280118

Dự thảo Luật ban hành quyết định hành chính do Quốc hội ban hành

280118
LawNet .vn

Dự thảo Luật ban hành quyết định hành chính do Quốc hội ban hành

Số hiệu: Khongso/DTL Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: ***
Ngày ban hành: 29/05/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: Khongso/DTL
Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: ***
Ngày ban hành: 29/05/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số:       20.../QH13

 

DỰ THẢO 2

 

 

LUẬT

BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật ban hành quyết định hành chính.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành quyết định hành chính.

2. Luật này không áp dụng đối với việc ban hành các quyết định hành chính nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước; quyết định liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, thi đua, khen thưởng; quyết định xử lý vi phạm hành chính; quyết định hành chính về giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vụ việc cạnh tranh và trong hoạt động tố tụng; quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính bao gồm:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Thủ trưởng các đơn vị được tổ chức theo ngành dọc;

b) Ủy ban nhân dân các cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

c) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.

2. Đối tượng thi hành quyết định hành chính; tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành quyết định hành chính.

Điều 3. Quyết định hành chính

Quyết định hành chính là văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật này ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm giải quyết vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, nghĩa vụ, lợi ích của một, một số đối tượng xác định hoặc nhằm giải quyết một vấn đề liên quan đến lợi ích cộng đồng, được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Điều 4. Nguyên tắc ban hành quyết định hành chính

1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp.

2. Bảo đảm ban hành đúng chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, phạm vi lãnh thổ theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, hợp lý, khả thi, kịp thời trong ban hành và thi hành quyết định hành chính.

4. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính do Luật này và pháp luật chuyên ngành quy định.

5. Bảo đảm công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm yếu thế trong xã hội.

Điều 5. Hình thức, nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày của quyết định hành chính

1. Quyết định hành chính thể hiện bằng các hình thức sau đây:

a) Quyết định;

b) Quyết định ban hành kèm theo Giấy chứng nhận, Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ, các loại văn bằng;

c) Các loại hình thức khác do luật định.

2. Quyết định hành chính phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Cơ quan ban hành; số, ký hiệu văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành;

b) Căn cứ pháp lý ban hành quyết định;

c) Họ, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thi hành quyết định;

d) Nội dung của quyết định, trong đó xác định rõ quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ, trách nhiệm của các đối tượng liên quan;

đ) Hiệu lực của quyết định;

e) Họ tên, chức vụ, chữ ký người ban hành quyết định; dấu của cơ quan ban hành; nơi nhận quyết định.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày quyết định hành chính.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định mẫu văn bằng, chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký hoặc các loại văn bản khác ban hành kèm theo quyết định hành chính.

Điều 6. Ngôn ngữ của quyết định hành chính

1. Ngôn ngữ trong quyết định hành chính là tiếng Việt.

2. Ngôn ngữ sử dụng trong quyết định hành chính phải bảo đảm tính chính xác, phổ thông; diễn đạt đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.

Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính

1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc ban hành quyết định hành chính;

b) Từ chối ban hành quyết định hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật này.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ nguyên tắc ban hành quyết định hành chính được quy định tại Điều 4 Luật này;

b) Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành quyết định hành chính do mình ban hành;

c) Bảo đảm đối tượng thi hành quyết định hành chính nhận được quyết định hành chính trước khi thi hành;

d) Kịp thời xử lý hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý quyết định hành chính trái pháp luật;

đ) Thực hiện quyết định của cơ quan hành chính cấp trên hoặc phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với quyết định hành chính do mình ban hành;

e) Bảo đảm bí mật hồ sơ theo quy định của pháp luật, không tiết lộ hoặc cung cấp theo yêu cầu các thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh khi chưa có sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó.

Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là đối tượng thi hành quyết định hành chính

1. Cá nhân, tổ chức là đối tượng thi hành quyết định hành chính có quyền sau đây:

a) Được tham gia vào quá trình ban hành quyết định hành chính theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và pháp luật liên quan;

b) Được cung cấp thông tin một cách bình đẳng trong việc ban hành quyết định hành chính;

c) Được nhận quyết định hành chính trước khi thi hành;

d) Được kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính xử lý quyết định hành chính có sai sót;

đ) Được khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố tụng hành chính;

e) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức là đối tượng phải thi hành quyết định hành chính có nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính trong trường hợp pháp luật có quy định;

b) Thi hành quyết định hành chính đã có hiệu lực.

3. Trường hợp đối tượng thi hành quyết định hành chính là người ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất mà không thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình ban hành quyết định hành chính thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên để thực hiện quyền và nghĩa vụ đó nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Ban hành quyết định hành chính trái thẩm quyền.

2. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ quyết định hành chính.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng thi hành quyết định hành chính.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ban hành quyết định hành chính có lợi cho bản thân và thân nhân của mình.

5. Can thiệp trái pháp luật vào việc ban hành quyết định hành chính.

6. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn việc ban hành và thi hành quyết định hành chính.

7. Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành văn bản quy định về trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính.

8. Sử dụng công văn, thông báo, kết luận để thay thế quyết định hành chính.

Điều 10. Giám sát, kiểm tra, xử lý quyết định hành chính

1. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân giám sát việc ban hành và thi hành quyết định hành chính.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra việc ban hành và thi hành quyết định hành chính của cơ quan hành chính cấp dưới.

3. Khi phát hiện quyết định hành chính có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Áp dụng pháp luật trong việc ban hành quyết định hành chính

Luật này áp dụng chung cho việc ban hành quyết định hành chính.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác đã có quy định về việc ban hành quyết định hành chính và không trái với các quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của văn bản đó.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật không quy định, quy định không rõ ràng, không đầy đủ hoặc không phù hợp với Luật này thì áp dụng quy định của Luật này.

Chương II

PHÂN LOẠI, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ ỦY QUYỀN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Mục 1. PHÂN LOẠI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 12. Phân loại quyết định hành chính

Quyết định hành chính bao gồm các loại sau đây:

1. Quyết định hành chính có lợi cho đối tượng thi hành.

2. Quyết định hành chính bất lợi cho đối tượng thi hành hoặc cho người thứ ba.

3. Quyết định hành chính liên quan đến lợi ích cộng đồng.

4. Quyết định hành chính trong trường hợp khẩn cấp, cấp thiết.

Điều 13. Quyết định hành chính có lợi cho đối tượng thi hành

Quyết định hành chính có lợi cho đối tượng thi hành là quyết định nhằm tạo lập, công nhận, chấp thuận, cho phép cá nhân, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích cụ thể nhưng không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người thứ ba và lợi ích cộng đồng.

Điều 14. Quyết định hành chính bất lợi cho đối tượng thi hành hoặc cho người thứ ba

1. Quyết định hành chính bất lợi cho đối tượng thi hành là các quyết định sau đây:

a) Quyết định từ chối việc xác lập, công nhận, chấp thuận, cho phép được hưởng quyền, lợi ích cụ thể;

b) Quyết định xác lập nghĩa vụ; làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành quyết định hành chính.

2. Quyết định hành chính bất lợi cho người thứ ba là quyết định công nhận, chấp thuận, cho phép đối tượng thi hành quyết định hành chính được hưởng quyền, lợi ích nhưng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Điều 15. Quyết định hành chính liên quan đến lợi ích cộng đồng

Quyết định hành chính liên quan đến lợi ích cộng đồng là quyết định có nội dung tác động đến môi trường; sức khỏe cộng đồng; trật tự, an toàn xã hội hoặc lợi ích chung của cộng đồng.

Điều 16. Quyết định hành chính trong trường hợp khẩn cấp, cấp thiết

Quyết định hành chính trong trường hợp khẩn cấp, cấp thiết là quyết định được ban hành để ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích quốc gia, lợi ích, sức khỏe cộng đồng.

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 17. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính có lợi cho đối tượng thi hành

1. Tiếp nhận yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

2. Xác định căn cứ pháp luật và xây dựng dự thảo quyết định hành chính.

3. Ký, gửi, công bố quyết định hành chính.

Điều 18. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính bất lợi cho đối tượng thi hành hoặc cho người thứ ba

1. Xác định nhu cầu ban hành quyết định hành chính trên cơ sở yêu cầu quản lý nhà nước hoặc yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

2. Thu thập thông tin; xác định căn cứ pháp luật.

3. Tham vấn ý kiến của đối tượng thi hành, của cơ quan, tổ chức có liên quan.

4. Xây dựng dự thảo quyết định hành chính.

5. Ký, gửi, công bố quyết định hành chính.

Điều 19. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính liên quan đến lợi ích cộng đồng

1. Xác định nhu cầu ban hành quyết định hành chính trên cơ sở yêu cầu quản lý nhà nước hoặc yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

2. Thu thập thông tin; xác định căn cứ pháp luật.

3. Xây dựng dự thảo quyết định hành chính.

4. Tham vấn ý kiến cộng đồng, cơ quan, tổ chức chuyên môn có liên quan.

5. Kiểm tra tính pháp lý của dự thảo quyết định hành chính.

6. Ký, gửi, công khai quyết định hành chính.

Điều 20. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính trong trường hợp khẩn cấp, cấp thiết

Trong trường hợp khẩn cấp, cấp thiết, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm ban hành quyết định hành chính nhanh chóng, kịp thời.

Trong trường hợp khẩn cấp, cấp thiết, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có thể xem xét, quyết định việc rút gọn thủ tục và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 21. Tiếp nhận yêu cầu của tổ chức, cá nhân

1. Tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu ban hành quyết định hành chính đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu ban hành quyết định hành chính được chuyển trực tiếp cho đại diện cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện, fax hoặc bằng phương thức điện tử.

2. Khi nhận được yêu cầu ban hành quyết định hành chính, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra đơn, hồ sơ yêu cầu ban hành quyết định hành chính. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp đơn, hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển cho cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho người yêu cầu biết hoặc hướng dẫn họ nộp đơn, hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.

3. Cơ quan tiếp nhận yêu cầu phải cấp phiếu tiếp nhận yêu cầu khi nhận được đơn, hồ sơ hợp lệ. Phiếu tiếp nhận yêu cầu phải thể hiện rõ thành phần hồ sơ; người nhận; thời gian và địa điểm nhận yêu cầu; thời hạn giải quyết yêu cầu.

Trường hợp đơn, hồ sơ yêu cầu được gửi bằng phương thức điện tử thì cơ quan tiếp nhận phải ghi vào sổ tiếp nhận và xem xét giải quyết theo quy định.

Điều 22. Thu thập thông tin, xác định căn cứ pháp luật ban hành quyết định hành chính

1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm thu thập đầy đủ và xác minh tính chính xác của thông tin phục vụ cho việc ban hành quyết định hành chính.

Khi có yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp và bảo đảm tính trung thực của thông tin.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có thể trao đổi, đối thoại với đối tượng thi hành, người có quyền, lợi ích liên quan để xác minh tính chính xác của các thông tin phục vụ cho việc ban hành quyết định hành chính.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính phải xác định văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục, thời hạn, thời hiệu làm căn cứ pháp luật cho việc ban hành quyết định hành chính.

Điều 23. Tham vấn và lấy ý kiến

1. Trong trường hợp ban hành quyết định hành chính bất lợi cho đối tượng thi hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Luật này, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính phải lấy ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản của đối tượng thi hành quyết định hành chính.

Trường hợp ban hành quyết định hành chính bất lợi cho đối tượng thi hành hoặc người thứ ba theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật này, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính tạo điều kiện cho đối tượng thi hành quyết định hành chính, người có quyền, lợi ích liên quan trình bày ý kiến của mình.

Đối tượng thi hành quyết định hành chính có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp trình bày ý kiến của mình.

Trường hợp quyết định hành chính bất lợi đối với nhiều người thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm tổ chức cuộc họp có sự tham gia của tổ chức, cá nhân liên quan.

2. Trong trường hợp ban hành quyết định hành chính có liên quan đến lợi ích cộng đồng, căn cứ vào nội dung, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của quyết định hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính tổ chức lấy ý kiến người dân tại cộng đồng, các chuyên gia, nhà khoa học.

Việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn, phiếu góp ý, tổ chức cuộc họp lấy ý kiến, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác phù hợp với đối tượng được lấy ý kiến.

Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính phải dành ít nhất 20 (hai mươi) ngày để đăng tải dự thảo quyết định hành chính và các hồ sơ, tài liệu liên quan trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành quyết định hành chính hoặc niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan. Hồ sơ, tài liệu phải nêu rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, mục đích ban hành quyết định hành chính.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham vấn.

Điều 24. Xây dựng dự thảo quyết định hành chính

1. Việc xây dựng dự thảo quyết định hành chính phải tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, hình thức và thể thức của văn bản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Đơn vị hoặc người được phân công có trách nhiệm xây dựng dự thảo quyết định hành chính và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành quyết định từ chối việc công nhận, chấp thuận, cho phép được hưởng quyền, lợi ích cụ thể trong các trường hợp sau:

a) Không có đủ căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn để ban hành quyết định hành chính;

b) Có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của bên thứ ba;

c) Vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc lợi ích cộng đồng.

Điều 25. Kiểm tra tính pháp lý của dự thảo quyết định hành chính liên quan đến lợi ích cộng đồng

1. Trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của dự thảo quyết định hành chính:

a) Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý đối với dự thảo quyết định hành chính do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ban hành;

b) Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý đối với dự thảo quyết định hành chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

c) Tổ chức pháp chế của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý đối với dự thảo quyết định hành chính do Thủ trưởng cơ quan chuyên môn ban hành;

d) Phòng tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý đối với dự thảo quyết định hành chính do Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành;

đ) Cán bộ tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý đối với dự thảo quyết định hành chính do Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.

2. Nội dung kiểm tra tính pháp lý tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:

a) Sự cần thiết ban hành quyết định hành chính;

b) Tính hợp hiến, hợp pháp của quyết định hành chính;

c) Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính;

d) Thể thức và kỹ thuật trình bày quyết định hành chính.

3. Hồ sơ gửi kiểm tra tính pháp lý bao gồm:

a) Tờ trình;

b) Dự thảo quyết định hành chính;

c) Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến tham vấn;

d) Các tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

3. Thời hạn kiểm tra tính pháp lý là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Cơ quan, người soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến pháp lý.

Điều 26. Ký ban hành quyết định hành chính

1. Đơn vị hoặc người được giao xây dựng quyết định hành chính trình cơ quan, người có thẩm quyền ký quyết định hành chính.

2. Người có thẩm quyền ký là những chức danh được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này hoặc người được ủy quyền.

3. Người có thẩm quyền ký quyết định hành chính phải ký trực tiếp trước khi đóng dấu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Hồ sơ trình ký bao gồm:

a) Phiếu trình nêu rõ quá trình xử lý vụ việc, lý do của việc ban hành quyết định hành chính;

b) Dự thảo quyết định;

c) Ý kiến tham vấn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quyết định hành chính bất lợi, quyết định liên quan đến lợi ích cộng đồng;

d) Ý kiến pháp lý đối với quyết định liên quan đến lợi ích cộng đồng;

đ) Tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Gửi, công khai quyết định hành chính

1. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định hành chính, trừ trường hợp pháp luật quy định khác, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính phải gửi quyết định hành chính cho đối tượng thi hành quyết định hành chính, người ủy quyền ban hành quyết định hành chính (nếu có), nơi nhận được xác định tại quyết định và lưu trữ theo quy định.

2. Quyết định hành chính phải được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm cho đối tượng thi hành quyết định hành chính.

Trường hợp quyết định hành chính được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức cố tình không nhận quyết định thì người giao quyết định hành chính lập biên bản về việc không nhận quyết định và có xác nhận của chính quyền địa phương, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày quyết định hành chính đã được gửi qua bưu điện lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức cố tình không nhận; quyết định hành chính đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức hoặc có căn cứ cho rằng đối tượng thi hành quyết định hành chính trốn tránh không nhận quyết định hành chính thì được coi là quyết định hành chính đã được giao.

3. Đối với quyết định hành chính liên quan đến lợi ích cộng đồng, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm công bố quyết định trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan sau khi ban hành quyết định hành chính, trừ các quyết định hành chính liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh.

4. Các quyết định hành chính phải được công khai trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở của cơ quan ban hành quyết định hành chính, trừ các quyết định hành chính liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, đời sống riêng tư, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh và bí mật khác do luật định.

Mục 3. ỦY QUYỀN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 28. Nguyên tắc ủy quyền ban hành quyết định hành chính

1. Người ủy quyền là người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật và chỉ được ủy quyền trong phạm vi thẩm quyền của mình.

2. Người ủy quyền chỉ được ủy quyền cho cấp phó hoặc cấp dưới trực tiếp.

3. Người được ủy quyền ban hành quyết định hành chính chỉ được ban hành quyết định hành chính trong phạm vi được ủy quyền.

4. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại.

5. Việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản.

Điều 29. Trách nhiệm của người ủy quyền và người được ủy quyền ban hành quyết định hành chính

1. Người ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của quyết định hành chính do người được ủy quyền ban hành, trừ trường hợp người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền.

2. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước người ủy quyền và trước pháp luật về hành vi của mình.

Chương III

HIỆU LỰC CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 30. Thời điểm có hiệu lực của quyết định hành chính

1. Thời điểm có hiệu lực của quyết định hành chính được xác định cụ thể trong quyết định hành chính.

Căn cứ vào tính chất, nội dung, mục đích ban hành quyết định hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm xác định thời điểm có hiệu lực của quyết định hành chính một cách hợp lý để bảo đảm tính khả thi của việc thi hành quyết định hành chính.

2. Quyết định hành chính chỉ có hiệu lực trở về trước trong trường hợp có lợi cho đối tượng thi hành và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

3. Quyết định hành chính chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau:

a) Được xác định ngay trong quyết định hành chính;

b) Bị hủy bỏ, bãi bỏ, thu hồi;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Thi hành quyết định hành chính

1. Quyết định hành chính được thi hành khi đã có hiệu lực; đối với quyết định hành chính bất lợi thì được thi hành sau khi đối tượng thi hành nhận được quyết định đó.

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính thì quyết định hành chính đó vẫn phải được thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật này.

Điều 32. Hoãn thi hành quyết định hành chính

1. Nếu việc thi hành quyết định hành chính có thể gây khó khăn cho đối tượng thi hành quyết định hành chính thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định hành chính trong các trường hợp sau:

a) Đối tượng thi hành quyết định hành chính đang gặp khó khăn đặc biệt, do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn;

b) Đối tượng thi hành quyết định hành chính bị dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn.

2. Đối tượng thi hành quyết định hành chính phải có đơn đề nghị hoãn thi hành quyết định hành chính và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1; xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính xem xét quyết định hoãn thi hành quyết định hành chính đó.

4. Thời hạn hoãn thi hành quyết định hành chính không quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định hoãn, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Điều 33. Ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính

1. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính được áp dụng trong trường hợp đối tượng thi hành quyết định hành chính không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn được xác định tại quyết định hành chính.

2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính được thực hiện theo quy định pháp luật.

3. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế bao gồm các bước sau:

a) Xác định điều kiện ban hành quyết định cưỡng chế;

b) Vận động, thuyết phục đối tượng thi hành quyết định hành chính thực hiện nghĩa vụ; trường hợp cần thiết có thể tổ chức đối thoại giữa đại diện có thẩm quyền của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính và đối tượng thi hành quyết định hành chính;

c) Soạn thảo, ban hành quyết định cưỡng chế;

d) Gửi quyết định cưỡng chế đến đối tượng bị cưỡng chế.

4. Quyết định cưỡng chế bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a) Căn cứ, lý do ban hành quyết định cưỡng chế;

b) Tổ chức, cá nhân phải thi hành cưỡng chế;

c) Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; biện pháp cưỡng chế phải bảo đảm khả thi, hợp lý;

d) Thời gian, địa điểm cưỡng chế;

đ) Nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế;

e) Hiệu lực của quyết định cưỡng chế.

Chương IV

ĐÍNH CHÍNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 34. Đính chính quyết định hành chính

1. Cơ quan ban hành quyết định hành chính đính chính quyết định hành chính khi có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày và các vấn đề có tính kỹ thuật khác mà không ảnh hưởng đến nội dung của quyết định đó.

2. Cơ quan ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm gửi văn bản đính chính cho đối tượng thi hành quyết định hành chính và những tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính; bổ sung thủ tục ban hành quyết định hành chính

1. Quyết định hành chính được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc do yêu cầu quản lý trong các trường hợp sau đây:

a) Quyết định hành chính có một số sai sót về nội dung nhưng không ảnh hưởng đến nội dung cơ bản của quyết định hành chính và không trái với mục đích ban hành quyết định hành chính;

b) Quyết định hành chính chưa phù hợp với thực tế và pháp luật cho phép điều chỉnh;

c) Do có sự thay đổi của pháp luật;

Những nội dung không bị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh trong quyết định hành chính vẫn giữ nguyên hiệu lực.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính bổ sung thủ tục, hồ sơ ban hành quyết định hành chính trong trường hợp không tham vấn ý kiến theo quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 23 Luật này hoặc hồ sơ quyết định hành chính không đầy đủ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật này nếu việc vi phạm thủ tục, hồ sơ đó không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định hành chính.

Việc bổ sung các thủ tục, hồ sơ trong các trường hợp nêu trên phải được thực hiện trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý đối với quyết định hành chính đó.

Điều 36. Gia hạn, cấp đổi, cấp lại quyết định hành chính

1. Trường hợp quyết định hành chính có quy định về thời hạn và pháp luật cho phép được gia hạn thì cơ quan ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm xem xét, quyết định việc gia hạn khi đối tượng thi hành quyết định hành chính đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đơn yêu cầu gia hạn trước khi hết thời hạn được xác định trong quyết định hành chính;

b) Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực tương ứng.

2. Thời gian gia hạn tối đa bằng thời hạn quy định trong quyết định hành chính lần đầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Cơ quan ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cấp đổi, cấp lại quyết định hành chính trong các trường hợp sau đây:

a) Quyết định hành chính bị hư hỏng, rách nát, mất;

b) Quyết định hành chính hết thời hạn và pháp luật cho phép cấp đổi, cấp lại.

4. Trình tự, thủ tục gia hạn, cấp đổi, cấp lại quyết định hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật này.

Chương V

TẠM ĐÌNH CHỈ, BÃI BỎ, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 37. Quyết định hành chính trái pháp luật

1. Quyết định hành chính trái pháp luật khi việc ban hành vi phạm một trong các quy định sau đây:

a) Không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;

c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;

d) Nội dung của quyết định hành chính trái với quy định của pháp luật;

đ) Hết thời hiệu do pháp luật quy định.

2. Quyết định hành chính trái pháp luật có thể bị tạm đình chỉ, hủy bỏ.

Điều 38. Tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính

1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, cơ quan hành chính cấp trên hoặc tòa án quyết định việc tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính trong các trường hợp sau đây:

a) Có dấu hiệu cho rằng quyết định hành chính trái pháp luật hoặc quyết định hành chính có nội dung ảnh hưởng xấu đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự an toàn xã hội;

b) Việc tiếp tục thi hành quyết định hành chính đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Quyết định tạm đình chỉ phải nêu rõ căn cứ, lý do; xác định thời hạn tạm đình chỉ.

3. Khi quyết định tạm đình chỉ có hiệu lực thì tạm ngưng việc thi hành quyết định hành chính cho đến khi có quyết định xử lý về nội dung được nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 39. Bãi bỏ quyết định hành chính

1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, cơ quan hành chính cấp trên bãi bỏ quyết định hành chính trong các trường hợp sau đây:

a) Nội dung của quyết định hành chính không hợp lý, không phù hợp với điều kiện thực tế;

b) Hoàn cảnh thực tế thay đổi làm cho nội dung của quyết định hành chính không thể thực hiện được trên thực tế;

c) Do chính sách, pháp luật thay đổi làm cho quyết định hành chính trái pháp luật cần phải bãi bỏ;

d) Việc tiếp tục thi hành quyết định hành chính làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng.

2. Việc bãi bỏ làm chấm dứt hiệu lực của quyết định hành chính kể từ ngày quyết định bãi bỏ có hiệu lực.

3. Nếu việc bãi bỏ quyết định hành chính ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đối tượng thi hành thì cơ quan, người có thẩm quyền bãi bỏ quyết định hành chính phải thông báo và tạo điều kiện cho đối tượng thi hành trình bày ý kiến trước khi quyết định.

4. Quyết định bãi bỏ phải xác định rõ thời điểm có hiệu lực, hậu quả pháp lý của việc bãi bỏ và thời hạn khiếu nại. Trường hợp buộc phải thu hồi quyết định hành chính và các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ kèm theo thì phải nêu rõ trong quyết định bãi bỏ.

Điều 40. Hủy bỏ quyết định hành chính

1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, cơ quan hành chính cấp trên hoặc tòa án quyết định việc hủy bỏ quyết định hành chính trong các trường hợp sau đây:

a) Thuộc trường hợp quy định tại điểm a, d và đ khoản 1 Điều 37 Luật này;

b) Được ban hành do có hành vi gian dối, đe dọa, hối lộ, hoặc do dựa trên thông tin không chính xác dẫn đến sai sót nghiêm trọng về nội dung;

c) Có sự vi phạm nghiêm trọng quy định về trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định hành chính có thể bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung.

Việc hủy bỏ làm chấm dứt hiệu lực của quyết định hành chính kể từ thời điểm ban hành quyết định hành chính. Trường hợp các bên đã hưởng quyền, lợi ích từ quyết định hành chính bị hủy bỏ thì phải hoàn trả lại các quyền, lợi ích đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Trường hợp quyết định hành chính trái pháp luật do lỗi của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính nhưng đã tạo ra quyền, lợi ích cho tổ chức, cá nhân mà họ không biết quyết định hành chính đó trái pháp luật và quyền, lợi ích đó đã được hưởng thì không bị hủy bỏ, trừ trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng hoặc trường hợp việc thi hành quyết định hành chính có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích cộng đồng.

4. Trường hợp quyết định hủy bỏ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đối tượng thi hành quyết định đó thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ phải thông báo trước và tạo điều kiện cho người đó trình bày ý kiến về việc ban hành quyết định đó.

5. Quyết định hủy bỏ của cơ quan hành chính phải xác định rõ thời điểm có hiệu lực, hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ và thời hạn khiếu nại. Trường hợp hủy bỏ dẫn đến việc phải thu hồi quyết định hành chính và giấy tờ, đồ vật theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này thì phải nêu rõ trong quyết định hủy bỏ đó.

Điều 41. Thu hồi quyết định hành chính và giấy tờ, đồ vật

1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính thu hồi quyết định và giấy tờ, hiện vật trong các trường hợp sau đây:

a) Bị cơ quan quyết định hành chính bãi bỏ, hủy bỏ, và cần thiết phải thu hồi trên thực tế;

b) Do việc cấp đổi, cấp lại quyết định hành chính;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm thu hồi quyết định hành chính và thu hồi văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, giấy đăng ký cùng các giấy tờ khác kèm theo quyết định hành chính đó; đồng thời thu hồi các đồ vật, tài sản có được từ quyết định hành chính bị bãi bỏ, hủy bỏ.

Chương VI

GIÁM SÁT, KIỂM TRA, XỬ LÝ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Điều 42. Giám sát việc ban hành quyết định hành chính

1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát chung việc ban hành quyết định hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giám sát chung việc ban hành quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.

Hội đồng nhân dân cấp xã giám sát chung việc ban hành quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành quyết định hành chính được thực hiện theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát đối với việc ban hành quyết định hành chính, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính.

3. Việc giám sát của các cơ quan, tổ chức quy định tại Điều này được thực hiện thông qua việc tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của người dân về ban hành quyết định hành chính trái pháp luật hoặc không hợp lý.

Điều 43. Kiểm tra, xử lý quyết định hành chính

1. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính quy định tại Điều 2 Luật này có trách nhiệm tự kiểm tra quyết định hành chính do mình ban hành; kịp thời tạm đình chỉ, thu hồi, hủy bỏ, bãi bỏ theo quy định của Luật này.

2. Khi phát hiện công văn, thông báo, kết luận hoặc các hình thức văn bản khác có nội dung, tính chất của quyết định hành chính thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm xử lý các văn bản đó, bảo đảm việc ban hành quyết định hành chính phải đúng hình thức do pháp luật quy định.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tạm đình chỉ, bãi bỏ, hủy bỏ quyết định hành chính trái pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét, quyết định tạm đình chỉ, bãi bỏ, hủy bỏ quyết định hành chính trái pháp luật của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Thủ trưởng các đơn vị được tổ chức theo ngành dọc cấp trên xem xét, quyết định tạm đình chỉ, bãi bỏ, hủy bỏ quyết định hành chính trái pháp luật của Thủ trưởng các đơn vị được tổ chức theo ngành dọc cấp dưới trực tiếp.

5. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi nhận được kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về dấu hiệu trái pháp luật hoặc không hợp lý của quyết định hành chính đó; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, quyết định tạm đình chỉ, bãi bỏ, hủy bỏ quyết định hành chính trái pháp luật của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp.

6. Cơ quan, người ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước xem xét, quyết định tạm đình chỉ, bãi bỏ, hủy bỏ quyết định hành chính trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương VII

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN, XỬ LÝ VI PHẠM, BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 44. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định hành chính

1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc ban hành quyết định hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Xử lý hành vi vi phạm của cơ quan, người ban hành quyết định hành chính

Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình ban hành quyết định hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Bồi thường thiệt hại

Quyết định hành chính trái pháp luật gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Điều khoản áp dụng

1. Các cơ quan nhà nước rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật có quy định về ban hành quyết định hành chính để phù hợp với quy định của Luật này.

2. Căn cứ các nguyên tắc ban hành quyết định hành chính quy định tại Luật này, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước ban hành văn bản hướng dẫn việc ban hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền của mình.

Điều 48. Theo dõi thi hành Luật và pháp luật về ban hành quyết định hành chính

1. Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi việc thi hành Luật này và pháp luật về ban hành quyết định hành chính.

2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ trong việc theo dõi thi hành Luật này và pháp luật về ban hành quyết định hành chính trong phạm vi cả nước.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện theo dõi thi hành pháp luật về ban hành quyết định hành chính trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo phân công của Chính phủ.

Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật về ban hành quyết định hành chính trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện theo dõi thi hành pháp luật về ban hành quyết định hành chính trong phạm vi quản lý ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật về ban hành quyết định hành chính trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật về ban hành quyết định hành chính.

Điều 49. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.

Điều 50. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa..., kỳ họp thứ... thông qua ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

CHỦ TỊCH

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác