Hướng dẫn 699/HD-SYT năm 2015 triển khai xử trí vụ ngộ độc thực phẩm do Sở Y tế tỉnh Bắc Giang ban hành
Hướng dẫn 699/HD-SYT năm 2015 triển khai xử trí vụ ngộ độc thực phẩm do Sở Y tế tỉnh Bắc Giang ban hành
Số hiệu: | 699/HD-SYT | Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang | Người ký: | Ong Thế Viên |
Ngày ban hành: | 08/06/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 699/HD-SYT |
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký: | Ong Thế Viên |
Ngày ban hành: | 08/06/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UBND TỈNH
BẮC GIANG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 699/HD-SYT |
Bắc Giang, ngày 08 tháng 06 năm 2015 |
TRIỂN KHAI XỬ TRÍ VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2010; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP;
Căn cứ Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”; Quyết định số 5327/2003/QĐ-BYT ngày 13/10/2003 của Bộ Y tế ban hành Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; Quyết định, số 01/2006/QĐ- BYT ngày 09/01/2006 của Bộ y tế ban hành Quy định chế độ báo cáo và mẫu biểu báo cáo về vệ sinh ATTP; Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh ATTP; Thông tư số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước; Kế hoạch số 959/KH-UBND ngày 15/5/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện Chiến lược quốc gia về ATTP giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030;
Để kịp thời xử trí và khắc phục hậu quả khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế hướng dẫn triển khai như sau:
I. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
1. Xác định vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP): Là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian. Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ NĐTP.
2. Lãnh đạo UBND huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn, thôn/khu phố (sau đây gọi chung là lãnh đạo chính quyền địa phương) là người chủ trì trong việc chỉ đạo triển khai toàn diện, các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP. Trường hợp cần thiết, huy động các đơn vị chức năng, đoàn thể xã hội, các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương và đơn vị y tế tuyến trên hỗ trợ triển khai khắc phục hậu quả vụ NĐTP.
3. Các đơn vị y tế ở địa phương (BVĐK, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế) chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động chuyên môn để khắc phục hậu quả như cấp cứu, điều trị người bệnh; điều tra xác định nguyên nhân; xử lý môi trường...
4. Tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị cho tất cả những người bị NĐTP với phương châm “cấp cứu, điều trị tại chỗ là chính” (tại nơi xảy ra NĐTP; Trạm Y tế ở địa phương; phòng y tế của cơ quan, doanh nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu thu dung, cấp cứu người bệnh). Trường hợp cần thiết, phải kịp thời chuyển những người mắc NĐTP có diễn biến nặng đến ngay cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện cấp cứu, điều trị (BVĐK huyện/ tỉnh hoặc cơ sở điều trị khác trên địa bàn huyện, thành phố/ tỉnh, TW).
5. Kịp thời đình chỉ sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc; thu hồi thực phẩm bị nhiễm độc đã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường; lấy mẫu thực phẩm kiểm nghiệm xác định nguyên nhân; thông báo cho người tiêu dùng về tình trạng NĐTP hoặc bệnh truyền qua thực phẩm, thực phẩm đang lưu thông trên thị trường bị nhiễm độc để áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc lan truyền bệnh, dịch do NĐTP theo đúng quy định.
6. Bảo đảm các nguyên tắc chung điều tra NĐTP theo quy định của Bộ Y tế.
7. Trường hợp có tử vong phải kết hợp với cơ quan Công an, Pháp y, các cơ quan liên quan tiến hành điều tra nguyên nhân và giải quyết theo quy định.
1. Trước khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm
- Thường xuyên triển khai công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra về ATTP; giám sát chủ động các ca mắc NĐTP hoặc bệnh truyền qua thực phẩm tại các cơ sở điều trị và trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm vụ NĐTP.
- Thành lập đội cấp cứu cơ động/ đội phòng chống dịch (PCD) cơ động/ đội điều tra NĐTP... với số lượng từ 5 - 6 người/đội; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
+ BVĐK tỉnh, BVĐK các huyện, thành phố: Mỗi đơn vị thành lập 02 Đội cấp cứu cơ động;
+ TTYT dự phòng tỉnh: Thành lập 02 Đội phòng chống dịch cơ động;
+ TTYT huyện, thành phố: Mỗi đơn vị thành lập 02 Đội phòng chống dịch và điều tra NĐTP cơ động;
+ Chi cục ATVSTP thành lập 01 Đội điều tra NĐTP.
- Chuẩn bị đủ trang thiết bị, dụng cụ, khu vực thu dung người bệnh; bố trí đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện đi lại; biểu mẫu điều tra, lấy mẫu, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ sở thực phẩm... để sẵn sàng triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh và tiến hành điều tra, xử lý vụ NĐTP (Danh mục dụng cụ lấy, bảo quản mẫu tại Phụ lục 1; Biểu mẫu điều tra, lấy mẫu, báo cáo NĐTP tại Phụ lục 3).
- Tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong cấp cứu, điều trị người bệnh và điều tra, xử lý NĐTP.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tuyến về công tác ATTP và phòng, chống NĐTP tại các tuyến.
2. Khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm
2.1. Khai báo, tiếp nhận thông tin và báo cáo NĐTP
2.1.1. Khai báo NĐTP: Bất kể ai, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị NĐTP đều phải có trách nhiệm khai báo ngay cho UBND địa phương và cơ quan Y tế gần nhất như Trạm Y tế, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, thành phố, các bệnh viện, Chi cục ATVSTP, Sở Y tế... (sau đây gọi chung là cơ quan chức năng) để kịp thời có phương án xử trí vụ NĐTP (nội dung theo Mẫu số 1 - Phụ lục 3).
2.1.2. Tiếp nhận thông tin NĐTP (nội dung theo Mẫu số 2 - Phụ lục 3):
a) Khai báo từ người mắc: Người mắc NĐTP có trách nhiệm phối hợp với cán bộ điều tra trong việc lấy mẫu thực phẩm, mẫu bệnh phẩm liên quan đến vụ ngộ độc; khai báo với cán bộ điều tra những thông tin trung thực liên quan đến NĐTP, không được từ chối hoặc khai báo thiếu trung thực hoặc che giấu thông tin liên quan đến NĐTP.
b) Khai báo từ thầy thuốc và nhân viên y tế: Bất kể một nhân viên y tế hoặc thầy thuốc nào, dù làm việc ở Trạm Y tế; phòng khám bệnh, bệnh viện công lập hoặc tư nhân khi phát hiện NĐTP phải khai báo ngay với cơ quan chức năng.
c) Khai báo từ người lãnh đạo, quản lý: Thủ trưởng các doanh nghiệp, trường học, công trường, nông trường, cơ quan, đơn vị, chủ hộ gia đình... để xảy ra vụ NĐTP (sau đây gọi chung là đơn vị để xảy ra vụ NĐTP) có trách nhiệm:
- Khai báo trung thực ngay tình hình NĐTP với cơ quan chức năng; cung cấp thông tin cần thiết và tài liệu có liên quan theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, không được che giấu thông tin.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế và các cơ quan có liên quan khác trong việc thực hiện các biện pháp cứu chữa người bị NĐTP và lấy mẫu xác định nguyên nhân của vụ ngộ độc.
- Niêm phong và bảo quản toàn bộ thức ăn còn lại sau bữa ăn, thức ăn lưu, thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và các tài liệu liên quan.
- Phối hợp với cơ quan y tế trong quá trình lấy mẫu, điều tra để xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và ngăn chặn hậu quả lan rộng của NĐTP theo chỉ đạo của cơ quan y tế.
- Chịu mọi chi phí cho việc điều tra tìm nguyên nhân gây ngộ độc, thu hồi thực phẩm gây ngộ độc, khám và điều trị cho người bị NĐTP theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.1.3. Báo cáo NĐTP
a) Bất kể một nhân viên y tế nào khi tiếp nhận thông tin về NĐTP phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị mình về nội dung vụ việc để thông tin, phối hợp với đơn vị chức năng khắc phục hậu quả.
b) Thủ trưởng các đơn vị chức năng khi tiếp nhận được thông tin về NĐTP phải xem xét về nội dung khai báo để quyết định hoặc đề xuất với UBND cùng cấp, cơ quan chuyên môn cấp trên trực tiếp về phương án chỉ đạo, xử trí vụ NĐTP phù hợp theo từng tình huống; tổng hợp báo cáo lên tuyến trên theo quy định (theo Mẫu số 17 - Phụ lục 3).
2.2. Xử trí vụ ngộ độc thực phẩm
2.2.1. Tình huống 1: Vụ NĐTP có số người mắc dưới 10 người, không có trường hợp tử vong
2.2.1.1. Trách nhiệm triển khai:
- UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo triển khai toàn diện các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP;
- Trạm Y tế chịu trách nhiệm thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh; BVĐK Khu vực Lục Ngạn, BVĐK huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn về điều trị cho tuyến xã.
- TTYT huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức điều tra NĐTP, xử lý môi trường theo quy định.
2.2.1.2. Tổ chức, thực hiện:
a) Công tác chỉ đạo: Lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn và thôn/khu phố có mặt ngay tại hiện trường để chỉ đạo, điều hành triển khai hoạt động khắc phục sự cố theo đúng nguyên tắc xử trí vụ NĐTP, cụ thể:
+ Chỉ đạo thủ trưởng đơn vị để xảy ra vụ NĐTP... có mặt tại hiện trường để hỗ trợ, tham gia khắc phục sự cố vụ NĐTP;
+ Chỉ đạo Trạm Y tế triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh;
+ Huy động lực lượng của địa phương hỗ trợ Trạm Y tế triển khai chuyên môn; bảo đảm an ninh, trật tự tại nơi điều trị người bệnh và trên địa bàn; bố trí phương tiện vận chuyển người bệnh đến Trạm Y tế;
+ Đình chỉ việc sử dụng, lưu hành thực phẩm gây ngộ độc; đình chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị nhiễm độc; thu hồi thực phẩm bị nhiễm độc đã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường;
+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP để tránh người tiêu dùng thực phẩm hoang mang, tạo dư luận xã hội không đúng thực chất về sự cố ATTP; thông báo cho người tiêu dùng về tình trạng NĐTP hoặc bệnh truyền qua thực phẩm, thực phẩm bị nhiễm độc đang lưu thông trên thị trường để chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa;
+ Kết luận/ công bố vụ NĐTP theo quy định của pháp luật.
b) Công tác thu dung, cấp cứu, điều trị: Trạm Y tế của địa phương là địa điểm thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh; huy động toàn bộ nhân lực của Trạm Y tế để kịp thời thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh theo đúng quy trình, quy chế chuyên môn; kịp thời chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên khi cần thiết.
c) Công tác điều tra NĐTP, xử lý môi trường: TTYT huyện, thành phố cử 01 Đội PCD và điều tra NĐTP cơ động xuống hiện trường để phối hợp với các đơn vị chức năng ở địa phương tiến hành điều tra NĐTP, lấy mẫu xác định nguyên nhân, xử lý môi trường; phối hợp với chính quyền địa phương kết luận vụ NĐTP theo quy định (tham khảo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 2).
2.2.2. Tình huống 2: Vụ NĐTP có số người mắc từ 10 - 30 người, không có trường hợp tử vong
2.2.2.1. Trách nhiệm triển khai:
- UBND huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo triển khai toàn diện các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP;
- Trạm Y tế và BVĐK huyện, thành phố chịu trách nhiệm thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh;
- TTYT huyện, thành phố chịu trách nhiệm điều tra NĐTP, xử lý môi trường theo quy định;
- Chi cục ATVSTP, TTYT dự phòng tỉnh hỗ trợ điều tra NĐTP, xử lý môi trường (khi cần thiết).
2.2.2.2. Tổ chức, thực hiện:
a) Công tác chỉ đạo:
- Tuyến xã, phường, thị trấn: Lãnh đạo UBND chỉ đạo, triển khai các nội dung được nêu tại điểm a, tiểu mục 2.2.1.2 - Tình huống 1;
- Tuyến huyện, thành phố: UBND trực tiếp chỉ đạo hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng Y tế chỉ đạo, triển khai toàn diện các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP; huy động phương tiện vận chuyển người bệnh đến cơ sở tuyến trên có đủ điều kiện cấp cứu, điều trị (khi cần thiết).
b) Công tác thu dung, cấp cứu, điều trị:
- Địa điểm thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh:
+ Bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở, vật chất...đáp ứng cơ bản những yêu cầu về thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh tại chỗ (hội trường, nhà văn hóa/ trường học/phân xưởng sản xuất…) và tại Trạm Y tế, đơn vị điều trị khác tại địa phương;
+ Bố trí các khoa thuộc BVĐK huyện, thành phố/ BVĐK tỉnh và cơ sở điều trị khác trên địa bàn (khi cần thiết) để sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh.
- Tổ chức cấp cứu, điều trị:
*) Trạm Y tế - nơi xảy ra vụ NĐTP: Huy động nhân lực và tổ chức cấp cứu, điều trị người bệnh theo đúng quy trình, quy chế chuyên môn; tổ chức lưu giữ; bảo quản mẫu thức ăn khả nghi, chất nôn, chất rửa dạ dày - ruột, nước tiểu, phân...của người bị NĐTP để lấy mẫu kiểm nghiệm xác định nguyên nhân:
+ Tại nơi xảy ra NĐTP: Bố trí cán bộ có mặt tại hiện trường để tiến hành khám sàng lọc, phân loại, cấp cứu, điều trị tại chỗ những ngươi bị NĐTP; tiến hành chuyển những người mắc NĐTP về Trạm Y tế hoặc lên bệnh viện tuyến trên để điều trị (khi cần thiết).
+ Tại Trạm Y tế: Bố trí đủ nhân lực để triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh; kịp thời chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên (khi cần thiết).
*) BVĐK huyện, thành phố: Cử 01 Đội cấp cứu cơ động nhanh chóng có mặt tại nơi xảy ra vụ NĐTP để hỗ trợ Trạm Y tế địa phương triển khai cấp cứu, điều trị cho người bệnh (tùy tình hình thực tế để quyết định hỗ trợ chuyên môn tại hiện trường xảy ra NĐTP hoặc tại Trạm Y tế hoặc cả 2 vị trí).
c) Công tác điều tra NĐTP, xử lý môi trường:
- TTYT huyện, thành phố cử 01 Đội PCD và điều tra NĐTP cơ động xuống hiện trường để chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng ở địa phương tiến hành điều tra NĐTP, lấy mẫu xác định nguyên nhân, xử lý môi trường; phối hợp với chính quyền địa phương kết luận vụ NĐTP theo quy định (tham khảo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 2). Trường hợp cần thiết chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc ngành NN&PTNT, Công thương của địa phương triển khai điều tra NĐTP theo quy định.
- Chi cục ATVSTP, TTYT dự phòng tỉnh cử Đội điều tra NĐTP, Đội PCD cơ động (khi cần thiết) xuống hiện trường xảy ra NĐTP để hỗ trợ chuyên môn cho TTYT huyện, thành phố.
2.2.3. Tình huống 3: Vụ NĐTP có số người mắc trên 30 người/vụ hoặc vụ NĐTP dưới 30 người mắc/ vụ nhưng có trường hợp tử vong
2.2.3.1. Trách nhiệm triển khai:
- UBND huyện, thành phố chỉ đạo triển khai toàn diện các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP;
- Sở Y tế phối hợp với UBND huyện, thành phố trong chỉ đạo, triển khai xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP;
- Trường hợp cần thiết đề nghị UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoặc đề nghị Lãnh đạo các sở, ngành thuộc BCĐ liên ngành về ATTP tỉnh tham gia chỉ đạo, khắc phục sự cố về ATTP.
- Trạm Y tế; BVĐK và TTYT huyện, thành phố triển khai nhiệm vụ như đã nêu tại tình huống 2 (tùy theo số lượng người mắc, Thủ trưởng đơn vị quyết định điều 02 Đội cấp cứu cơ động; 02 Đội PCD và điều tra NĐTP cơ động xuống hiện trường cho phù hợp),
- BVĐK tỉnh và các đơn vị điều trị khác: Huy động tham gia và triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh theo sự chỉ đạo của Sở Y tế.
- Chi cục ATVSTP, TTYT dự phòng chủ trì, phối hợp với đơn vị y tế cơ sở điều tra NĐTP, xử lý môi trường theo quy định.
2.2.3.2. Tổ chức, thực hiện:
a) Công tác chỉ đạo:
- Tuyến xã, phường, thị trấn: Lãnh đạo UBND triển khai các nội dung được nêu tại điểm a, tiểu mục 2.2.12 - Tình huống 1;
- Tuyến huyện, thành phố: Lãnh đạo UBND chủ trì trong việc chỉ đạo, triển khai các nội dung được nêu tại điểm a, tiểu mục 2.2.2.2 - Tình huống 2;
- Sở Y tế: Lãnh đạo Sở Y tế phối hợp với UBND huyện, thành phố chỉ đạo triển khai các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP. Đề nghị Lãnh đạo UBND tính trực tiếp chỉ đạo hoặc đề nghị Lãnh đạo các sở, ngành thuộc BCĐ liên ngành về ATTP tỉnh tham gia chỉ đạo, khắc phục sự cố về ATTP (khi cần thiết).
b) Công tác thu dung, cấp cứu, điều trị:
- Địa điểm thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh: Triển khai thực hiện như tình huống 2. Nếu số người mắc NĐTP nhiều, các địa điểm đã bố trí quá tải, tùy tình hình thực tế để quyết định việc chuyển người bệnh đến điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn hoặc chuyển lên bệnh viện tuyến trung ương (khi cần thiết).
- Tổ chức cấp cứu, điều trị:
*) Trạm Y tế - nơi xảy ra vụ NĐTP: Triển khai thực hiện hoạt động chuyên môn như đã nêu tại tình huống 2.
*) BVĐK huyện, thành phố: Cử 01 - 02 Đội cấp cứu cơ động nhanh chóng có mặt tại nơi xảy ra vụ NĐTP để hỗ trợ Trạm Y tế địa phương triển khai cấp cứu, điều trị cho người bệnh như đã nêu tại tình huống 2.
*) BVĐK tỉnh: Cử 01 - 02 Đội cấp cứu cơ động xuống địa phương xảy ra NĐTP; hỗ trợ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế (khi cần thiết); hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị điều trị tuyến dưới theo sự chỉ đạo của Sở Y tế.
*) Huy động các đơn vị điều trị khác: Tùy theo số lượng người mắc NĐTP để quyết định việc huy động nhân lực của các Trạm Y tế trên địa bàn huyện, thành phố xảy ra NĐTP/ các đơn vị điều trị thuộc các huyện khác; các đơn vị điều trị tuyến tỉnh hoặc đề nghị các bệnh viện thuộc tỉnh thành khác và bệnh viện tuyến Trung ương ... hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư phương tiện để triển khai cấp cứu, điều trị người bệnh.
c) Công tác điều tra NĐTP, xử lý môi trường:
- TTYT huyện, thành phố cử 01 - 02 Đội PCD và điều tra NĐTP xuống hiện trường để chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hoạt động chuyên môn như đã nêu tại tình huống 2.
- Chi cục ATVSTP cử Đội điều tra NĐTP xuống hiện trường để phối hợp với TTYT huyện, thành phố điều tra, lấy mẫu xác định nguyên nhân NĐTP. Trường hợp cần thiết chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PTNT, Sở Công thương triển khai điều tra NĐTP, xử lý vi phạm về ATTP.
- TTYT dự phòng tỉnh cử 01 - 02 Đội PCD cơ động (khi cần thiết) theo sự chỉ đạo của Sở Y tế để xuống hiện trường xảy ra NĐTP hỗ trợ TTYT huyện thành phố tiến hành xử lý môi trường, áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh do NĐTP.
- Đề nghị Cục ATTP Bộ Y tế/ các Viện chuyên ngành Trung ương hỗ trợ điều tra, xử lý môi trường, khắc phục hậu quả vụ NĐTP (khi cần thiết).
d) Trường hợp có tử vong phải kết hợp với cơ quan Công an, Pháp y tiến hành điều tra giải phẫu bệnh lý, lấy dịch trong đường tiêu hóa, máu, tim, phổi của những người bị tử vong để xét nghiệm và giải quyết theo quy định pháp luật.
2.2.4. Tình huống vụ NĐTP xảy ra tại các doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang quản lý
Doanh nghiệp để xảy ra vụ NĐTP có trách nhiệm khai báo thông tin cho các đơn vị chức năng theo quy định; đặc biệt thông báo ngay cho BQL các KCN tỉnh, Chi cục ATVSTP Bắc Giang để triển khai khắc phục sự cố vụ NĐTP.
2.2.4.1. Trách nhiệm triển khai:
- Doanh nghiệp để xảy ra vụ NĐTP;
- BQL các KCN tỉnh Bắc Giang;
- Sở Y tế Bắc Giang;
- UBND huyện/thành phố có doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xảy ra vụ NĐTP;
- Chi cục ATVSTP;
- TTYT dự phòng tỉnh; TTYT và BVĐK huyện/thành phố có doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xảy ra vụ NĐTP.
2.2.4.2. Tổ chức, thực hiện:
a) Công tác chỉ đạo:
- Lãnh đạo doanh nghiệp: Có mặt tại hiện trường để hỗ trợ, tham gia khắc phục sự cố vụ NĐTP; triển khai báo đảm an ninh, trật tự tại điểm thu dung, cấp cứu tạm thời tại doanh nghiệp và huy động nhân lực, phương tiện hỗ trợ vận chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị.
- Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thành phố và BQL các KCN tỉnh Bắc Giang chỉ đạo triển khai các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP; kết luận/ công bố vụ NĐTP theo quy định của pháp luật; đề nghị Lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoặc đề nghị Lãnh đạo các sở, ngành thuộc BCĐ liên ngành về ATTP tỉnh tham gia chỉ đạo, khắc phục sự cố về ATTP (khi cần thiết).
- UBND huyện/thành phố có doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xảy ra vụ NĐTP chỉ đạo các đơn vị chức năng ở địa phương tham gia khắc phục hậu quả vụ NĐTP.
- BQL các KCN tỉnh Bắc Giang: Phối hợp với Sở Y tế, UBND huyện/thành phố chỉ đạo triển khai khắc phục hậu quả vụ NĐTP.
b) Công tác thu dung, cấp cứu, điều trị:
Tùy theo quy mô của vụ NĐTP để quyết định việc huy động các Đội cấp cứu cơ động của BVĐK trên địa bàn triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh “tại chỗ” hoặc chuyển người bệnh đến các cơ sở điều trị trên địa bàn cho phù hợp với từng tình huống cụ thể. BVĐK tỉnh sẵn sàng bố trí nhân lực, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế (khi cần thiết) và tham gia xử trí vụ NĐTP theo sự chỉ đạo của Sở Y tế.
c) Công tác điều tra NĐTP, xử lý môi trường:
- Đội điều tra NĐTP của Chi cục ATVSTP chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, các phòng chức năng của BQL các KCN, TTYT huyện/thành phố có doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xảy ra vụ NĐTP tiến hành điều tra NĐTP, lấy mẫu xác định nguyên nhân.
- TTYT huyện, thành phố cử 01 -02 Đội PCD và điều tra NĐTP xuống hiện trường để triển khai xử lý môi trường theo quy định; phối hợp với Chi cục ATVSTP tiến hành điều tra NĐTP, lấy mẫu xác định nguyên nhân.
- TTYT dự phòng tỉnh cử 01 - 02 Đội PCD cơ động (khi cần thiết) theo sự chỉ đạo của Sở Y tế để xuống hiện trường xảy ra NĐTP chủ trì, phối hợp với TTYT huyện, thành phố tiến hành xử lý môi trường, áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh do NĐTP.
- Đề nghị Cục ATTP Bộ Y tế/ các Viện chuyên ngành Trung ương hỗ trợ điều tra, xử lý môi trường, khắc phụ hậu quả vụ NĐTP (khi cần thiết).
3. Kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm
3.1. Kết luận kết quả điều tra: Sau khi tiến hành các bước điều tra NĐTP, Đội điều tra NĐTP phải tổng hợp, phân tích, dự thảo kết luận, kết quả điều tra trình người có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo kết quả điều tra theo những nội dung sau: Đơn vị xảy ra NĐTP; địa điểm xảy ra NĐTP, thời gian xảy ra ngộ độc; số người ăn, số người mắc, số người đi viện, số người chết; bữa ăn nguyên nhân; thức ăn nguyên nhân; cơ sở nguyên nhân và nguyên nhân.
3.2. Kiến nghị các biện pháp xử lý NĐTP: Từ kết quả điều tra, phải đưa ra các biện pháp xử lý để phòng ngừa NĐTP.
- Cải tiến sản xuất, chế biến bảo đảm yêu cầu vệ sinh theo quy định.
- Nâng cao ý thức vệ sinh cho nhân viên sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Tích cực chấp hành quy chế, quy định VSATTP.
- Xử lý thực phẩm gây ngộ độc theo quy định.
3.3. Kiến nghị xử lý theo pháp luật: Tuỳ theo mức độ, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của vụ NĐTP, cần đưa ra các kiến nghị xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân hoặc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3.4. Công bố NĐTP: Tuỳ theo tính chất vụ NĐTP mà xác định thời gian, hình thức, cấp thẩm quyền công bố với các cơ quan liên quan và cơ quan thông tấn báo chí về vụ NĐTP theo quy định của pháp luật.
Trên đây là hướng dẫn xử trí vụ NĐTP, đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chức năng chủ động, linh hoạt vận dụng nội dung hướng dẫn trên vào thực tiễn để triển khai có hiệu quả việc khắc phục hậu quả vụ NĐTP. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, bất cập, các đơn vị phản ánh về phòng Nghiệp vụ Y Sở tế và Chi cục ATVSTP để tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
DANH MỤC DỤNG CỤ THƯỜNG DÙNG TRONG LẤY MẪU THỰC PHẨM,
BỆNH PHẨM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 5327/2003/QĐ-BYT NGÀY 13/10/2003 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ
Y TẾ
(Kèm
theo Hướng dẫn số 699/SYT-NVY ngày
08/06/2015 của Sở
Y tế Bắc Giang)
TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ |
SỐ LƯỢNG |
|
Đồ dùng phục vụ lấy mẫu |
Dụng cụ để viết (bút viết, bút dạ, bút chì, mẫu giấy tờ cho điều tra) |
Lượng cần thiết |
Nhãn mác dùng cho mẫu kiểm tra |
Lượng cần thiết |
|
Nhiệt kế |
01 chiếc |
|
Máy ảnh (nếu cần) |
01 chiếc |
|
Dụng cụ phục vụ cho việc vận chuyển mẫu kiểm tra |
Bình tích lạnh để vận chuyển mẫu kiểm tra |
02 chiếc |
Túi/đá tích lạnh |
Lượng cần thiết |
|
Túi nilon |
Lượng cần thiết |
|
Dụng cụ dùng để lấy mẫu, chứa đựng mẫu kiểm tra |
Cồn sát trùng 250ml |
01 chai |
Kẹp tiệt trùng |
05 chiếc |
|
Kéo tiệt trùng |
02 chiếc |
|
Thìa tiệt trùng |
02 chiếc |
|
Muôi tiệt trùng |
02 chiếc |
|
Pipet tiệt trùng |
05 chiếc |
|
Túi nilon vô trùng |
Lượng cần thiết |
|
Hộp, lọ miệng rộng, có nắp đậy, vô trùng để đựng mẫu |
Lượng cần thiết |
|
Dây cao su buộc |
Lượng cần thiết |
|
Cồn dùng để đốt 250ml |
01 chai |
|
Đèn cồn |
02 cái |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
(Kèm theo Hướng dẫn số 699/SYT-NVY ngày 08/06/2015 của Sở Y tế Bắc Giang)
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Theo Luật ATTP, Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Thực phẩm” là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
2. “An toàn thực phẩm” là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
3. “Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm” là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
4. “Ô nhiễm thực phẩm” là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
5. “Tác nhân gây ô nhiễm” là yếu tố không mong muốn, không được chủ động cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến ATTP.
6. “Bệnh truyền qua thực phẩm” là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
7. “Ngộ độc thực phẩm” là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị nhiễm hoặc có chứa chất độc.
8. “Vụ ngộ độc thực phẩm” là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian. Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ NĐTP.
9. “Sự cố về an toàn thực phẩm” là tình huống xảy ra do NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
10. “Điều tra ngộ độc thực phẩm” là quá trình thực hiện các nội dung điều tra theo quy trình, quy định để xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên NĐTP.
11. “Cơ sở nguyên nhân” là cơ sở cung cấp bữa ăn mà bữa ăn đó là bữa ăn nguyên nhân.
12. “Bữa ăn nguyên nhân” là bữa ăn gây ra NĐTP hoặc là bữa ăn có thức ăn nguyên nhân.
13. “Thức ăn nguyên nhân” là thức ăn gây NĐTP hoặc là thức ăn có chứa căn nguyên.
14. “Căn nguyên” là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể là các độc tố của vi sinh vật, các chất độc hóa học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra.
15. “Kiểm nghiệm thực phẩm” là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
16. “Mẫu thực phẩm” là thức ăn, đồ uống còn lại sau bữa ăn của vụ ngộ độc thực phẩm hoặc mẫu thực phẩm lưu, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm.
17. “Mẫu bệnh phẩm” là chất nôn, dịch hút dạ dày, phân, máu và các dịch sinh học khác của người bị ngộ độc thực phẩm.
18. “Truy xuất nguồn gốc thực phẩm” là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm.
19. “Sản xuất thực phẩm” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
20. “Kinh doanh thực phẩm” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.
21. “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
22. “Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm” là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
II. NỘI DUNG ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Tổ chức điều tra NĐTP theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế (Mẫu số 3 - 13 Phụ lục 3); tiến hành điều tra cá thể nghi ngộ độc, điều tra những người đã ăn bữa ăn gây ngộ độc, điều tra cơ sở gây ngộ độc, điều tra qua thầy thuốc, người khai báo, điều tra dịch bệnh địa phương, lấy mẫu xét nghiệm... Người điều tra cần trung thực khách quan, không chỉ định trước nguyên nhân và phải thực hiện các quy định sau:
1. Điều tra người mắc, người ăn, người liên quan đến vụ ngộ độc
Qua những người mắc và những người liên quan, phải nắm được tên và lập bảng kê danh sách những người thuộc đối tượng điều tra. Nguyên tắc là phải điều tra qua phỏng vấn sau khi đã tiếp xúc với từng người mắc và người ăn, sử dụng mẫu phiếu điều tra ngộ độc thực phẩm và phiếu điều tra tình hình ăn. Khi dùng phiếu cần lưu ý những điều dưới đây:
1.1. Điều tra tình hình phát bệnh
- Dùng phiếu điều tra ngộ độc thực phẩm để điều tra một cách cụ thể về những trường hợp đã ăn phát bệnh, triệu chứng của người phát bệnh.
- Xác định sự nung bệnh; thể chất, trạng thái sức khoẻ của người bệnh.
- Xác định người bị NĐTP có đi ăn liên hoan ở đâu về không.
1.2. Điều tra tình hình ăn
- Xác nhận xem cả nhóm người có ăn chung một thức ăn hay không (hội nghị, du lịch, hội hè v.v, có nhiều người cùng ăn không). Nếu có được thực đơn trong bữa ăn chung thì điều tra ngay về tình hình ăn.
- Về nguyên tắc là trừ khi ăn bữa ăn chung (thức ăn chung) đã được xác định rõ, cần điều tra tình hình ăn, nội dung bữa ăn trong vòng 24 giờ trước khi bệnh nhân phát bệnh (thậm chí điều tra ngược tới 48 và 72 giờ).
- Phát hiện tính đặc thù của bữa ăn (cá nóc, con hào sống, tiết canh, nội tạng động vật, nấm, rau rừng, rau câu v.v).
- Điều tra về nước uống như nước giếng, nước suối.
1.3. Các điều tra khác
- Điều tra người phát bệnh hoặc người có triệu chứng khác thường nhưng không ăn loại thực phẩm nguyên nhân.
- Khi điều tra đối với các em học sinh nhỏ, chú ý không gây ám thị, không gây ấn tượng về món ăn nào. Đối với trẻ sơ sinh, cần hỏi tình hình từ người mẹ.
- Đối với những người có triệu chứng giả ngộ độc cần chú ý có trường hợp phát sinh do tình hình xung quanh, do đồn đại.
- Cần nắm tình hình đặc thù tại gia đình, nơi sản xuất kinh doanh (nơi làm việc) và trường học.
- Trường hợp nghĩ tới nguyên nhân do động vật nuôi làm cảnh (như chó, mèo) cần điều tra các kênh truyền nhiễm.
- Trường hợp đoàn người du lịch sau khi (hoặc trong khi) đi du lịch bị phát bệnh cần điều tra lịch trình du lịch, các hoạt động (nơi ăn, nơi nghỉ) và kế hoạch của đoàn.
- Đối với những người nước ngoài, người mới nhập cảnh, cần điều tra hoạt động của người đó ở nước ngoài (nơi họ đã ăn, uống và thức ăn đã ăn) trước khi phát bệnh.
2. Điều tra các cơ sở thực phẩm
Việc điều tra các cơ sở thực phẩm là nguyên nhân gây NĐTP hoặc nghi ngờ gây NĐTP (gồm cả gia đình, các cơ sở được khai báo), cần dùng phiếu điều tra các cơ sở và phiếu điều tra về chế biến, bảo quản thực phẩm. Khi tiến hành điều tra phải thực hiện các quy định sau:
2.1. Khi vào một cơ sở thực phẩm thuộc đối tượng điều tra cần căn cứ vào nội dung khai báo của người mắc (người khiếu nại), xác nhận có đúng cơ sở đó là đối tượng hay không (xác nhận địa chỉ, số nhà, số điện thoại của cơ sở xem có đúng trong phiếu khai báo không) rồi mới vào điều tra.
2.2. Điều tra liên quan đến cung cấp thực phẩm
- Kiểm tra thực phẩm mà đối tượng điều tra đã ăn.
- Kiểm tra số lượng cung cấp, nấu nướng và chế biến theo từng loại thực đơn (cơm hộp, các món ăn hội nghị, cơm nấu tại trường học, bệnh viện v.v).
- Điều tra người đã mua cơm hộp hoặc sử dụng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh thực phẩm.
- Kiểm tra danh sách (địa chỉ, số điện thoại) và bảng kê của những người mua, người bán, người được cung cấp. Nhất thiết phải giữ lại danh sách để phục vụ công tác điều tra.
2.3. Điều tra các công đoạn sản xuất chế biến thực phẩm
- Điều tra phương pháp sản xuất, chế biến, nấu nướng các loại thực phẩm và phương thức bán hàng, các kênh truyền nhiễm, các kênh thâm nhập, cơ hội làm giàu vi khuẩn, sơ xuất khi nấu ăn v.v.
- Kiểm tra tình hình bảo quản thực phẩm đối với những loại nghề kinh doanh cần thiết phải kiểm tra (như quán cơm, cơm hộp, cơ sở cung cấp bữa ăn trường học, bệnh viện và các nhà nghỉ, khách sạn có phục vụ ăn uống tập thể).
2.4. Điều tra điều kiện vệ sinh của các cơ sở
- Kiểm tra thiết bị cung cấp nước và tình hình vệ sinh của nước sử dụng: Đo Clo còn dư thừa trong nước, trường hợp nước sử dụng ngoài nước máy cần xác nhận nguồn nước và điều tra thử nghiệm xem nguồn nước đó có phải là nguyên nhân gây ngộ độc hay không, kiểm tra bể chứa nước ngầm, bể chứa trên trần nhà để tìm nguyên nhân gây ô nhiễm (có vết nứt, rò hay không, tình trạng hố ga ra sao).
- Điều tra phương pháp xử lý nước thải và tình hình duy tu bảo dưỡng (đường thóat nước công cộng, xử lý thóat nước gia đình, chưa xử lý).
- Ghi chép theo dõi về xử lý côn trùng động vật gây hại, kiểm tra thử nghiệm xem chúng còn sống hay không.
- Điều tra khả năng ô nhiễm khác, (thuốc diệt côn trùng, nông dược, thuốc tẩy rửa).
- Nếu nguyên nhân nghĩ tới là do động vật (gia súc, gia cầm), cần điều tra kênh truyền nhiễm liên quan.
- Điều tra người ra vào nơi chế biến, nấu nướng thực phẩm.
- Ngoài ra, căn cứ vào các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cần điều tra: Diện tích phù hợp với lượng nấu nướng (diện tích m2 hoặc kích thước của cơ sở chế biến, sản xuất; nhiệt độ, độ ẩm trong phòng có phù hợp không; công suất tủ lạnh, tủ đá (dung tích, công suất) có đủ không và nhiệt độ có đảm bảo không.
2.5. Điều tra nhân viên nhà bếp
- Tình hình sức khoẻ của người chế biến phục vụ.
- Hồi cứu từ 1-2 tuần trước xem có người mắc bệnh dịch không (ví dụ bệnh thương hàn, lỵ), có ai mắc bệnh do virus không.
- Có ai ra nước ngoài mới trở về không.
- Có mụn trứng cá, chín mé, vết đứt tay, tay bẩn không.
- Có tập quán ăn (tiết canh, gỏi cá) hoặc ăn món gì đặc biệt khác.
2.6. Các điều tra khác
- Xác nhận xem có khiếu nại khác không.
- Cơ sở có tự thực hiện kiểm tra hay không và có bảng thống kê tình hình tự kiểm tra.
2.7. Điều tra hệ thống và giải pháp lưu thông thực phẩm
Điều tra lưu thông trên thị trường để phát hiện vụ ngộ độc hoặc thực phẩm bị nghi ngờ, dựa vào việc truy cứu thực phẩm nguyên nhân: là việc điều tra nơi cung ứng nguyên liệu của thực phẩm, điều tra nơi bán hàng. Cần lưu ý các nội dung sau:
- Điều tra về khả năng ô nhiễm vi khuẩn, các chất hóa học trong thực phẩm.
- Kiểm tra tiêu chuẩn bảo quản và các biện pháp cần thiết đối với thực phẩm có được tuân thủ trong quá trình lưu thông hay không.
- Đối với một loại thực phẩm hoặc với cùng một lô hàng có khiếu nại hoặc sự cố từ phía người tiêu thụ không, điều tra tình hình người phát bệnh trong số những người ăn.
- Trong trường hợp các thực phẩm trên đây được lưu thông một lượng lớn hoặc trên phạm vi rộng cần báo cáo cho cơ quan y tế cấp trên và Cục ATTP.
2.8. Điều tra qua phỏng vấn thầy thuốc: Nguyên tắc, người giám sát vệ sinh thực phẩm phải điều tra qua phỏng vấn với thầy thuốc đã khám cho người mắc. Khi điều tra qua thầy thuốc cần lưu ý những nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm khám cho bệnh nhân; Tên bệnh; Có nhập viện hay không, ngày dự kiến ra viện.
- Đối với người mắc hỏi xem đã dùng thuốc điều trị hay chưa, uống thuốc vào ngày, tháng, năm nào.
- Có triệu chứng bất thường hay không.
- Có kiểm tra mẫu phân, mẫu máu, chất nôn, chất ô nhiễm hay không (nếu cần thiết thì ủy thác để lấy mẫu phân, mẫu máu).
- Có kiểm tra tại bệnh viện hay không, có ủy thác cho cơ quan khác kiểm tra không (có kết quả xét nhiệm không và thu lại kết quả đó).
- Trường hợp bệnh nhân được thầy thuốc chẩn đoán là bị ngộ độc cần xuất trình phiếu khai báo người mắc ngộ độc thực phẩm.
2.9. Trường hợp người mắc ngộ độc thực phẩm bị tử vong cần điều tra thầy thuốc và những người có liên quan về các nội dung sau
- Thời gian, diễn biến bệnh kể từ khi bệnh nhân phát bệnh đến lúc bị chết
- Nội dung điều trị từ khi nhập viện.
- Ghi chép sau khi phỏng vấn những người khác (gia đình, họ hàng).
- Cùng với đội vệ sinh thực phẩm (Trung tâm Y tế dự phòng) xem xét nghiên cứu các điều mục khác nếu thấy cần thiết.
3. Lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm trong vụ NĐTP
Lấy mẫu liên quan đến NĐTP được tiến hành kiểm nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hoặc các Viện khu vực; việc lấy mẫu kiểm tra là việc quan trọng để làm rõ nguyên nhân của vụ ngộ độc, nên cần tuân thủ các quy định sau:
3.1. Trách nhiệm của cán bộ lấy mẫu và yêu cầu đối với dụng cụ lấy mẫu
- Có trang phục bảo hộ cá nhân theo đúng quy định khi lấy mẫu; mang đủ dụng cụ cần thiết tối thiểu theo quy định (Phụ lục 1). Dụng lấy mẫu, đựng mẫu và bảo quản mẫu phải bảo đảm: Làm bằng vật liệu trung tính, an toàn, hợp vệ sinh, không thôi nhiễm các chất độc hại vào bệnh phẩm, thực phẩm, bảo đảm vô trùng; không bị thực phẩm ăn mòn, hư hỏng, dễ cọ rửa, dễ khử trùng; dụng cụ đựng mẫu có dung tích chứa được ít nhất 250ml hoặc 250g thực phẩm, có nắp đậy kín, tránh rò rỉ mẫu ra ngoài;
- Lấy mẫu theo yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh an toàn, không nhầm lẫn, không gây ô nhiễm thêm, ô nhiễm chéo các chất độc hại, vi sinh vật trong quá trình lấy mẫu, ghi biên bản lấy mẫu theo quy định (Mẫu số 14 - Phụ lục 3; Biên bản lấy mẫu thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của Bộ Y tế).
3.2. Yêu cầu kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm
3.2.1. Mẫu thực phẩm: Lấy mẫu kiểm tra từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghi ngờ là cơ sở nguyên nhân và các kênh lưu thông thực phẩm như cửa hàng bán lẻ, nơi chế biến, cửa hàng bán buôn, nơi giao nhận như: Thực phẩm kiểm tra; thực phẩm thừa... Thực hiện đúng kỹ thuật khi lấy mẫu:
- Mỗi loại thức ăn, thực phẩm lưu phải được lấy và chứa đựng trong một dụng cụ đựng riêng biệt;
- Trộn đều từng loại trước khi lấy mẫu. Mỗi mẫu lấy một lượng khoảng 150g nếu là chất rắn hoặc 250ml nếu là chất lỏng để điều tra xác định nguyên nhân.
- Dán nhãn và ghi mã số hoặc tên mẫu thực phẩm phù hợp với danh sách các mẫu thực phẩm thu thập trong “Báo cáo lấy mẫu NĐTP” theo quy định (Mẫu số 15 - Phụ lục 3) để tránh nhầm lẫn tên, mã số hoặc mất nhãn trên mẫu thực phẩm.
3.2.2. Mẫu bệnh phẩm: Lấy mẫu từ người mắc, người ăn và người liên quan để kiểm nghiệm như mẫu phân; chất nôn; mẫu máu ... của người mắc; mẫu bàn tay, vết đứt tay của người làm việc trong bếp ăn; bệnh phẩm từ người chế biến bị nghi ngờ có nhiễm trùng ngoài da, viêm đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Đối với người mắc bị chết do nghi ngờ bị NĐTP, cần xử lý bằng giải phẫu bệnh lý theo chế độ giám sát pháp y, tất cả các mẫu máu, mẫu nội tạng, phân, tủy sống v.v của người chết đều phải được đưa về kiểm tra tại các Viện nghiên cứu. Thực hiện đúng kỹ thuật khi lấy mẫu thực phẩm như:
- Trộn đều bệnh phẩm trước khi lấy mẫu. Mỗi mẫu lấy khoảng 150g nếu là chất rắn hoặc 250ml nếu là chất lỏng, để điều tra xác định nguyên nhân.
- Dùng thìa đã tiệt trùng lấy mẫu bệnh phẩm vào dụng cụ đựng mẫu đã được tiệt trùng. Bệnh phẩm lấy bao gồm cả phần lỏng và phần đặc, nên để bệnh nhân nôn trực tiếp vào dụng cụ lấy mẫu hoặc lấy qua dịch hút dạ dày.
3.2.3. Các mẫu khác: Có thể lấy thêm các mẫu khác khi cần thiết như:
- Nước sử dụng, chất phụ gia, hóa chất, chất tẩy rửa, khử độc, tiệt trùng có khả năng lẫn vào thực phẩm.
- Dụng cụ nấu nướng, đồ đựng, bao gói, que lau tủ lạnh, tủ đá; khăn giấy lau chùi tay.
- Các chất mẫu kiểm tra khác (phân chuột, phân vật nuôi làm cảnh, nước thải trong rãnh thóat nước)...
4. Yêu cầu đối với bảo quản vận chuyển mẫu
4.1. Mẫu thực phẩm, bệnh phẩm phải được bảo quản lạnh hoặc trong dung dịch bảo quản phù hợp, tránh làm hư hỏng, biến đổi thực phẩm, bệnh phẩm hay ô nhiễm thêm vi sinh vật, các chất độc hại trong quá trình vận chuyển (trừ những loại thực phẩm khô, đồ hộp không cần điều kiện bảo quản đặc biệt).
4.2. Mẫu sau khi lấy phải được chuyển ngay về phòng kiểm nghiệm và bảo quản theo các yêu cầu sau:
- Thực phẩm bảo quản đông lạnh phải được giữ ở nhiệt độ dưới – 5oC;
- Thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến sẵn phải giữ ở nhiệt độ 0o - 5oC;
- Thực phẩm khô, đồ hộp không cần bảo quản lạnh;
- Bệnh phẩm bảo quản ở nhiệt độ 0o – 5oC.
Riêng mẫu kiểm tra vi sinh vật phải được chia làm 02 đơn vị mẫu có cùng mã số, ký hiệu, một đơn vị bảo quản ở -70oC, một đơn vị mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 0o - 5oC.
5. Yêu cầu đối với kiểm nghiệm mẫu
5.1. Gửi mẫu đến phòng kiểm nghiệm
- Đội điều tra NĐTP căn cứ đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng... cần đưa ra nhận định sơ bộ căn nguyên gây ngộ độc; chỉ định cụ thể chỉ tiêu kiểm nghiệm trong Biên bản lấy mẫu để phòng kiểm nghiệm có căn cứ thực hiện.
- Chuyển mẫu cần phân tích đến phòng kiểm nghiệm trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lấy mẫu; yêu cầu gửi mẫu cùng với Biên bản lấy mẫu (Mẫu số 14 - Phụ lục 3/ Biên bản lấy mẫu thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của Bộ Y tế), Báo cáo lấy mẫu NĐTP (Mẫu số 15-Phụ lục 3).
5.2. Tất cả các mẫu thực phẩm, mẫu bệnh phẩm phải được kiểm nghiệm ngay trong vòng 24 giờ. Nếu quá năng lực kiểm nghiệm thì phòng kiểm nghiệm phải gửi ngay mẫu đến phòng kiểm nghiệm tuyến trên.
5.3. Phòng kiểm nghiệm phải gửi kết quả phân tích tới đơn vị điều tra (TTYT huyện, thành phố/ Chi cục ATVSTP) theo quy định (Kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm và mẫu khác theo Mẫu số 16 - Phụ lục 3; kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm thực hiện theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên Bộ số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013).
(Từ Mẫu số 1 đến Mẫu số 16)
BIỂU MẪU ĐIỀU TRA, LẤY MẪU XÉT NGHIỆM NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Theo Quyết định
số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006, Quyết định số 5327/2003/QĐ- BYT ngày
13/10/2003, Quyết định số
01/2006/QĐ-BYT
ngày 09/01/2006 của Bộ Y tế
(Kèm
theo Hướng dẫn số 699/SYT-NVY ngày 08/06/2015 của Sở
Y tế Bắc Giang)
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU
KHAI BÁO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
(Dùng
cho tổ chức, cá nhân khai báo với cơ quan y tế khi bị NĐTP hoặc phát hiện NĐTP)
Kính gửi:......................................................................
1. Người khai báo: |
Ngày tháng năm 201 |
|
- Họ và tên: |
|
|
- Địa chỉ: |
Điện thoại: |
|
2. Họ và tên người bị ngộ độc (hoặc đơn vị): |
|
|
Tuổi: |
Giới: |
Nghề nghiệp: |
Địa chỉ: |
Điện thoại: |
|
Số người bị ngộ độc: |
Tổng số đã ăn uống: |
|
3. Phát bệnh: ………….giờ………..ngày…….....tháng……….năm…………. |
||
4. Thực phẩm gây ngộ độc: |
||
5. Nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc (cơ sở nguyên nhân):…………………………… ………………………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………... |
||
6. Địa điểm ăn uống: |
||
7. Tình trạng hiện tại: |
....giờ…………ngày……….tháng………năm……… |
|
- Khỏi bệnh: |
|
|
- Cấp cứu tại viện: |
|
|
- Nằm tại nhà: |
|
|
- Chết: |
|
|
8. Kiến nghị: ………………………………………………………………………………………... |
||
|
TÊN TỔ CHỨC/CÁ
NHÂN KHAI BÁO |
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU TIẾP NHẬN THÔNG TIN VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
1. Thông tin về người tiếp nhận thông tin
- Họ và tên:....................................................................................................................
- Bộ phận công tác:........................................................................................................
- Thời gian tiếp nhận thông tin: …….h……….’ ngày…….tháng…….năm 201....
- Hình thức nhận thông tin:
Điện thoại ; |
Trực tiếp ; |
Fax: ; |
Email: |
2. Thông tin về người khai báo
- Họ và tên:....................................................................................................................
- Địa chỉ:..................................................................................................... Điện thoại:………………..
- Thời gian khai báo:……..h...........’ ngày.....tháng……năm 201....
3. Thông tin về vụ NĐTP hoặc BTQTP
- Địa điểm ăn uống:........................................................................................................
- Thời gian bắt đầu ăn và kết thúc bữa ăn: Từ...h…’ - …h…’ ngày…/…/201…
- Thời gian xuất hiện ca bệnh đầu tiên: ….h...’ ngày…/…/201..
- Triệu chứng lâm sang chủ yếu:......................................................................................
- Tổng số người ăn:........................................................................ ; Tổng số người mắc:……………………….
- Thực đơn:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Tên loại thực phẩm nghi ngờ gây bệnh:.........................................................................
- Dịch, bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa hiện có tại địa phương: Có Không
- Tình trạng hiện tại:
+ Tổng số ca điều trị tại cơ sở y tế:…………….. + Tổng số ca điều trị tại nhà:…………
+ Tổng số ca khỏi bệnh và ra viện:……………… + Tổng số ca tử vong: ……………….
- Các biện pháp y tế đã áp dụng xử trí:...........................................................................
- Các biện pháp tiếp tục triển khai:..................................................................................
4. Nội dung đề xuất và kiến nghị:..................................................................................
.....................................................................................................................................
|
NGƯỜI TIẾP
NHẬN THÔNG TIN |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU TRA CÁ THỂ BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
TT |
Họ và tên |
Tuổi |
Giới |
Địa chỉ |
Thời gian phát bệnh |
Triệu chứng |
Ngày lấy mẫu phân |
Kết quả xét nghiệm |
||||||||
Ngày |
Giờ |
Đau bụng |
Tiêu chảy |
Buồn nôn |
Nôn |
Co giật |
Nổi mề đay |
Sốt |
Khác |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
1. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm 201 |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU TRA NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĂN BỮA ĂN X VÀ BỮA ĂN Y
TT |
Họ và tên |
Tuổi |
Giới |
Địa chỉ |
Bữa ăn X |
Bữa ăn Y |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp:
- Đánh số thứ tự tiếp theo bằng 1.
- Lập danh sách tất cả các cá thể đã ăn bữa ăn X không bị NĐTP (đánh dấu X) vào ô bữa ăn X và bữa ăn Y không bị NĐTP (đánh dấu X vào ô bữa ăn Y).
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU TRA CÁC THỨC ĂN ĐÃ ĂN, NGƯỜI ĂN VÀ THỜI GIAN
TT |
Những người đã ăn |
Thời gian |
Thực đơn |
||||||||
Ngày |
Giờ |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
I |
BỊ NGỘ ĐỘC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
KHÔNG BỊ NGỘ ĐỘC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU TRA NHỮNG THỨC ĂN, SỐ NGƯỜI ĂN VÀ KHÔNG ĂN BỊ NĐTP VÀ KHÔNG BỊ NĐTP Ở BỮA X VÀ BỮA Y
TT |
Thực đơn |
Bữa ăn X |
Bữa ăn Y |
||||||
Số người đã ăn |
Số người không ăn |
Số người đã ăn |
Số người không ăn |
||||||
Bị NĐ |
Không bị NĐ |
Bị NĐ |
Không bị NĐ |
Bị NĐ |
Không bị NĐ |
Bị NĐ |
Không bị NĐ |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Công thức:
Tỷ lệ tấn công(%) |
= |
Số người bị ngộ độc thực phẩm |
Tổng số người có ăn bữa ăn hoặc thức ăn đó |
Xác định bữa ăn nguyên nhân
TT |
Bữa ăn |
Số người bị NĐTP |
Số người không bị NĐTP |
||||||
Đã ăn |
Không ăn |
cộng |
Tỷ lệ ăn (%) |
Đã ăn |
Không ăn |
Cộng |
Tỷ lệ ăn (%) |
||
1 |
X |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Y |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TT |
Thực đơn |
Số người đã ăn |
Số người không ăn |
Chênh lệch các tỷ lệ |
||||||
Bị NĐ |
Không bị NĐ |
Tổng số |
TLTC |
Bị NĐ |
Không bị NĐ |
Tổng số |
TLTC |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU TRA NGUỒN GỐC, TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
TT |
Thực đơn Đặc điểm |
Bữa ăn X |
Bữa ăn Y |
||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
1 |
- Nguồn gốc - Tên cơ sở, chủ cơ sở cung ứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Ngày chế biến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Thức ăn sống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Thức ăn chín |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Thức ăn đông lạnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Thức ăn để tủ lạnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Thức ăn đun nóng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Thức ăn không đun nóng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU TRA TIỀN SỬ BỆNH TẬT NHỮNG NGƯỜI CHẾ BIẾN NẤU NƯỚNG, PHỤC VỤ ĂN UỐNG
TT |
Họ tên |
Tuổi |
Giới |
Địa chỉ |
Tiền sử bệnh tật |
Bệnh tật hiện tại |
Có/ không KSK |
Tập huấn |
Trang bị BHLĐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TT |
Mẫu |
Ngày lấy mẫu |
Chỉ tiêu xét nghiệm |
Kết quả xét nghiệm |
Người làm xét nghiệm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TT |
Nội dung |
Kết quả |
||||
1 |
Tên cơ sở, cửa hàng: |
|
||||
2 |
Họ và tên người kinh doanh |
|
||||
Địa chỉ : |
|
|||||
Điện thoại: |
|
|||||
3 |
Loại nghề kinh doanh |
|
||||
4 |
Số đăng ký |
|
||||
Ngày đăng ký |
|
|||||
5 |
Tình trạng vệ sinh |
Mặt bằng |
|
|||
Bếp |
|
|||||
Dụng cụ, trang thiết bị |
|
|||||
Nguồn nước |
|
|||||
Công trình vệ sinh |
|
|||||
Xử lý rác |
|
|||||
Nước thải |
|
|||||
Nơi chế biến |
|
|||||
Nơi bán hàng |
|
|||||
Côn trùng, động vật |
|
|||||
Bụi |
|
|||||
6 |
Nhân viên |
Số lượng |
|
|||
Tiền sử bệnh tật |
|
|||||
Khám sức khỏe định kỳ (Số lượng/Tổng số) |
|
|||||
Trang bị bảo hộ (Số lượng/Tổng số) |
|
|||||
Học tập kiến thức VSATTP (Số lượng/Tổng số) |
|
|||||
Cấy phân (Số lượng/Tổng số) |
|
|||||
7 |
Quản lý mặt hàng thực phẩm |
Các loại mặt hàng thực phẩm kinh doanh: |
|
|||
Nguồn nguyên liệu |
|
|||||
Phẩm mẫu đã dùng |
|
|||||
Phụ gia khác |
|
|||||
Bảo quản thực phẩm |
Thực phẩm sống |
|
||||
Thực phẩm chín |
|
|||||
8 |
Người lấy mẫu xét nghiệm và niêm phong mẫu |
|
||||
|
|
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
TT |
Tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường |
Tình trạng hiện tại |
1 |
Các dịch bệnh đang lưu hành ở người |
|
2 |
Các dịch bệnh đang lưu hành ở súc vật, gia cầm |
|
3 |
Tình hình ô nhiễm môi trường: |
|
|
- Đất. |
|
|
- Nước. |
|
|
- Không khí. |
|
|
Ngày tháng năm |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN LẤY MẪU NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Tên cơ sở xảy ra ngộ độc:...............................................................................................
Thời gian tiến hành lấy mẫu : …………. giờ…….ngày …… tháng …….. năm…………….
Đại diện đoàn kiểm tra:
1...................................................................................................................................
2...................................................................................................................................
3...................................................................................................................................
4...................................................................................................................................
Đại diện cho cơ sở xảy ra ngộ độc:
1...................................................................................................................................
2...................................................................................................................................
3...................................................................................................................................
Mẫu thực phẩm, bệnh phẩm thu thập
STT |
Tên mẫu |
Khối lượng mẫu (g) |
Thể tích mẫu (ml) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biên bản được lập thành 2 bản, Trưởng đoàn kiểm tra giữ một bản, cơ sở giữ 1 bản.
……, ngày ...
tháng… năm……… |
|
|
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ………. /BB-…….
Tên cơ sở được lấy mẫu:...............................................................................................
Địa điểm lấy mẫu:...........................................................................................................
Người lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)........................................................................
Phương pháp lấy mẫu:...................................................................................................
Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)..................................................
Mẫu gồm 03 phần (01 phần để kiểm nghiệm; 01 phần để lưu tại cơ quan kiểm tra; 01 phần để lưu tại cơ sở được kiểm tra)
STT |
Tên mẫu, ký hiệu, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng |
Tên cơ sở và địa chỉ Nhà sản xuất/Nhập khẩu ghi trên nhãn |
Số lượng lô hàng khai báo |
Lượng mẫu |
Quy cách niêm phong mẫu |
Tình trạng mẫu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, Đoàn kiểm tra giữ 02 bản, Cơ sở được kiểm tra giữ 01 bản.
Đại diện cơ
sở được lấy mẫu |
Người lấy mẫu |
Trưởng đoàn |
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO LẤY MẪU NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Họ và tên cán bộ lấy mẫu:...............................................................................................
Cơ quan:........................................................................................................................
Địa chỉ cơ quan:........................................................................................ Điện thoại …………………….
I. THÔNG TIN VỀ VỤ NGỘ ĐỘC
1. Nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm (ghi rõ địa chỉ, điện thoại nếu có)
.....................................................................................................................................
Thời gian xảy ra ngộ độc: ..giờ …… ngày ……. tháng ……. năm……….
2. Số người mắc:...........................................................................................................
3. Số người nhập viện:...................................................................................................
4. Số người tử vong:.....................................................................................................
5. Triệu chứng chung của các ca ngộ độc:
a) Thời gian ủ bệnh: …………… giờ (Khoảng thời gian từ khi tiêu thụ thực phẩm nghi ngờ tới khi khởi phát triệu chứng ngộ độc)
Sốt Buồn nôn Nôn Đau bụng Tiêu chảy
Triệu chứng khác (ghi rõ):...............................................................................................
.....................................................................................................................................
6. Các thực phẩm tiêu thụ trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện chứng ngộ độc
TT |
Tên thực phẩm |
Nơi mua |
Cách chế biến |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Chẩn đoán ban đầu:...................................................................................................
II. KẾT QUẢ THU THẬP MẪU
1. Danh sách mẫu thực phẩm thu thập
TT |
Tên mẫu |
Thời gian lấy mẫu |
Mã mẫu |
Điều kiện bảo quản mẫu |
Chỉ tiêu kiểm nghiệm |
||
t° thường |
Giữ lạnh 0-5°C |
Đông lạnh |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Danh sách mẫu bệnh phẩm thu thập
TT |
Họ và tên (ghi theo quy định) |
Năm sinh |
Tên mẫu |
Thời gian lấy mẫu |
Mã mẫu |
Điều kiện bảo quản mẫu |
Chỉ tiêu kiểm nghiệm |
|||
Nam |
Nữ |
T° thường |
Giữ lạnh 0-5°C |
Đông lạnh |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………, ngày ……… tháng …….. năm …… |
|
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM MẪU THỰC PHẨM VÀ BỆNH PHẨM
Tên mẫu:.....................................................................................................................
Người gửi:..................................................................................................................
Địa chỉ:.......................................................................................................................
Thời gian nhận mẫu: …………giờ………. ngày ……….. tháng …….. năm……………..
Thời gian kiểm nghiệm mẫu: …………… giờ……….ngày ………tháng ………. năm……….
Chỉ tiêu kiểm tra..........................................................................................................
KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
STT |
Chỉ tiêu |
Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhận xét:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
…., ngày …….tháng …….năm……. |
|
(ĐƠN VỊ CẤP
TRÊN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/ ………. |
|
PHIẾU
KIỂM NGHIỆM
(Kết
quả kiểm nghiệm chỉ có giá trị với mẫu đem thử)
1. Tên mẫu: (Ghi tên của mẫu kiểm nghiệm)
2. Mã số mẫu:
3. Mô tả mẫu: (tình trạng mẫu khi nhận, khối lượng mẫu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tình trạng lưu mẫu)
4. Thời gian lưu mẫu:
5. Ngày lấy mẫu:
6. Ngày nhận mẫu:
7. Thời gian kiểm nghiệm:
8. Nơi gửi mẫu:
9. Tài liệu kèm theo: (ghi rõ nội dung, số, ngày, tháng năm của công văn hay giấy tờ kèm theo)
10. Kết quả kiểm nghiệm (các chỉ tiêu đã được chỉ định của cơ sở kiểm nghiệm):
TT |
Chỉ tiêu kiểm nghiệm |
Phương pháp kiểm nghiệm |
Đơn vị |
Kết quả |
So với QCVN.../TCVN…/QĐ... |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
……………….. |
…………………. |
…………. |
……………. |
……………………. |
11. Kết luận:
(Cần nêu rõ mẫu có đạt yêu cầu hay không)
12. Ghi chú: (nếu có)
|
|
…..,ngày……tháng.....năm.... |
(Đơn vị cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../ ……… |
………….., ngày….tháng…..năm……. |
BÁO CÁO NHANH/KẾT THÚC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
(Dùng cho báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm của các tuyến)
1. Đơn vị, địa phương xảy ra ngộ độc: |
- Địa chỉ:………………………………………. |
|||||||||||||||||||||||||||||
- Thời gian xảy ra NĐTP: ……..giờ…ngày….tháng……năm.... |
||||||||||||||||||||||||||||||
2. Thức ăn nguyên nhân |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
3. Bữa ăn nguyên nhân: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
4. Địa điểm ăn uống: (Đánh đấu chéo (x) vào các ô) |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
5. Cơ sở nguyên nhân: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
6. Triệu chứng lâm sàng chính (Đánh dấu chéo (x) vào các ô): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
7. Căn nguyên: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
8. Tình hình kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm (Đánh dấu chéo (x) vào các ô): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
9. Số người ăn, số mắc, số chết: |
|
0 – 4 tuổi |
5 – 14 tuổi |
15 – 49 tuổi |
³50 tuổi |
CỘNG |
||||||||||||||||||||||||
1. Tổng số người ăn |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
|||||||||||||||||||||||||
2. Tổng số người mắc |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
|||||||||||||||||||||||||
3. Tổng số người chết |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
|||||||||||||||||||||||||
4. Tổng số đi viện |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
|||||||||||||||||||||||||
10. Người mắc đầu tiên và cuối cùng: |
1. Người mắc đầu tiên: ……….giờ, ngày ……….. tháng …….. năm …… 2. Người mắc cuối cùng: ……….giờ, ngày ……….. tháng …….. năm … |
|||||||||||||||||||||||||||||
11. Thời gian kết thúc vụ NĐTP: |
Ngày …….. tháng …… năm ……….. |
|||||||||||||||||||||||||||||
12. Kiến nghị: |
|
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN
VỊ |
(Đơn vị cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../ ……… |
………….., ngày…… tháng ……. năm……. |
BÁO
CÁO NHANH/KẾT THÚC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
(Dùng cho báo
cáo vụ ngộ độc thực phẩm của các tuyến)
1. Đơn vị, địa phương xảy ra ngộ độc: |
- Địa chỉ:………………………………………. |
|||||||||||||||||||||||||||||
- Thời gian xảy ra NĐTP: ……..giờ…ngày….tháng……năm.... |
||||||||||||||||||||||||||||||
2. Thức ăn nguyên nhân |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
3. Bữa ăn nguyên nhân: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
4. Địa điểm ăn uống: (Đánh đấu chéo (x) vào các ô) |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
5. Cơ sở nguyên nhân: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
6. Triệu chứng lâm sàng chính (Đánh dấu chéo (x) vào các ô): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
7. Căn nguyên: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
8. Tình hình kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm (Đánh dấu chéo (x) vào các ô): |
|
|||||||||||||||||||||||||||||
9. Số người ăn, số mắc, số chết: |
|
0 – 4 tuổi |
5 – 14 tuổi |
15 – 49 tuổi |
³50 tuổi |
CỘNG |
||||||||||||||||||||||||
1. Tổng số người ăn |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
|||||||||||||||||||||||||
2. Tổng số người mắc |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
|||||||||||||||||||||||||
3. Tổng số người chết |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
|||||||||||||||||||||||||
4. Tổng số đi viện |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
……….. |
|||||||||||||||||||||||||
10. Người mắc đầu tiên và cuối cùng: |
1. Người mắc đầu tiên: ……….giờ, ngày ……….. tháng …….. năm …… 2. Người mắc cuối cùng: ……….giờ, ngày ……….. tháng …….. năm … |
|||||||||||||||||||||||||||||
11. Thời gian kết thúc vụ NĐTP: |
Ngày …….. tháng …… năm ……….. |
|||||||||||||||||||||||||||||
12. Kiến nghị: |
|
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN
VỊ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây