Công điện 09/CĐK-BNN-TT về đảm bảo chủ động phòng chống, khắc phục hạn hán, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
Công điện 09/CĐK-BNN-TT về đảm bảo chủ động phòng chống, khắc phục hạn hán, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
Số hiệu: | 09/CĐK-BNN-TT | Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 07/03/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 09/CĐK-BNN-TT |
Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 07/03/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CĐK-BNN-TT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2011 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đăc Nông
Tình hình thời tiết khu vực Tây Nguyên đang diễn biến phức tạp, đặc biệt hạn hán xảy ra trên diện rộng và có xu hướng ngày càng gay gắt. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến ngày 01/3/2011, tại 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc đã có 4.500 ha lúa bị hạn trong đó có trên 1.200 ha bị mất trắng không cho thu hoạch; diện tích rau màu bị hạn nặng khả năng mất trắng khoảng gần 1000 ha. Đặc biệt diện tích cây cà phê đang trong giai đoạn ra hoa rộ bị hạn nặng khoảng trên 4.200 ha. Tỉnh Gia Lai có trên 3.000 ha lúa, 3.600 ha cà phê và 450 ha Hồ tiêu bị hạn.
Hiện nay các tỉnh Tây Nguyên mới ở giai đoạn giữa của mùa khô hạn và giai đoạn tới tình hình hạn hán sẽ còn gay gắt hơn, đặc biệt nguồn nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi ở một số vùng sẽ bị khó khăn; những diện tích cà phê nếu không đủ nước tưới đợt 2 và đợt 3 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và sản lượng.
Để đảm bảo chủ động phòng chống, khắc phục hạn hán, ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên tập trung chỉ đạo một số biện pháp cấp bách sau đây:
1. Khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình hình hạn hán, dự báo các vùng thiếu nước tưới trong thời gian tới; xác định vùng, đối tượng cần ưu tiên cung cấp nước.
2. Quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn nước của các hồ chứa; ưu tiên dành nước để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân và nước uống cho gia súc; điều tiết tưới luân phiên cho những diện tích lúa, màu vụ Đông Xuân đang bị hạn nặng, nạo vét, tu bổ kênh mương để chống thất thoát lãng phí nước.
3. Huy động mọi phương tiện bơm, tát từ các nguồn nước của các sông, suối trên địa bàn để tưới cho cây trồng; chỉ đạo Ngành điện cung cấp đủ điện cho chống hạn.
Những vùng không có nguồn nước mặt, cần hỗ trợ người dân khoan, đào giếng để tận dụng nguồn nước ngầm tưới cho cây trồng, ưu tiên tưới cứu những diện tích cà phê, hồ tiêu đang bị hạn nặng.
Hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm (tưới phun, tưới theo gốc, tưới lượng nước vừa đủ), kết hợp các biện pháp tủ gốc giữ ẩm cho cây trồng.
4. Chủ động chuẩn bị đủ nguồn giống lúa màu để gieo trồng vụ Hè, Hè thu 2011, kể cả giống gieo trồng lại những diện tích bị thiệt hại trong Vụ Đông xuân 2010-2011.
5. Hướng dẫn nông dân xuống giống vụ Hè, Hè thu khi điều kiện thời tiết cho phép, hạn chế tối đa tình trạng xuống giống sớm dễ gặp rủi ro về hạn hán.
6. Căn cứ tình hình cụ thể, địa phương chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ các điều kiện chống hạn, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của nhân dân.
Trên đây là một số nhiệm vụ cấp bách cần triển khai để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2010-2011, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên triển khai thực hiện nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ và báo cáo kịp thời tình hình hạn hán và các kiến nghị, đề xuất của địa phương về Bộ Nông nghiệp và PTNT để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây