82356

Hiệp định hàng hải giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Philippines (1992).

82356
LawNet .vn

Hiệp định hàng hải giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Philippines (1992).

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Philippin Người ký: Bùi Văn Sướng
Ngày ban hành: 27/02/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Philippin
Người ký: Bùi Văn Sướng
Ngày ban hành: 27/02/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ HÀNG HẢI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ PHILIPPINES (1992).

Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng hoà Philippines sau đây sẽ được gọi là "Các bên"

Với mong muốn tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước và thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên;

Với mục đích phát triển và thúc đẩy trong lĩnh vực hàng hải hợp tác giữa Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Philippines trên cơ sở cùng có lợi và phù hợp với nhu cầu và lợi ích của các bên:

Đã đồng ý như sau:

Điều 1:

Các bên hợp tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và theo nguyên tắc tự do hàng hải để phát triển quan hệ trong lĩnh vực hàng hải giữa Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Philippines.

Điều 2:

Vì mục đích của Hiệp định này:

a. Thuật ngữ "Tầu của một trong hai bên" có nghĩa là tàu buôn treo cờ hoặc đăng ký tại một trong hai bên;

b. Thuật ngữ "Thuyền viên" nghĩa là những người làm việc trên tàu của một trong hai bên và/hoặc làm việc trên tàu mang cờ nước thứ ba và có giấy tờ chứng minh do cơ quan có thẩm quyền của bên cấp theo quy định của điều 10 Hiệp định này và những người có tên trong danh sách thuỷ thủ đoàn của tàu;

c. Thuật ngữ "Hành khách" có nghĩa là những người đi tàu của một trong hai bên, không được thuê và không liên quan gì tới hoạt động của con tàu và những người có tên trong danh sách hành khách của tàu;

d. Thuật ngữ "Cơ quan có thẩm quyền" có nghĩa là cơ quan chức năng của Chính phủ và các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tàu biển và các hoạt động có liên quan của các Bên.

e. Thuật ngữ "Lãnh thổ"

Đối với Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là "Lãnh thổ" và vùng nước liền kề mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có chủ quyền theo luật quốc tế.

Đối với Cộng hoà Philippines là lãnh thổ Cộng hoà Philippines như đã quy định trong luật của nước này và vùng nước liền kề mà Cộng hoà Philippines có chủ quyền theo luật quốc tế.

Điều 3:

Các bên sẽ:

a. Thúc đẩy sự tham gia của các đội tàu biển nước mình vào vận tải hàng hoá giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Philippines;

b. Hợp tác trong việc tháo gỡ khó khăn đối với các hoạt động thương mại của tàu biển của nước kia khi neo đậu ở cảng của nước mình;

c. Tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng tàu của nước kia phù hợp với các công ước quốc tế và pháp luật của nước mình;

d. Tôn trọng hợp đồng lao động, tiêu chuẩn trợ cấp xã hội và điều kiện làm việc mà nước kia đã chấp nhận đối với lao động được thuê làm việc trên các tàu biển đã đăng ký của nước đó.

e. Cho phép các công ty tàu biển của nước kia đặt văn phòng đại diện tại lãnh thổ của nước mình.

Các quy định của Điều này sẽ không ảnh hưởng tới quyền của một nước thứ ba tham gia vận tải hàng hoá giữa lãnh thổ của các bên.

Điều 4

Trong phạm vi khuôn khổ luật pháp nước mình, các bên áp dụng tất cả các biện pháp khả thi, để giảm bớt những chậm trễ không cần thiết đối với tàu biển tại cảng và đơn giản hoá thủ tục hành chính, thủ tục công nhận hải quan và các thủ tục khác tại cảng.

Điều 5:

a. Mỗi bên sẽ công nhận ra quốc tịch tàu của bên kia trên cơ sở các tài liệu trên tàu do các cơ quan có thẩm quyền của bên kia cấp phù hợp với các quy định của pháp luật nước mình.

b. Các tài liệu về tàu ở trên tàu, kể cả các tài liệu liên quan đến thuyền viên, được cơ quan có thẩm quyền của nước này cấp hoặc công nhận sẽ được bên kia tôn trọng và chấp nhận.

c. Tàu của một bên có giấy chứng nhận trọng tải đúng hạn sẽ được miễn trừ việc kiểm tra tại cảng của bên kia.

Điều 6:

a. Mỗi bên sẽ dành cho tàu của bên kia đối xử tối huệ quốc tại các cảng quốc tế theo luật pháp nước mình.

b. Đối xử tối huệ quốc quy định tại điểm (a) điều này áp dụng đối với thủ tục hải quan, việc thu phí và lệ phí cảng, việc tự do tiếp cận và sử dụng cảng cũng như mọi phương tiện để thực hiện dịch vụ bốc xếp như xe tải, kho hàng, trạm giao hàng lẻ. Cụ thể quy định này áp dụng cho việc phân bố cầu tầu, phương tiện bốc dỡ hàng và các dịch vụ tại cảng.

Điều 7:

Tầu của các hai bên có quyền và cơ hội như nhau trong việc chuyên chở hàng hoá vận tải bằng đường biển giữa hai bên và hàng hoá thương mại vận chuyển bằng đường biển giữa hai bên.

Điều 8:

Quy định của Hiệp định này không áp dụng đối với việc buôn bán dọc bờ biển. Trường hợp tàu của một bên tới nước kia để dỡ hàng và/hoặc trả hành khách nước ngoài hoặc xếp hàng và/hoặc nhận khách đi nước ngoài không được coi là buôn bán dọc bờ biển.

Điều 9:

Khi ở vùng lãnh hải của một bên, tàu biển, thuyền viên, hành khách và hàng hoá của bên kia phải tuân thủ luật pháp hiện hành của của nước đó, đặc biệt là các quy định về an toàn giao thông, trật tự công cộng, xuất nhập cảnh, hải quan, ngoại hối, sức khoẻ, súc vật và kiểm dịch.

Điều 10:

Mỗi bên sẽ công nhận các giấy tờ chứng minh thuỷ thủ do cơ quan có thẩm quyền của bên kia cấp. Các giấy tờ chứng minh này gồm:

a. Đối với công dân của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "hộ chiếu thuỷ thủ";

b. Đối với công dân của Cộng hoà Philippines là "sổ nhật ký thuỷ thủ" hoặc "hộ chiếu Philippines".

Mọi thay đổi về giấy tờ chứng minh của một bên sẽ được thông báo cho bên kia biết;

Điều 11:

a. Thuyền viên của tàu của mỗi bên được phép vào bờ trong thời gian tàu neo đậu tại cảng của bên kia và phải tuân thủ luật pháp nước đó. Thuyền viên của mỗi bên được phép liên hệ với các cơ quan ngoại giao hoặc đại diện ngoại giao của nước mình.

b. Thuyền viên của mỗi bên cần điều trị y tế được phép ở lại lãnh thổ của bên kia trong thời gian cần thiết để điều trị và tuân thủ luật pháp của bên đó.

c. Thuyền viên của mỗi bên có thể vào và di chuyển trong lãnh thổ của bên kia để lên tàu hoặc hồi hương hoặc vì bất cứ lý do khác được cơ quan có thẩm quyền của bên kia chấp nhận sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của luật pháp nước đó.

d. Mỗi bên có quyền từ chối bất cứ thuyền viên nào vào lãnh thổ theo các quy định luật pháp nước mình mặc dù thành viên thuyền bộ đó có các giấy tờ chứng minh quy định tại điều 10.

Điều 12:

a. Các quy định và điều kiện làm việc của thuyền viên của mỗi nước được cơ quan có thẩm quyền của bên đó chấp nhận sẽ được bên kia tôn trọng và chấp nhận.

b. Bất cứ vấn đề về lao động nào, như tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động, có liên quan đến tàu của một bên phát sinh tại cảng của của bên kia sẽ được giải quyết theo luật của nước nơi tầu đăng ký.

Điều 13:

Việc thanh toán dịch vụ vận tải hoặc các dịch vụ liên quan khác do một bên thực hiện cho bên kia được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi mà cả hai bên nhất trí. Việc thanh toán đó được sử dụng để chuyển tiền tự do từ một bên.

Điều 14:

Các quy định của Hiệp định này không giới hạn quyền của mỗi bên trong việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh, môi trường và sức khoẻ cộng đồng hoặc để ngăn chặn bệnh dịch của vật nuôi cây trồng nước đó.

Điều 15:

Mỗi bên, phù hợp với luật pháp của mình, cho phép đại diện ngoại giao và cơ quan ngoại giao cũng như đại diện của các doanh nghiệp vận tải biển đã đăng ký tại nước bên kia vào cảng của nước mình và mang cờ của nước họ để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động của tàu và thuyền viên.

Ngoài ra, hai bên cho phép các đại diện quy định trên đây lên tàu có chở các công dân của nước mình.

Điều 16:

a. Nếu tàu của một bên bị đắm, chìm, mắc cạn hoặc gặp phải bất cứ tai nạn nào ngoài khơi thuộc vùng lãnh thổ của bên kia, thì tàu và hàng đó có lợi ích, đặc quyền và tránh nhiệm giống như tàu và hàng của nước kia. Bất cứ lúc nào thuyền trưởng, thuyền viên và hành khách cũng như bản thân con tàu và hàng hoá nhận được sự trợ giúp giống như tàu của nước chủ nhà.

b. Mỗi bên thông báo ngay cho các công chức ngoại giao bên kia, hoặc người đại diện ngoại giao trong trường hợp công chức ngoại giao vắng mặt, khi tàu của nước đó gặp nạn và thông báo các biên pháp đã sử dụng để cứu chữa và bảo vệ thuyền viên, hành khách, tàu và hàng hoá.

c. Trong trường hợp hàng hoá và các tài sản khác được dỡ xuống và cứu chữa khỏi tàu có liên quan đến các tai nạn cần được bảo quản tạm thời tại lãnh thổ của bên kia, các thiết bị cần thiết, hàng hoá và tài sản đó được miễn tất cả các loại thuế, nếu không được bán/đưa ra tiêu dùng hoặc sử dụng tại lãnh thổ của bên kia.

d. Trường hợp sửa chữa khẩn cấp, hai bên cho phép bộ phận và thiết bị cần thiết được đưa lên tàu của nước kia mà không phải chịu thuế và lệ phí.

e. Quy định tại điểm (c) của điều này không loại bỏ việc áp dụng luật pháp của các bên đối với việc tạm lưu kho hàng hoá.

f. Quy định tại điều này không ảnh hưởng tới mọi yêu cầu cứu hộ trợ giúp đối với tàu và hàng hoá của mỗi bên.

Điều 17:

Quy định của Hiệp định này không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ các công ước quốc tế về Luật hàng hải và tàu biển.

Điều 18:

Vì mục đích của Hiệp định này, trừ khi được mỗi bên chỉ định khác và thông báo hợp pháp đến bên kia, các cơ quan có thẩm quyền của hai bên sẽ là:

a. Đối với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Giao thông Vận tải;

b. Đối với Cộng hoà Philippines là Cơ quan Công nghiệp Hàng hải.

Điều 19:

Để tổng kết việc thực hiện Hiệp định này và cân nhắc các vấn đề về tàu biển vì lợi ích chung của cả hai bên, các cơ quan có thẩm quyền của cả hai bên có thể tổ chức hội ý với nhau.

Điều 20:

Các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và thực hiện Hiệp định này được giải quyết một cách thân thiện bằng hoà giải, thương lượng ngoại giao giữa hai bên.

Điều 21:

1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày thông báo cuối cùng của mỗi bên sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết.

2. Hiệp định này tiếp tục có hiệu lực trừ khi bị chấm dứt bởi một trong hai bên bằng cách thông báo chấm dứt hiệp định bằng văn bản ít nhất 6 tháng trước khi kết thúc một năm. Trong trường hợp đó, Hiệp định này sẽ ngừng hiệu lực vào ngày cuối cùng của năm thông báo chấm dứt được gửi đi.

Điều 22:

Mọi việc sửa đổi bổ sung Hiệp định này phải được sự đồng ý bằng văn bản của hai bên, và có hiệu lực giống như các thủ tục đã quy định tại điều 21.

Để ghi nhận việc này, các đại diện được uỷ quyền hợp pháp của Chính phủ mỗi nước đã ký kết Hiệp định này.

Hiệp định này được lập tại Manila, Philippines ngày 27 tháng 2 năm19.. thành hai bản bằng tiếng Anh và Việt có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt nào trong cách giải thích, bản tiếng Anh sẽ có giá trị.

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

Tại thời điểm ký kết bản Hiệp định này giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Philippines về hàng hải, những người ký tên dưới đây đã đồng ý bổ sung rằng Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ chuẩn bị bản tiếng Việt của Hiệp định này và cung cấp bản sao cho Cộng hoà Philippines trong vòng 3 tháng sau khi ký kết Hiệp định này.

Nghị định thư này sẽ được coi và một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định này.

Để ghi nhận việc này, các bên đã ký kết Nghị định thư.

Lập tại Manila ngày 27 tháng 2 năm 1992 thành hai bản gốc.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ CHXHCNVN
THỨ TRƯỞNG BỘ GTVT




TS. Bùi Văn Sương

THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ PHILIPPINES
THỨ TRƯỞNG BỘ GTVT




Josefina T. Lichauco

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác