quản lý, sử dụng và kinh doanh vật tư nông nghiệp hướng tới nền sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp, có trách nhiệm, tăng cường sử dụng phân bón, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học,...và xây dựng các chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tng hp (IPHM) đối với cây trồng chủ lực. Khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, người dân đầu tư vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống, tăng cường công tác quản lý giống nhằm đảm bảo cung cấp giống có chất lượng, sạch bệnh.

4. Đổi mới cơ cấu đầu tư công, thu hút nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và đầu tư, hoàn thiện hạ tầng phục vụ nông nghiệp tích hợp đa giá trị, phát triển nông thôn hiện đại, bền vững

Tăng nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp để thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp, phn đu đạt 5% tổng đầu tư cho nông nghiệp. Ưu tiên đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mô hình, dự án phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đối với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên đầu tư công nghiệp và dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Tập trung nguồn vốn sự nghiệp để phát triển nông nghiệp hài hòa mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Phát triển các mô hình, dự án nông nghiệp tích hợp đa giá trị “văn hóa”, “xã hội”, tích hợp giá trị “đa ngành”. Phát triển nông nghiệp gắn với đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, nâng cao khả năng đáp ứng nguồn cung lương thực tại chỗ cho thành phố trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.

Phát triển hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, tăng cường đầu tư, nâng cấp đảm bảo an toàn hđập, công trình thủy lợi, đê, kè ứng phó với sự cố thiên tai; chú trọng theo dõi, xử lý, khắc phục tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực phòng, chống, dự báo, cảnh báo sớm thiên tai, quản lý tưới tiêu, thực hiện mô hình tưới tiêu tiết kiệm cho cây trồng. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, dự báo bão lũ, chú trọng công tác đảm bảo an toàn, thông tin liên lạc cho các tàu khai thác trên biển, xây dựng thí điểm các trạm thời tiết thông minh để cung cấp thông tin về thời tiết nông nghiệp, cảnh báo thiên tai.

Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất tại các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung, vùng trồng lúa hữu cơ, lúa chất lượng cao và vùng nuôi trồng thủy sản. Nâng cấp, phát triển trại giống thực nghiệm Hòa Khương và phát triển các cơ sở sản xuất giống chất lượng cao trên địa bàn huyện Hòa Vang. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ công tác thú y, kiểm dịch thực vật, hệ thống giám sát, cảnh báo đảm bảo an toàn thực phẩm và phục vụ nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp có trách nhiệm. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa vào hoạt động Chợ Đầu mối Nông sản Hòa Phước, Trung tâm chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm Hòa Vang và đầu tư, hình thành trung tâm giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, chủ lực, đặc trưng cấp thành phố.

Hoàn thiện hạ tầng dịch vụ nghề cá theo Quy hoạch Trung tâm nghề cá lớn của khu vực và phát triển Cảng cá Thọ Quang theo hướng phục vụ du lịch. Đầu tư, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố. Từng bước xây dựng, hình thành cơ sở hạ tầng số phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.

5. Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề lao động nông nghiệp, nông thôn

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa, rau, hoa, cây ăn quả tại các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung hiện có. Nghiên cứu, phát triển các cây trồng mới, có triển vọng như nấm, hoa, cây cảnh, cây dược liệu,... và các mô hình sản xuất nông nghiệp luân canh, xen canh giữa cây lúa với các cây nông nghiệp khác, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải thiện hệ thống canh tác trong sản xuất nông nghiệp.

Hỗ trợ nông ngư dân đầu tư, áp dụng thiết bị cơ giới tiên tiến, nhà kính, nhà lưới, chuồng trại chăn nuôi hiện đại, an toàn sinh học gắn với các quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh dịch vụ đầu vào trong nông nghiệp. Triển khai có hiệu quả Chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, Chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi, phát triển các mô hình sản xuất sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.

Đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất và chú trọng đào tạo, tập huấn về nông nghiệp hữu cơ, thực nghiệm trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sinh thái, dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động khuyến nông, tăng cường công tác phối hợp giữa khuyến nông nhà nước với khuyến nông của doanh nghiệp, từng bước phát triển khuyến nông điện tử, khuyến nông cộng đồng, phân cấp hoạt động khuyến nông cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.

6. Phát triển thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2021-2025. Rà soát lại hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đảm bảo đồng bộ, kết nối các chuỗi cung ứng nông sản, gắn với phát triển các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh liên kết để đưa sản phẩm nông nghiệp vào hệ thống chợ, siêu thị trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố.

Phát triển cơ sở hạ tầng chợ nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang đảm bảo đạt tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Triển khai hỗ trợ, hình thành Điểm trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP, chủ lực, đặc trưng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nghiên cứu hình thành Trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu và quảng bá và bán sản phẩm OCOP, chủ lực, đặc trưng, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả, đồng bộ hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc Đề án xây dựng thành phố thông minh, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, chuẩn hóa quy trình đối với sản phẩm OCOP, chủ lực, đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, hộ nông ngư dân đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (Postmart.com, voso.vn,... ) và tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn.

7. Phát triển kinh tế nông thôn và nông thôn mới phù hợp với đô thị, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại, giữ gìn văn hóa truyền thông, phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng xã hội ở nông thôn

Triển khai có hiệu quả Đề án thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 02 sản phẩm, dịch vụ du lịch được chứng nhận sản phẩm OCOP và hình thành, phát triển các tour du lịch nông nghiệp, nông thôn, sinh thái, kết nối với các trung tâm, các Điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP.

Tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại, công nghiệp, dịch vụ và phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang, ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tại các khu, cụm công nghiệp để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Hòa Vang, trong đó ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, đảm bảo môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển sản xuất, tạo việc làm, thu nhập ổn định, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới.

Lấy người dân nông thôn là chủ thể, trọng tâm phát triển, đảm bảo tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, các dịch vụ cơ bản, phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức giảm nghèo. Ưu tiên lồng ghép từ các chương trình, dự án để hỗ trợ nhằm nâng cao các tiêu chí nông thôn mới, trong đó tập trung các tiêu chí theo chiều sâu như môi trường, thu nhập, hình thức tổ chức sản xuất.

8. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai

Phát triển cảnh quan nông nghiệp, nông thôn đảm bảo phát huy lợi thế, tạo cảnh quan, sinh thái, xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hài hòa với thiên nhiên, hình thành các mô hình làng sinh thái, xã thông minh trong xây dựng nông thôn mới. Nâng cao năng lực giám sát, dự báo và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Củng cố, nâng cao năng lực và xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát công tác an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo yêu cầu phát triển nông nghiệp sạch, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn. Chủ động thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp bằng các biện pháp canh tác, kỹ thuật sản xuất thích nghi, thân thiện môi trường.

Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng công tác bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng, các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp, thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp, nhất là khâu chọn, tạo giống cây trồng lâm nghiệp mới có năng suất cao, thâm canh rừng, khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản. Ưu tiên, tăng cường nâng cao năng lực, cơ sở vật chất theo dõi, giám sát tài nguyên rừng; trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngành lâm nghiệp tinh gọn, thống nhất, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp, kiện toàn hệ thống kiểm lâm, tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, ưu tiên khu vực trọng điểm về phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

9. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn

Tiếp tục rà soát, củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý ngành nông nghiệp từ cấp thành phố đến cấp xã, phường theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả và tăng cường năng lực cho công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh trên động vật, thực vật, thủy sản, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm ở cơ sở.

Nghiên cứu, đẩy mạnh xã hội hóa, phân cấp cho các tổ chức nông dân, kinh tế hợp tác và doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công (khuyến nông, nghiên cứu khoa học, thông tin thị trường,...) trong sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên tập trung nguồn lực và kinh phí ngân sách nhà nước vào dịch vụ bảo vệ sản xuất (thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiểm lâm, phòng chống thiên tai,...) để nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, quản lý rủi ro thiên tai.

Xây dựng và triển khai chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố, từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số sản xuất, kinh doanh nông nghiệp (quản lý đất đai, số hóa vùng trồng, cây trồng, vật nuôi, rừng, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh,...).

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ƯU TIÊN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Danh mục và phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên thực hiện

(Chi tiết tại phụ lục đính kèm).

2. Nguồn vốn thực hiện

Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Chiến lược, cụ thể như sau:

a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

b) Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện.

c) Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ và kinh phí hợp pháp khác. Tập trung thu hút nguồn lực xã hội hóa để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định, tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Chiến lược theo quy định.

b) Phối hợp với UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, thông tin, phổ biến nội dung Chiến lược đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng người dân nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã,… với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Ưu tiên tổng hợp, cân đối, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2030 và vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cho ngành nông nghiệp, nông thôn để triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ.

b) Chủ động đề xuất, tham mưu thực hiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp.

3. Sở Tài chính

Tại thời điểm xây dựng dự toán hàng năm, trên cơ sở đề xuất của các sở, ngành, địa phương và ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp (đối với nguồn vốn chi thường xuyên), báo cáo UBND thành phố xem xét, trình HĐND thành phố phê chuẩn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

4. Sở Công Thương

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan lồng ghép từ các chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu,… để quảng bá, giới thiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

b) Xây dựng chính sách ưu tiên thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản để tạo động lực phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các chương trình hỗ trợ, phát triển nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp.

b) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn triển khai áp dụng công cụ quản lý, quy trình quản lý hiện đại, hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, bảo vệ và khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện trong công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất thủy sản nông lâm, có giải pháp hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

b) Nghiên cứu triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp xanh, giảm phát thải và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng làng, xã thông minh.

b) Phối hợp triển khai các nội dung về xây dựng hạ tầng thông tin truyền thông, hạ tầng số phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

8. Sở Nội vụ

Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện đổi mới, hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý ngành nông nghiệp, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa, phân cấp cho các tổ chức nông dân, kinh tế hợp tác và khối tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, đổi mới hoạt động đoàn thể xã hội theo nội dung Chiến lược.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Rà soát, đề xuất, bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chú trọng đào tạo nghề gắn với địa chỉ sử dụng lao động cụ thể (doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, hợp tác xã,...) để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.

10. Sở Du lịch

a) Phối hợp xây dựng, triển khai các chương trình, đề án (Chương trình xây dựng nông thôn mới, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ,...) gắn với phát triển du lịch.

b) Tập trung thực hiện các hoạt động để phát triển sản phẩm thuộc nhóm du lịch theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

11. Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố

a) Chủ trì thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố.

b) Triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm thuộc Đề án xây dựng thành phố thông minh và phối hợp xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng

a) Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản hóa thủ tục, cân đối nguồn vốn nhằm đáp ứng cho nhu cầu vốn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, cơ giới hóa, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn.

13. UBND các quận, huyện

a) Căn cứ mục tiêu, định hướng và giải pháp của Chiến lược và Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

b) Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, thành phố đã ban hành trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tập trung nguồn lực (kinh phí, con người,...) để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

c) Xây dựng các chương trình, đề án, dự án trọng điểm phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của địa phương, ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.

14. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng, Hội Nông dân thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội ngành hàng, hội nghề nghiệp

Theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động, phối hợp triển khai có hiệu quả các nội dung của Chiến lược và Kế hoạch này.

15. Các cơ quan báo đài, thông tấn báo chí

Chủ động xây dựng các chuyên đề, chuyên mục, bài viết nhằm tuyên truyền, triển khai thực hiện Chiến lược, chú trọng nâng cao nhận thức, hành động về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo định kỳ hàng năm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước ngày 05 tháng 11 hàng năm) để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh cần chỉnh sửa, bổ sung, các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- TT Thành ủy, TT HĐND TP (b/c);
- CT và các PCT UBND TP (b/c);
- UBMTTQVN TP ĐN;
- Hội Nông dân TP;
- Ngân hàng Nhà nước CN Đà Nẵng;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Cơ quan báo, đài, Cổng TTĐT TP;
- Lưu VT, KT, SNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Sơn

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

Chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Kết quả/Sản phẩm

Ghi chú

I

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hoàn thiện quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Các cơ quan báo đài, thông tấn báo chí trên địa bàn thành phố

Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và cơ quan, đơn vị liên quan

2022-2030

Báo cáo kết quả thực hiện

 

2

Quy hoạch phân khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó phân bố các khu, vùng sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu, cụm công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, khu vực chăn nuôi, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng sinh thái nông nghiệp.

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp, Sở Xây dựng, UBND huyện Hòa Vang và đơn vị liên quan

2022-2023

Quy hoạch phân khu nông nghiệp công nghệ cao tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt

 

3

Chính sách quản lý, hỗ trợ tàu cá của ngư dân Đà Nẵng ra, vào neo tại Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang giai đoạn 2023-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan

2022-2023

Nghị quyết của HĐND thành phố

 

4

Đán Trung tâm chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung

Sở Công Thương

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, UBND huyện Hòa Vang và đơn vị liên quan

2022

Đề án được phê duyệt.

 

II

Hoàn chỉnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái hiệu quả kinh tế cao

1

Tuyên truyền, quảng bá Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến thủy sản đăng ký tham gia xét chọn sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, và đơn vị liên quan

2022-2030

Báo cáo kết quả thực hiện

 

2

Xây dựng vùng sản xuất lúa gạo đặc sản, hữu cơ gắn với chế biến tiêu thụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài chính, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

3

Hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn đối với cây trồng, con vật chủ lực và phát triển vùng chuyên canh tập trung, sinh thái nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2021-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

4

Cấp mã số vùng trồng cho các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và các vùng chuyên canh, tập trung

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

5

Hỗ trợ trồng cây dược liệu dưới tán rừng và các lâm sản ngoài gỗ đối với hộ tham gia trồng rừng gỗ lớn và hộ đồng bào dân tộc Hòa Phú, Hòa Bắc

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

6

Hỗ trợ đồng bào dân tộc trồng rừng sản xuất nâng cao hiệu quả trên diện tích đất rừng được giao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo két quả thực hiện

 

7

Đề án tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2023

Đề án được phê duyệt

 

III

Đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển liên kết, hợp tác trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm

1

Xây dựng mô hình Hợp tác xã kiểu mới, điển hình trong nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện huyện Hòa Vang, UBND các xã, Liên minh Hợp tác xã, các sở, ngành liên quan

2022-2025

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

2

Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

3

Đề án nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các quận, huyện; các sở, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố

2022-2023

Đề án được phê duyệt

 

4

Hỗ trợ, tư vấn cho các chủ thể kinh tế hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch cộng đồng, điểm du lịch theo Bộ tiêu chí sản phẩm OCOP

Sở Du lịch

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

5

Hỗ trợ, tư vấn cho các chủ thể kinh tế hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm thảo dược, mỹ phẩm theo Bộ tiêu chí sản phẩm OCOP

Sở Y tế

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

6

Hỗ trợ, tư vấn cho các chủ thể kinh tế hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến nông lâm thủy sản theo Bộ tiêu chí sản phẩm OCOP.

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

7

Hỗ trợ xúc tiến thương mại, thương hiệu, nhãn hiệu và nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm OCOP, điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, chủ lực, đặc trưng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Sở Công Thương

Sở Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, UBND quận huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

8

Đề án phát triển du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2045

Sở Du lịch

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022

Đề án được phê duyệt

 

9

Hỗ trợ doanh nghiệp hình thành tour du lịch nông nghiệp, nông thôn, sinh thái, kết nối với các trung tâm, vùng chuyên canh, sản phẩm OCOP, chủ lực

Sở Du lịch

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

IV

Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn

1

Đẩy mạnh thực hiện hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm nông theo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố đến năm 2030

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân thành phố, Sở Công thương, UBND quận, huyện và các đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

2

Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân thành phố, Sở Công thương, UBND quận, huyện và các đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện đề tài

 

3

Chương trình khuyến nông thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài chính, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2025

Chương trình/Báo cáo kết quả thực hiện

 

4

Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân thành phố, UBND quận, huyện và các đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

5

Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Chương trình/Báo cáo kết quả thực hiện

 

V

Phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đô thị

1

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Phong- Hòa Khương

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang và đơn vị liên quan

2022-2025

Dự án đầu tư

 

2

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao Hòa Phú

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang và đơn vị liên quan

2022-2025

Dự án đầu tư

 

3

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao Hòa Khương

Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang và đơn vị liên quan

2022-2025

Dự án đầu tư

 

4

Đầu tư, nâng cấp Trại thực nghiệm nông nghiệp Hòa Khương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang và đơn vị liên quan

2022-2025

Dự án đầu tư

 

5

Nâng cấp, đảm bảo an toàn 02 hồ chứa Hòa Trung, Đồng Nghệ, giai đoạn 2. Nâng cấp, sửa chữa đập dâng An Trạch, Hà Thanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và đơn vị liên quan

2022-2030

Dự án đầu tư

 

6

Nâng cấp, đảm bảo an toàn các hồ chứa vừa, nhỏ và hệ thống đập dâng trên địa bàn thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và đơn vị liên quan

2022-2030

Dự án đầu tư

 

7

Nâng cấp, sửa chữa, kiên cố hóa các tuyến kênh mương thủy lợi, kênh nội đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và đơn vị liên quan

2022-2030

Dự án đầu tư

 

8

Nạo vét, khơi thông chính trị trục tiêu thoát nước trên sông Tây Tịnh, huyện Hòa Vang

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và đơn vị liên quan

2022-2030

Dự án đầu tư

 

9

Đầu tư, nâng cấp và kiên cố các tuyến đê, kè biển, kè sông trên địa bàn thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và đơn vị liên quan

2022-2030

Dự án đầu tư

 

VI

Phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới phù hợp với đô thị

1

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 72/2021/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang, giai đoạn 2022-2025

UBND Hòa Vang

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và đơn vị liên quan

2022-2025

Báo cáo kết quả thực hiện

 

2

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án thực hiện thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang

UBND Hòa Vang

Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và đơn vị liên quan

2022-2025

Báo cáo kết quả thực hiện

 

3

Nghiên cứu thực hiện hỗ trợ một số mô hình lâm nông ngư kết hợp cho các hộ dân ở các xã khu vực Tây Bắc huyện Hòa Vang

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các quận huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

4

Chuyển đổi strong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh, giai đoạn 2022-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND huyện Hòa Vang; Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan

2022-2025

Báo cáo kết quả thực hiện

 

VII

Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan nông nghiệp, nông thôn

1

Đề án Bảo vệ môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2023

Đề án được phê duyệt

 

2

Điều tra nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ thành phố Đà Nẵng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2025

Nhiệm vụ/dự án

 

3

Thực hiện chương trình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các hố chứa, trồng rừng ven biển, các bờ sông, suối trên địa bàn thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các quận, huyện và các sở ban ngành liên quan

2022-2030

Báo cáo kết quả thực hiện

 

4

Đề án thành lập Khu công viên sinh thái nông nghiệp kết hợp du lịch nông nghiệp, nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các sở ban ngành liên quan

2026-2030

Đề án được phê duyệt

 

5

Đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, nhà trú ẩn thiên tai và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong công tác phòng chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Hòa Vang, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn và đơn vị liên quan

2022-2030

Dự án đầu tư

 

6

Thực hiện khảo sát điều tra sinh khối và trữ lượng Cac-bon rừng trên địa bàn thành phố để xây dựng đề án trao đổi, bán tín chỉ Các-bon từ rừng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận huyện và đơn vị liên quan

2026-2030

Nhiệm vụ/dự án

 

VIII

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn

1

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2030

Nhiệm vụ/Báo cáo kết quả thực hiện

 

2

Đề án “Thẻ vé điện tử ra vào Cảng cá Thọ Quang”

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND quận, huyện các sở ban ngành liên quan

2022-2023

Đề án được phê duyệt

 

3

Xây dựng phần mềm chấm điểm và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Đà Nẵng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND quận, huyện các sở ban ngành liên quan

2022-2023

Nhiệm vụ/dự án

 

4

Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực làm cơ sở quản lý, chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, UBND quận, huyện và đơn vị liên quan

2022-2023

Nhiệm vụ/dự án

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác