Điều lệ tạm thời số 276-BTC-NN về thuế nông nghiệp ở miền núi (vùng chưa thành lập Khu tự trị)do Bộ Tài Chính ban hành
Điều lệ tạm thời số 276-BTC-NN về thuế nông nghiệp ở miền núi (vùng chưa thành lập Khu tự trị)do Bộ Tài Chính ban hành
Số hiệu: | 276-BTC-NN | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trịnh Văn Bính |
Ngày ban hành: | 27/09/1956 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/10/1956 | Số công báo: | 33-33 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 276-BTC-NN |
Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trịnh Văn Bính |
Ngày ban hành: | 27/09/1956 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 31/10/1956 |
Số công báo: | 33-33 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 276-BTC-NN |
Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 1956 |
VỀ THUẾ NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN NÚI (VÙNG CHƯA THÀNH LẬP KHU TỰ TRỊ
Điều 1. – Điều lệ chi tiết này căn cứ vào bản điều lệ tạm thời thuế nông nghiệp ban hành ngày 15-07-1951 (Sắc lệnh số 40-SL) và nghị định số 1056-TTg ngày 22-09-1965 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giảm nhẹ đóng góp cho nông dân miền núi, đơn giản cách tính thuế, phát triển sản xuất, đồng thời hợp với yêu cầu xây dựng các Khu tự trị.
Điều 2. - Thuế nông nghiệp là thuế duy nhất đánh vào hoa lợi ruộng đất. Ngoài thuế nông nghiệp, địa phương không được tự động đặt ra một thứ đóng góp nào khác.
Điều 3. - Thuế nông nghiệp đánh vào tổng số hoa lợi ruộng đất và nương rẫy của nông hộ thu hoạch cả năm. Hoa lợi ruộng đất chịu thuế theo một biểu thuế lũy tiến toàn ngạch, hoa lợi nương rẫy chịu thuế theo một thuế suất riêng, mỗi nhân khẩu nông nghiệp trong nông hộ được trừ 100kg thóc không phải chịu thuế.
Nông hộ là một đơn vị sản xuất nông nghiệp, gồm những người làm chung, hưởng chung hoa lợi.
Nhân khẩu nông nghiệp là những người lấy hoa lợi nông nghiệp làm nguồn sống chính, không phân biệt gái, trai, già, trẻ.
Phần đất đai có hoa lợi nông nghiệp thì người được hưởng hoa lợi phải nộp thuế, trừ những trường hợp miễn thuế quy định dưới đây:
Điều 4. – Những đất đai dưới đây được miễn thuế hẳn:
- Đất đai chưa khai khẩn.
- Ruộng đất bỏ hoang có lý do chính đáng (nếu vì lười biếng mà bỏ hoang thì không được miễn).
- Vườn ươm trồng, trại thí nghiệm về nông nghiệp và lâm nghiệp của Nhà nước.
- Bãi cỏ chăn nuôi, ruộng đất do người chủ dùng vào việc làm gạch, làm ngói, làm đồ gốm, đúc khuôn, sân thể thao, thể dục, nghĩa địa.
- Ruộng đất do nhà thương, trường học, nhà nuôi trẻ, trại an dưỡng, trại cải hối, trại giáo dưỡng cày cấy để cải thiện sinh hoạt.
- Diện tích ruộng đất đào giếng, đào mương để chống hạn
- Đất ở gồm nền nhà, sân phơi và vườn chung quanh nhà trồng các thứ linh tinh để dùng trong gia đình.
- Hồ ao.
- Ruộng chuyên gieo mạ thường năm không trồng cây.
- Rẫy hốc đá (đem đất nơi khác lên núi đá để trồng trọt).
Những đất đai khác được Chính phủ đặc biệt miễn thuế.
Điều 5. – Những đất đai dưới đây được miễn thuế trong một thời hạn:
- Đất hoang mới khai khẩn được miễn thuế 5 năm kể từ năm khai khẩn.
- Ruộng đất bỏ hoang từ 2 vụ trở lên mới phục hồi được miễn thuế 3 năm.
Điều 6. – Hoa lợi ruộng đất để tính thuế là sản lượng bình thường hàng năm (gọi tắt là sản lượng thường năm) của ruộng đất, theo lề lối canh tác thông thường ở mỗi địa phương, không kể những năm được mùa hay mất mùa. Nếu do chăm bón kỹ hơn, trồng cấy thêm vụ, trồng những thứ cây có lợi nhiều thì dù có thu hoạch nhiều hơn sản lượng thường năm, thuế vẫn chỉ tính theo sản lượng thường năm. Ngược lại, nếu lười biếng thu hoạch sút kém, thuế cũng vẫn tính theo sản lượng thường năm.
Điều 7. – Hoa lợi nương rẫy để tính thuế là hoa lợi thu hoạch thực tế từng năm của nương rẫy.
Điều 8. – Hoa lợi ruộng đất và nương rẫy đều tính bằng thóc. Hoa lợi đất trồng các thứ hoa màu lương thực: ngô, khoai, sắn và hoa lợi nương rẫy trồng ngô đều quy ra thóc để tính thuế.
Đối với ruộng đất trồng các thứ hoa màu khác (bông, đỗ, lạc, mía v.v…):
+ Nếu nguyên là ruộng cấy lúa thì định sản lượng theo ruộng cấy lúa;
+ Nếu nguyên là đất trồng màu thì định sản lượng theo đất trồng ngô, khoai, sắn.
+ Nếu chỉ trồng xen lẫn vào lúa, ngô, khoai, sắn thì không tính thuế.
Điều 9. – Đối với những ruộng đất do nhân dân tự làm lấy công trình thủy lợi để tăng thu hoạch thì trong 5 năm không tăng thuế; nếu Chính phủ và nhân dân cùng làm thì trong 3 năm không tăng thuế; nếu do Chính phủ làm thì trong 1 năm không tăng thuế.
Điều 10. – Đối với ruộng đất trồng những loại cây lưu niên trồng một lần thu hoạch nhiều năm (như chè, sơn, hồi, chẩu, nhãn, vải, cam, quýt v.v…) có tính chất sản vật đặc biệt của từng địa phương, thì hoa lợi không gộp vào hoa lợi ruộng đất, để tính thuế theo chế độ chung, mà tính thuế riêng. Thuế đánh vào số thu hoạch thực tế hàng năm, thuế suất là 7%.
Việc quy định vùng nào có sản vật đặc biệt do Ủy ban Hành chính tỉnh đề nghị, Ủy ban Hành chính Khu quyết định.
Ngoài những vùng đã quy định là có sản vật đặc biệt thì đất trồng những loại cây trên vẫn tính sản lượng thường năm như những ruộng đất khác, coi như trồng lúa hay ngô, khoai, sắn và gộp với hoa lợi ruộng đất để tính thuế theo biểu thuế chung.
Điều 11. - Mỗi người chỉ được tính nhân khẩu nông nghiệp một lần ở một nơi.
Khi tính nhân khẩu nông nghiệp thì tính số người hiện có trong nông hộ lúc kê khai.
Những người ở thuê không tính nhân khẩu nông nghiệp ở nhà chủ, mà tính nhân khẩu nông nghiệp ở nhà mình.
Đối với con nuôi, con rễ, người ở nhỏ, nếu cùng làm cùng hưởng, muốn tính nhân khẩu nông nghiệp vào nông hộ người nuôi, hay nông hộ nhà mình thì tùy ý.
Điều 12. - Để khuyến khích nông dân khôi phục và phát triển nghề phụ, những người làm nghề phụ vẫn được tính nhân khẩu nông nghiệp.
Điều 13. – Đối với những gia đình có một nghề khác làm nguồn sống chính, đồng thời có làm thêm ruộng thì những người thực sự làm ruộng được tính nhân khẩu nông nghiệp.
Cán bộ, công nhân viên được hưởng lương, học sinh các trường học được Chính phủ đài thọ hoàn toàn, không được tính nhân khẩu nông nghiệp.
Phạm nhân đã thành án, sống trong các trại cải hối không được tính nhân khẩu nông nghiệp, nếu chưa thành án thì vẫn được tính.
Điều 14. - Để ưu đãi những gia đình có công với Tổ quốc, những người sau đây tuy không sống dựa vào hoa lợi nông nghiệp nhưng vẫn được tính nhân khẩu nông nghiệp.
- Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương tại ngũ
- Thương bệnh binh ở trại an dưỡng, thương binh chuyển sang công tác ở các ngành khác.
- Cảnh vệ hưởng theo chế độ bộ đội.
- Liệt sĩ (theo đúng quy định của Chính phủ).
- Bộ đội phục viên chuyển sang công tác ở các ngành khác được tính nhân khẩu nông nghiệp trong 2 năm kể từ khi rời hàng ngũ bộ đội.
Điều 15. – Hoa lợi ruộng đất sau khi đã trừ cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp 100kg, số còn lại tính thuế theo biểu thuế sau đây:
Bậc thuế |
Hoa lợi bình quân một nhân khẩu nông nghiệp (đã trừ 100kg) |
Thuế suất cả chính tăng và phụ thu |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
Từ 1 ki-lô thóc đến 100 ki-lô thóc Từ 101 ki-lô thóc đến 200 ki-lô thóc Từ 201 ki-lô thóc đến 300 ki-lô thóc Từ 301 ki-lô thóc đến 400 ki-lô thóc Từ 401 ki-lô thóc đến 500 ki-lô thóc Từ 501 ki-lô thóc đến 600 ki-lô thóc Từ 601 ki-lô thóc đến 700 ki-lô thóc Từ 701 ki-lô thóc đến 800 ki-lô thóc Từ 801 ki-lô thóc đến 900 ki-lô thóc Từ 901 ki-lô trở lên |
15% 17% 19% 21% 23% 25% 27% 29% 32% 35% |
Điều 16. - Thuế nông nghiệp về nương rẫy đánh vào số thu hoạch thực tế từng năm của nương rẫy sau khi trừ cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp 100kg, thuế suất định là 10%.
Điều 17. – Đối với những nông hộ vừa làm ruộng vừa làm nương rẫy, mỗi nhân khẩu nông nghiệp cũng chỉ được trừ 100kg thóc không phải chịu thuế. Số 100kg thóc được miễn thuế trừ trước tiên vào hoa lợi ruộng đất; nếu hoa lợi ruộng đất không đủ để trừ thì trừ thêm vào hoa lợi nương rẫy.
Điều 18. - Trường hợp ruộng đất phát canh và lĩnh canh thì chủ ruộng và người cày cấy cùng chịu thuế. Mỗi bên thu hoạch bao nhiêu thì gộp vào hoa lợi ruộng đất của nông hộ mình mà tính thuế (không tăng giảm 25% như trước).
Điều 19. - Nếu một nông hộ có ruộng đất ở nhiều nơi thì hoa lợi ruộng đất ở tất cả các nơi phải gộp lại để tính thuế ở nơi hộ cư trú.
Điều 20. - Để khuyến khích làm lâu năm trên một đám nương rẫy, đồng thời để bảo vệ rừng:
Nương rẫy làm năm đầu, tính thuế trên toàn bộ số thu hoạch, làm năm thứ hai, thu hoạch mười phần, chỉ tính thuế vào tám phần, miễn thuế hai phần.
Làm từ năm thứ ba trở đi, chỉ tính thuế vào một nửa số thu hoạch.
Điều 21. - Thuế nông nghiệp chỉ đánh vào những nương rẫy trồng lúa và trồng ngô. Nương rẫy trồng các thứ hoa màu khác như: khoai, sắn, đỗ, bông, lạc, vừng v.v… đều được miễn thuế.
Điều 22. – Những đất đai dưới đây được chiếu cố:
- Ruộng bậc thang, ruộng thụt, sản lượng thường năm mười phần, thuế chỉ tính vào tám phần, miễn thuế hai phần.
- Nương rẫy định canh ở hốc đá và sườn núi dốc trước đánh thuế theo thổ canh, nay chia làm hai loại để đánh thuế :
+ Những nơi tương đối bằng phẳng, dễ làm thì tính thuế như ruộng, nương rẫy năm đầu.
+ Nhưng nơi dốc nhiều và lởm chởm đá, khó làm thì tính thuế như nương rẫy năm thứ ba.
Điều 23. – Đối với những ruộng đất tôn giáo như ruộng nhà chung, nhà chùa v.v… thuế thu 8% sản lượng thường năm. Trường hợp phát canh, lĩnh canh thuế cũng chỉ thu 8% sản lượng thường năm. Số thuế trên do chủ ruộng nộp cả hay người cày cấy cả, hai bên thương lượng rồi báo cho Ủy ban Hành chính xã trước khi lập sổ thuế.
Điều 24. – Đối với ruộng đất sử dụng có tính chất công cộng như ruộng đất dự trữ, ruộng phe giáp, họ, ruộng giao cho các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ cày cấy để gây quỹ, v.v… thuế thu 10% sản lượng thường năm.
Điều 25. – Đối với thương bệnh binh, bộ đội phục viên về xã tự túc, nếu về sống một mình thì riêng phần ruộng đất của thương bệnh binh, bộ đội phục viên được miễn thuế 2 năm; nếu về sống chung với gia đình thì gia đình được miễn thuế trong 2 năm, mỗi năm 50kg thóc.
Điều 26. - Trường hợp ruộng đất bị thiệt hại như hạn, bão, lụt, sâu bọ, v.v… tùy theo thiệt hại nhiều hay ít được giảm hoặc miễn thuế như sau:
- Thiệt hại dưới 1/6 tổng số hoa lợi thường niên : không giảm thuế.
- Thiệt hại từ 1/6 đến 1/2 số hoa lợi thường niên tỷ lệ số thuế được giảm bằng tỷ lệ số thiệt hại.
- Thiệt hại từ 1/2 đến 2/3 số hoa lợi thường niên: giảm 3/4 số thuế.
- Thiệt hại trên 2/3 số hoa lợi thường niên: miễn hẳn thuế.
Điều 27. - Trường hợp một vùng mùa màng bị thiệt hại liên tiếp hai ba năm liền, Ủy ban Hành chính khu có thể đề nghị giảm, miễn cao hơn tỷ lệ quy định ở điều 26.
Trường hợp một vùng thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề, Ủy ban Hành chính tỉnh có thể đề nghị giảm hoặc miễn thuế cho cả vùng.
Những đề nghị giảm, miễn trong cả hai trường hợp trên đều phải do Bộ Tài chính chuẩn y trước khi thi hành.
Điều 28. – Đối với những nông hộ vì gặp tai nạn bất ngờ hay vì một lý do chính đáng mà bị mất sức lao động làm ảnh hưởng đến đời sống và khả năng đóng góp thì nhân dân bình nghị đề nghị chiếu cố giảm miễn, tùy hoàn cảnh cụ thể từng nông hộ, không căn cứ vào những tỷ lệ quy định ở điều 26 đối với thiệt hại về mùa màng.
Đề nghị giảm, miễn trên phải do Ủy ban Hành chính tỉnh chuẩn y trước khi thi hành.
Điều 29. - Thuế nông nghiệp mỗi năm tính một lần và thu làm hai vụ: vụ hạ và vụ đông. Sổ thu của mỗi vụ nhiều hay ít là tùy theo số thu hoạch của từng vụ.
Điều 30. - Thuế nông nghiệp thu bằng thóc; nhưng để tiện lợi cho nhân dân, những nơi sản xuất ít thóc có thể nộp bằng nông sản hay bằng tiền thay thóc.
Việc định giá thóc để thu thuế, việc định tỷ lệ các nông sản khác ra thóc để thu thuế, do Bộ Tài chính quy định.
Điều 31. - Sổ thuế lập xong Ủy ban Hành chính tỉnh duyệt, duyệt xong, sổ ấy không được sửa chữa: nếu sau đó có những thay đổi về ruộng đất, thì mỗi bên có liên quan sẽ thương lượng để nộp đủ số thuế đã ấn định cho người đứng tên trong sổ thuế. Sau khi sổ thuế được duyệt y, Ủy ban Hành chính xã có nhiệm vụ báo cho các nông hộ biết số thuế phải nộp, thời hạn nộp và nơi nộp.
Điều 32. - Mỗi nông hộ có nhiệm vụ:
1) Kê khai đúng số nhân khẩu nông nghiệp, diện tích và sản lượng.
2) Nộp đủ thuế đúng hạn, thóc nộp phải khô, sạch, không ẩm ướt, lẫn sạn cát.
3) Chuyển thóc thuế đến kho trong phạm vi nghĩa vụ do Bộ Tài chính quy định.
Điều 33. – Nông hộ nào nhận thấy nhân khẩu, diện tích, sản lượng định không đúng hoặc tính toán sai lầm có quyền đề nghị Ủy ban Hành chính xã xét lại: nếu không được xét và trả lời, có quyền khiếu nại lên Ủy ban Hành chính huyện hay tỉnh. Ủy ban Hành chính huyện hay tỉnh, phải kịp thời điều tra và giải quyết. Trong khi chờ đợi, nông hộ vẫn phải nộp đủ thuế đúng hạn. Sau khi giải quyết nếu thừa thì được trả lại, nếu thiếu thì phải nộp thêm cho đủ.
Điều 34. - Để tiến hành việc thu thuế nông nghiệp, ở mỗi xã thành lập một ban thuế nông nghiệp.
Ban thuế nông nghiệp do Ủy ban Hành chính và Nông hội xã tổ chức và do Ủy ban Hành chính xã trực tiếp lãnh đạo.
Thành phần Ban thuế nông nghiệp gồm có:
- Chủ tịch hay Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính xã: Trưởng ban
- Một đại biểu ban Chấp hành Nông hội xã: Phó Trưởng ban
- Cán bộ thuế xã: Thư ký
- Mỗi thôn một đại biểu: Ủy viên
Bộ phận thường trực của Ban thuế nông nghiệp là Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Thư ký.
Nhiệm vụ của Ban thuế nông nghiệp là:
- Tuyên truyền giải thích chính sách trong nhân dân.
- Điều tra và tổ chức nhân dân bình nghị kê khai; kiểm soát diện tích, sản lượng, nhân khẩu của mỗi nông hộ.
- Tính thuế và lập sổ thuế.
- Tổ chức và đôn đốc việc thu thuế, kiểm soát phẩm chất thóc.
- Giữ tài liệu sổ sách về thuế nông nghiệp.
Điều 35. – Những người đủ tiêu chuẩn dưới đây sẽ được khen thưởng:
- Những người kê khai thành thật, hăng hái nộp đủ thuế đúng hạn, nộp thóc khô, sạch, tốt, có ý thức bảo vệ kho tàng, có tác dụng gương mẫu.
- Cán bộ tích cực công tác, chí công vô tư, chấp hành đúng chính sách, tác phong tốt, có nhiều sáng kiến.
Điều 36. – Những người cố tình khai man nhân khẩu, diện tích, sản lượng, sau khi khám phá, phải khai lại cho đúng và nộp thêm cho đủ. Ngoài ra, Ủy ban Hành chính xã có thể phạt một số thóc hay tiền ngang số thuế gian lậu.
Những người cố tình dây dưa không nộp thuế đúng hạn có thể bị phạt một số thóc hay tiền ngang số thuế thiếu.
Trong cả hai trường hợp trên, nếu người phạm lỗi là cán bộ thì bị phạt gấp đôi.
Điều 37. – Cán bộ thuế tham ô, che chở cho họ hàng, bà con khai man, ẩn lậu thuế, cố tình làm sai chính sách, gây thiệt hại cho Chính phủ và nhân dân thì bị thi hành kỷ luật hay đưa truy tố trước tòa án.
Điều 38. - Tất cả những hành động có tính chất chống phá chính sách thuế nông nghiệp sẽ bị đưa truy tố trước tòa án để xét xử theo pháp luật hiện hành.
Điều 39. – Điều lệ này thi hành ở những vùng sau đây:
- Các tỉnh: Lào Cai. Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Hải Ninh.
- Các huyện, xã miền núi thuộc các tỉnh khác do Ủy ban Hành chính tỉnh đề nghị và Bộ Tài chính quyết định.
Thi hành điều 13 nghị định số 1056-TTg ngày 22 tháng 09 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây