Công điện 02/CĐ-BTC năm 2013 tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm chủ động ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới do Bộ Tài chính điện
Công điện 02/CĐ-BTC năm 2013 tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm chủ động ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới do Bộ Tài chính điện
Số hiệu: | 02/CĐ-BTC | Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: | 01/03/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 02/CĐ-BTC |
Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: | 01/03/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2013 |
CÔNG ĐIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH điện:
- Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;
Thực hiện Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về điều hành giá xăng dầu trong nước: Chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu, tiếp tục sử dụng quỹ Bình ổn giá và các biện pháp tài chính khác để ổn định giá nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả thị trường. Tuy nhiên, việc giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước dẫn đến giá bán xăng dầu trong nước hiện hành thấp hơn giá bán lẻ xăng dầu của một số nước trong khu vực, đặc biệt thấp hơn nhiều so với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam dẫn đến khả năng buôn lậu xăng dầu qua biên giới tăng cao. Từ tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong hệ thống ngành tài chính từ trung ương đến địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm chủ động ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Cụ thể:
1. Các cơ quan tài chính tại phương:
a) Giám đốc Sở Tài chính tiếp tục chủ động phối hợp với Giám đốc Sở Công Thương (chi cục Quản lý thị trường) và thủ trưởng các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình mua, bán xăng dầu tại địa phương, đảm bảo hoạt động kinh doanh xăng dầu diễn ra bình thường. Tránh tình trạng bán xăng, dầu với khối lượng lớn cho các đối tượng không có mục đích sử dụng rõ ràng.
Đặc biệt giám sát việc quản lý kinh doanh xăng dầu trên địa bàn theo đúng Thông tư số 28/2011/TT-BCT ngày 21/7/2011 của Bộ Công Thương về hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới.
b) Cục trưởng Cục Hải quan phối hợp với lực lượng biên phòng tập trung tăng cường lực lượng, phương tiện để bố trí tuần tra, kiểm soát 24h/24h tại một số vùng biên giới có khả năng xảy ra tình trạng buôn lậu xăng, dầu.
Đồng thời có hình thức xử phạt nghiêm minh và tuyên truyền công khai rộng rãi đối với các đối tượng vi phạm bị phát hiện.
c) Cục trưởng Cục Thuế phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các đơn vị kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn, kiểm tra việc chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ của các Tổng đại lý, đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại địa phương theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ đạo, phối hợp thực hiện các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Các cơ quan báo chí, tuyên truyền thuộc Bộ Tài chính tuyên truyền rộng rãi tới người dân sinh sống gần biên giới để họ nhận thức rõ về hành vi buôn lậu xăng dầu qua biên giới.
4. Về thực hiện chế độ báo cáo:
Định kỳ hàng tuần các Sở Tài chính, Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nơi nhận: |
KT.BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây