Công điện 1120/CĐ-TTg về nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ điện
Công điện 1120/CĐ-TTg về nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ điện
Số hiệu: | 1120/CĐ-TTg | Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/07/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1120/CĐ-TTg |
Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/07/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1120/CĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2011 |
CÔNG ĐIỆN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Điện: |
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; |
Sáu tháng đầu năm 2011, nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới: tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, chỉ số giá tiêu dùng mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng đang ở mức cao; mặt bằng lãi suất vẫn còn ở mức cao, làm khó khăn cho sản xuất, kinh doanh … Nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô đã trở thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2011.
Trong những ngày đầu tháng 7, ở một số địa phương đã xảy ra tình trạng giá lương thực, thực phẩm tăng cao, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 15 - 17% như đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường; chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, tùy tiện; kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý giá trên địa bàn.
b) Chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bảo đảm cho nhu cầu tiêu dùng và tăng thu nhập cho nhân dân.
c) Xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về giá, nhất là việc lợi dụng chủ trương của Nhà nước về điều hành giá một số mặt hàng theo cơ chế thị trường để tăng giá bất hợp lý, đưa tin thất thiệt, gây tâm lý hoang mang trên địa bàn.
d) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể trên địa bàn xây dựng các biện pháp phù hợp để khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tích cực hưởng ứng chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã nêu trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời ban hành chính sách thuế phù hợp và có biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường, không để xảy ra đột biến giá các mặt hàng thiết yếu, liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống; kiên trì và nhất quán trong điều hành giá điện, xăng dầu, than theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình, thời điểm phù hợp với tình hình và mục tiêu kiềm chế lạm phát mà Chính phủ đã đề ra.
3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng có biện pháp thúc đẩy sản xuất, điều hòa xuất nhập khẩu, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, phân bón, sắt thép, thuốc chữa bệnh... không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây sốt giá, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh có đường biên giới khẩn trương kiểm tra và có biện pháp quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang các nước có chung đường biên giới nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong nước và nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, tránh tình trạng đẩy giá lên cao, gây tác động bất lợi đến chỉ số giá tiêu dùng trong nước và mục tiêu kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; phối hợp với các địa phương có giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm khống chế kịp thời, có hiệu quả dịch bệnh gia súc, gia cầm để bảo đảm nguồn cung cho thị trường.
5. Các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước chủ động thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí, xây dựng căn cứ và lộ trình tăng giá phù hợp đối với những mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của pháp luật, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí kịp thời công bố thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ; phát hiện, xử lý nghiêm những đối tượng tung tin đồn thất thiệt về giá cả, thị trường nhằm tạo đồng thuận trong toàn xã hội đối với các chủ trương chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây