520644

Chương trình hành động 06/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

520644
LawNet .vn

Chương trình hành động 06/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu: 06/CTr-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Cao Tiến Dũng
Ngày ban hành: 07/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 06/CTr-UBND
Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Cao Tiến Dũng
Ngày ban hành: 07/06/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CTr-UBND

Đồng Nai, ngày 07 tháng 6 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54/NQ-CP NGÀY 12/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;

Căn cứ Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh về các mục tiêu, nhiệm vụ cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

- Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung chỉ đạo điều hành và phân công chủ trì, phối hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cơ cấu kinh tế.

2. Yêu cầu

a) Các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức quán triệt các nội dung theo chỉ đạo, phân công của Trung ương và của tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực, địa phương mình quản lý, điều hành. Quán triệt quan điểm tái cơ cấu được Trung ương xác định cụ thể như sau:

- Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bảo đảm ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nên kinh tế tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chng chịu của nên kinh tế.

- Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở kế thừa và phát triển, vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có dư địa lớn và khnăng bắt kịp, tiến cùng, vượt lên ở khu vực, thế giới và 03 lĩnh vực quan trọng là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tng công ty nhà nước.

- Cơ cấu lại nền kinh tế với đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế phát triển, chuyển đối số, đổi mới sáng tạo và phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh kinh tế đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn.

- Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

- Phát huy cao độ yếu tố con người, giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết của dân tộc gắn với khai thác tối đa các cơ hội, thuận lợi và phù hợp xu thế phát triển trên thế giới, không để lỡ nhịp trong xu hướng hi phục kinh tế thế giới cũng như quá trình tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

b) Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các đơn vị liên quan căn cứ Nghị quyết của Chính phủ, các Kế hoạch, Chương trình do Bộ, ngành triển khai, đng thời căn cứ các nội dung được phân công theo Chương trình hành động này để xây dựng Chương trình hành động của ngành, địa phương, đơn vị mình để thực hiện hiệu quả.

Chương trình hành động phải đồng bộ với các nhiệm vụ nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI, Nghị quyết HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh 5 năm 2021 - 2025, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu cơ cấu nền kinh tế của quốc gia.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng sut, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Tốc độ tăng năng suất lao động của tỉnh Đồng Nai cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước (mục tiêu của cả nước 6,5%/năm).

- Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GRDP.

- Đến năm 2025, nằm trong nhóm 15 tỉnh thành có điểm số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao nhất cả nước.

- Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GRDP.

- Giảm tối thiu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 05 năm khoảng 32 - 34% GRDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiệm cận quốc tế.

- Nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bền vững. Tất cả các ngân hàng thương mại (không bao gồm các ngân hàng yếu kém) áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.

- Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt không dưới 1% GRDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

- Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP khoảng 55%.

- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP đạt khoảng 20%; tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt ti thiu 10%.

- Phấn đấu cùng với cả nước đạt được các mục tiêu cụ thể đã đề ra tại Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập

1.1. Về cơ cấu đầu tư công.

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ:

- Tiếp tục thực hiện và rà soát, đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Trung ương hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công phù hợp thông lệ quốc tế, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đu gn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư.

- Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công; cải thiện việc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công theo hướng hiệu quả nhất trong việc hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng bộ tiêu chí giám sát, đánh giá quản lý đầu tư công và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình.

- Hệ thống lại các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư đến nghiệm thu quyết toán đưa vào sử dụng nhằm thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn.

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các công trình giao thông kết nối vùng, giao thông nông thôn, đô thị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, trên cơ sở kiên trì, quyết liệt thực hiện cơ cấu đầu tư công có hiệu quả tập trung vào các công trình, dự án động lực có tính lan tỏa cao. Tập trung kêu gọi đầu tư hạ tầng giao thông theo các phương thức PPP đhuy động tối đa nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng giao thông kết nối phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, các chương trình, dự án thuộc phạm vi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng vùng động lực tăng trưởng, hạ tầng thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, hạ tầng kinh tế số, giáo dục, y tế, văn hóa, vùng khó khăn, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu; bảo đảm cân đối hơn giữa các phương thức trong phát triển hạ tầng giao thông.

- Thực hiện công khai hóa, minh bạch hóa thông tin về đầu tư; tăng cường công tác giám sát đối với đầu tư công, khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư công, hoạt động đầu tư công. Tăng cường chấp hành pháp luật, cơ chế chính sách, nâng cao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát trong đầu tư công.

- Phối hợp với Sở Tài chính ưu tiên bố trí vốn ngân sách cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, btrí đủ vn đi ứng cho dự án sử dụng vn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo dự kiến kế hoạch trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP) bằng hình thức khai thác quỹ đất, dự án chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025.

b) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện rà soát và lựa chọn các dự án giao thông quan trọng của tỉnh ưu tiên đầu tư, đxuất phân bvốn và nghiên cứu áp dụng các hình thức đầu tư kết hợp công - tư (PPP, BOT...).

c) Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ trách nhiệm, thẩm quyền được giao thực hiệnsoát lại tất cả các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý, kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và chương trình đã được phê duyệt; chỉ được quyết định đầu tư khi dự án đã được lựa chọn theo đúng quy trình và thứ tự ưu tiên, đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối, bố trí đủ vốn hoàn thành dự án đầu tư ở từng cấp ngân sách.

Tổ chức thực hiện, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả đầu tư công; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước trong quá trình đầu tư công.

1.2 Về cơ cấu lại ngân sách nhà nước.

a) Sở Tài chính chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Rà soát ngân sách toàn tỉnh tham mưu UBND tỉnh phân cấp quản lý, phân bố ngân sách nhà nước đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách tỉnh và chủ động của ngân sách địa phương.

- Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bn vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển, chỉ vay trong khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng vay và mức độ hấp thụ vốn vay, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước.

Tổ chức điều hành ngân sách chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo cân đi ngân sách phù hợp, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý thu, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Tập trung chng tht thu, chống chuyển giá, trốn thuế. Quản lý chặt chẽ giá tính thuế, gắn với kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế; đồng thời, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế và quyết liệt xử lý nợ đọng thuế.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường, biu khung, mức thuế, phí bảo vệ môi trường đi với từng đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường và phương pháp tính phí bảo vệ môi trường.

1.3 Về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đng Nai chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Thực hiện quản lý lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với nguyên tc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thng; tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới.

- Xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

- Triển khai các giải pháp về xử lý nợ xấu, ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phi trong các tổ chức tín dụng có liên quan.

- Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính, quản trị và chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, n định và phát triển bền vững.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, thúc đẩy hoạt động chuyn đổi so ngành ngân hàng.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đng Nai, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Đồng Nai tiếp nhận nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi nước ngoài để tài trợ cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.

1.4 Về cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập

a) Sở Nội vụ chủ trì phi hp với các đơn vị liên quan:

- Khẩn trương rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý đáp ứng điều kiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành, tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục đơn vị sự nghiệp công lập chuyn thành công ty cổ phần giai đoạn 2021 - 2025 để thúc đy tiến trình chuyển đổi.

- Đối với giá các loại dịch vụ được ngân sách nhà nước chi trả toàn phần hoặc một phần, và giá các dịch vụ có sự điều tiết của nhà nưc, hoàn thành tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công, bảo đảm công khai, minh bạch, và điều chỉnh giá các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách và người nghèo; đồng thời với thực hiện giao quyền tự chủ đầy đủ về tài chính, tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn vị cung cấp các loại dịch vụ nói trên.

- Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công giữa các đơn vị, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Đối với các đơn vị và các loại dịch vụ công khác, thực hiện đầy đủ tự do hóa thị trường, tăng cường xã hội hóa, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong cung cấp dịch vụ công giữa các đơn vị, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Các đơn vị dịch vụ công tương ứng được tự do kinh doanh, cung ứng dịch vụ công, tự chủ thỏa thuận và quyết định giá theo quy luật thị trường; đồng thời, nâng cao trách nhiệm xã hội của các đơn vị sự nghiệp.

- Rà soát tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình, tỷ lệ vốn nhà nước cn thực hiện thoái vốn tại doanh nghiệp được chuyn đi (cổ phn hóa) từ đơn vị sự nghiệp công.

b) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan:

Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan: Tng hp tham mưu UBND tỉnh danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước báo cáo Bộ Tài chính. Phối hợp với các sở, ngành tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ.

2. Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực

2.1 Phát triển thị trường tài chính

Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Kho hạc Nhà nước tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

2.2 Phát triển thị trường quyền sử dụng đất

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Tập trung tham mưu UBND tỉnh giải quyết căn cơ những bất cập về đất đai đối với các dự án trên địa bàn tỉnh. Chủ trì việc lập Kế hoạch sử dụng đất 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Đồng Nai; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo đúng quy định.

- ng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ số trong việc thu thập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, cập nhật và liên thông với hệ thống cơ sở dliệu quốc gia.

- Triển khai các giải pháp nhằm tăng cường mở rộng dịch vụ công trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý chặt chẽ quỹ đất công, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư.

- Triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh điều tra, thống kê, kim kê và xác định giá đất làm cơ sở hạch toán đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất, nht là đất do các đơn vị sự nghiệp công lập, nông, lâm trường quản lý.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện rà soát, giám sát các dự án đầu tư (ngoài KCN) của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đxuất UBND tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật.

2.3 Phát triển thị trường lao động

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Nghiên cứu hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động đồng bộ, liên thông cơ sở dliệu. Nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động. Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm hiện đại, tạo thuận lợi cho người tìm việc và người tuyn dụng lao động.

- Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án và dự án đi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với đy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề thích ứng với điều kiện sản xuất mới, đáp ứng yêu cầu phục hồi, cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững.

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn; Thực hiện các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp tham gia vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao đng; Thực hiện các giải pháp thúc đy nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lao động; thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc ở Việt Nam.

- Tiếp tục triển khai và nhân rộng đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề cao, trong đó tập trung đào tạo theo các bộ chương trình chuyn giao từ nước ngoài. Triển khai mô hình đào tạo, đào tạo lại trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gắn với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện đào tạo, đào tạo lại cho người lao động bị thất nghiệp; hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; hỗ trợ đào tạo cho người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, lao động nông thôn và các đối tượng chính sách khác.

b) Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, đổi mới hoạt động giáo dục đại học gắn với quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo; tăng cường ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ln thứ tư và chú trọng kết nối giữa cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học với các ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm gn kết đào tạo lý thuyết với thực hành, thực tập.

- Thực hiện các giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.

d) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương: Triển khai các giải pháp thu hút, sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

2.4 Phát triển thị trường khoa học công nghệ

a) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Triển khai các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thúc đy liên kết và chuyn giao công nghệ giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; nâng cao năng lực tiếp thu, hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.

- Xây dựng các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức trung gian môi giới, đánh giá chuyển giao công nghệ, sàn giao dịch công nghệ; nhập khu, chuyển giao công nghệ tiên tiến; khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có cam kết chuyển giao công nghệ hoặc thành lập các cơ sở nghiên cứu và phát triển ở Đồng Nai.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu chung với các đối tác sở hữu công nghệ nguồn, mở rộng hợp tác khoa học công nghệ với các nước tiên tiến.

- Tiếp tục xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, hệ thng bo hộ, thực thi quyn sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đánh giá sự phù hợp mã số vạch và truy xuất nguồn gốc, hệ thng xác thực và định danh điện tử. Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và chuyn giao công nghệ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và bảo vệ kết quả hoạt động sáng tạo trong nước và phù hợp với cam kết quốc tế. Mở rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Nghiên cứu xây dựng các giải pháp về chính sách tài chính gắn với kết quả, chất lượng nghiên cứu khoa học, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, quỹ khoa học công nghệ gắn với nhu cầu xã hội, chui giá trị của sản phẩm và kết quả đầu ra cuối cùng, khuyến khích thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ xem xét triển khai.

b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Xây dựng kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế số và xã hội số, các biện pháp quản lý các mô hình kinh doanh dựa trên nn tảng số và mạng Internet. Tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây.

c) Sở Nông nghiệp và Nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương: Triển khai chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng giải pháp phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030.

3. Phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giũa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

3.1. Cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp nhà nước

a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Tổ chức xây dựng phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và thực hiện hiệu quả phương án tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung giữ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Trung ương quy định rõ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, áp dụng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế tốt trong quản trị, áp dụng triệt để nguyên tắc thị trường trong chính sách tiền lương. Tách bạch nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhiệm vụ chính trị và an sinh xã hội của một số doanh nghiệp nhà nước.

- Thực hiện cổ phần hóa theo hướng đa dạng hóa các phương thức thoái vn theo nguyên tắc thị trường; ban hành cơ chế sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn, bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Xử lý dứt điểm những dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Giảm tối đa loại hình doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nm giữ 100% vốn điều lệ, tiếp tục thu hẹp diện doanh nghiệp mà Nhà nước duy trì có cổ phần, vốn góp; giải quyết những tồn tại, vướng mắc, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất đai của khối doanh nghiệp nhà nước. Thực thi nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm làm chậm tiến độ cphần hóa, thoái vốn nhà nước và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp tổng công ty nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan tchức thực hiện đúng kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kim toán, không đxảy ra tht thoát vốn, tài sản nhà nước; có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; các doanh nghiệp cổ phần hóa phải đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu ln đu; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xung mức đủ đ thay đi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.

3.2 Phát triển lực lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.

- Đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trọng tâm là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Hỗ trợ đ hình thành các chuỗi giá trị, mạng sản xuất; doanh nghiệp của Đồng Nai ngày càng có vai trò quan trọng, tham gia vào những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng cao. Hỗ trợ đhình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt ở một số ngành, lĩnh vực hoặc dẫn đầu trong chuỗi giá trị.

- Triển khai hiệu quả các biện pháp khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

- Rà soát, kiến nghị bãi bỏ rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Tăng cưng công tác hậu kiểm doanh nghiệp, giám sát thực hiện đầu tư sau cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thỏa thuận địa điểm. Duy trì mi liên hệ thường xuyên với các nhà đầu tư để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình đầu tư. Giám sát thường xuyên và kịp thời phát hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả các ưu đãi đầu tư, nhất là đất đai và cơ sở hạ tầng; kịp thời thu hồi và chuyn giao các nguồn lực cho những dự án hiệu quả hơn; định kỳ đánh giá kết quả thu hút và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư nước ngoài.

b) Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu sử dụng hiệu quả mua sắm công để thúc đẩy kinh tế số, an toàn thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

c) Sở Thông tin và Truyền thông phi hợp với các sở, ngành và địa phương thực hiện hiệu quả, triển khai đồng bộ chuyển đổi số cấp tỉnh, phát triển kinh tế số, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đi số.

d) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường, đi mới hoạt động đo lường đhỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

e) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

f) Sở Nội vụ phối hợp với các sở ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; đổi mới lề lối phương thức và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức theo hướng hỗ trợ và phục vụ doanh nghiệp; công khai, minh bạch, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước, xử lý nghiêm các tiêu cực, nhũng nhiễu.

g) Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan:

- Tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn; thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp; chịu trách nhiệm đẩy mạnh triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật, tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để xử lý theo quy định.

h) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh, Biên Hòa:

- Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.

- Rà soát, điều chỉnh các chính sách, quy trình, thủ tục phê duyệt hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các quỹ phát triển công nghệ địa phương theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục nhận hỗ trợ và hỗ trợ có mục tiêu, trọng điểm.

- Rà soát các quy hoạch ngành, lĩnh vực để đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đôn đốc các cơ quan trực thuộc nghiêm túc thực hiện quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

3.3 Phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gn với chính sách khuyến khích chuyn giao công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong nước.

- Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực kinh nghiệm, tài chính, các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ xanh thân thiện với môi trường.

- Quan tâm thu hút đầu tư có chọn lọc, chọn nhà đầu tư tốt nhất, kiểm soát dự án, ưu tiên các dự án thân thiện môi trường, công nghệ sạch; nghiên cứu việc áp dụng nội dung Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị "về định hướng hoàn thiện thchế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030" vào vấn đề đầu tư cho các dự án, kể cả việc đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.

3.4 Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương: Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường liên kết, giải phóng nguồn lực, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; áp dụng nhiều mô hình mới, nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với phát huy vai trò làm chủ, tăng cường lợi ích của thành viên hợp tác xã.

4. Phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.

4.1 Ban hành và thực hiện nghiêm quy hoạch tỉnh; đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, phát triển hệ thống đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng; xây dựng định hướng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; lựa chọn địa phương, đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương:

- Thực hiện tốt công tác lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2050 để triển khai đồng bộ tránh chồng chéo giữa các quy hoạch ngành xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan. Bảo đảm cụ thể hóa những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của các chiến lược quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung quy hoạch đng bộ các khu đất có lợi thế xung quanh vùng dự án, các vị trí đất có giá trị thương mại cao để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện khai thác đu giá tạo nguồn vốn đầu tư cho ngân sách địa phương.

- Huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Chuẩn bị các nguồn lực đkhai thác tốt lợi thế mới, động lực mới khi các dự án này đi vào khai thác. Xây dựng hệ thống giao thông kết nối các địa phương với sân bay Long Thành; hệ thống giao thông kết nối, giao thông đối ngoại phục vụ cho các khu công nghiệp dự kiên sẽ được bổ sung vào quy hoạch khu công nghiệp của tỉnh.

- Huy động đa dạng các nguồn lực để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải và UBND các huyện, thành phố Long Khánh, Biên Hòa:

Tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các địa phương triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án trọng điểm trên địa bàn, nhất là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Du Giây - Liên Khương, mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây lên 8-10 làn xe theo quy hoạch, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án đường sắt đô thị từ thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Biên Hòa, đường vành đai 3, vành đai 4, đường liên Cảng, cầu Bạch Đằng, cầu Cát Lái, các công trình trọng điểm của tỉnh...

c) Sở Xây dựng chủ trì phi với các sở ngành và địa phương:

- Tổ chức triển khai có hiệu quả các chiến lược, quy hoạch; tiếp tc rà soát, đề xuất điều chỉnh các quy hoạch không còn khả thi.

- Đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch; phát huy vai trò các đô thị lớn; góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới cụ thể: Quy hoạch chung đô thị Long Thành và Quy hoạch chung đô thị Trảng Bom giai đoạn đến năm 2040 tm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy hoạch chung Nhơn Trạch giai đoạn đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2050.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức lập các quy hoạch phân khu: Quy hoạch phân khu các khu vực cửa ngõ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (phía Đông và phía Tây). Quy hoạch phân khu các khu chức năng: khu công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ; rà soát điều chỉnh các quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, nhất là việc kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng đô thị sau khi đã được công nhận loại đô thị hoặc hình thành đơn vị hành chính mới , mở rộng. Gắn kết kế hoạch, chương trình phát triển đô thị, thị trường nhà ở, thị trường bất động sản với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư hàng năm ở các địa phương.

- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thoát nước và xử lý nước thải tại các khu vực đô thị, tại các trục giao thông chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo mục tiêu thoát nước, không gây ngập lụt vào mùa mưa.

- Chủ trì đề xuất, xây dựng phát triển đô thị, tập trung đầu tư phát triển đô thị trung tâm của tỉnh thuộc các đô thị thành phố Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, gắn kết vào việc phát triển đô thị và phát triển nông thôn đảm bảo phát triển theo hướng đô thị thông minh.

4.2 Xây dựng, hoàn thiện thể chế liên kết vùng, kiện toàn bộ máy tổ chức điều phối vùng. Hoàn thiện định hướng, cơ chế, chính sách khai thác hiệu quả hợp tác, liên kết vùng, gia tăng lợi ích lan tỏa trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và nâng cấp chuỗi giá trị của các ngành có thế mạnh; phát triển mô hình kinh tế xanh, khu kinh tế phù hợp với đặc trưng từng vùng.

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương:

- Triển khai xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thông qua.

- Triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn theo hướng gắn kết chặt chẽ đầu tư giữa trung ương và địa phương, gia các địa phương để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông nhằm nâng cao năng lực và khả năng kết nối toàn vùng.

- Chủ động đề xuất UBND tỉnh thực hiện phối hợp, liên kết và hợp tác giữa các địa phương trong vùng Đông Nam bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam một cách có hiệu quả với các hình thức và nội dung thích hợp như: phối hợp và hợp tác nghiên cứu xác định các lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của địa phương; trao đổi thông tin và phối hợp nghiên cứu xây dựng và triển khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, quy hoạch phát triển khu khu công nghiệp và các quy hoạch phát triển khác; trao đổi thông tin, phối hợp thẩm định và lựa chọn các dự án đầu tư quan trọng, dự án có tác động liên quan đến các địa phương khác trong vùng; hợp tác, phối hợp xây dựng và phát triển mạng sản xuất quy mô vùng kinh tế.

b) Ban Quản lý các Khu công nghiệp triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

c) Sở Tài chính chủ trì nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ xem xét phân cấp mạnh hơn nữa về quản lý kinh tế và quản lý ngân sách đcác tỉnh trong vùng có nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển; đng thời, tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho các địa phương có điều tiết lớn về ngân sách trung ương (theo hướng mức đlại cho địa phương cao hơn mức chi ngân sách nhà nước bình quân đu người so với các địa phương khác vì các địa phương này hàng năm đón nhận slượng lớn dân stăng cơ học, và nhu cầu chi đầu tư phát triển rất lớn nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng cao để tăng thêm nguồn lực đu tư hạ tầng, giải quyết các công trình an sinh xã hội cấp bách, tái đầu tư đ bi dưỡng nguồn thu).

d) Các sở, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm soát chặt chquá trình phát triển đô thị, hoàn thiện mô hình phát triển kinh tế đô thị, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý của chính quyền đô thị.

5. Cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế

5.1 Cơ cấu lại ngành nông nghiệp

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, thúc đẩy chuyn giao, ứng dụng khoa học - công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để lựa chọn phát triển các sản phm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và cả nước từ đó tăng thu nhập cho người nông dân.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các Kế hoạch, Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030 của lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Triển khai các giải pháp tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát trin thị trường tiêu thụ; xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế; phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử trong nông nghiệp.

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến phù hợp, hiệu quả, mở rộng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng giải pháp phát triển khoa học và ứng dụng, chuyn giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tích hợp quy hoạch sản xuất nông nghiệp, đảm bảo phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương và tạo vùng nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường. Rà soát, điều chỉnh diện tích đất trồng lúa ở mức hợp lý, chuyn sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao theo Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.

- Tăng cường các biện pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất để tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

- Xây dựng các giải pháp nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa 04 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) để gắn sản xuất với chế biến, phân phối và tiêu thụ.

- Xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ quản trị tiên tiến, có khả năng tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ở những vùng sản xuất tập trung.

- Xây dựng giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại; thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; phát triển công nghiệp chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; phát triển các cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030; cơ cấu lại ngành lúa gạo đến năm 2030.

- Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp, phát huy hiệu quả chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu tác tại do thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.

- Phối hp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch phòng chng thiên tai và thủy lợi tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định trình phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định, bảo đảm tài nguyên đất đai được bố trí sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bn vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương; khắc phục tình trạng quy hoạch không ổn định, xung đột về sử dụng đất giữa các lĩnh vực, giữa các ngành hàng trong cùng một lĩnh vực có tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư.

5.2 Cơ cấu lại ngành công nghiệp

a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua và Bộ Công Thương có quy định hướng dẫn.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ triển khai các giải pháp thúc đy đổi mới sáng tạo và chuyn đi số trong ngành công nghiệp; khai thác triệt để thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đề số hóa, công nghệ hóa phương thức sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất, chất lượng, sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đi khí hậu.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp: Cơ khí chế tạo, ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện - điện tử, thiết bị y tế,...; công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp thân thiện môi trường, công nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp ưu tiên. Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như dệt may, da giày nhưng ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.

- Xây dựng và phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp chuyên môn hóa; hình thành một số cụm liên kết ngành công nghiệp theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn và chuỗi giá trị theo đề án thí điểm đầu tư các khu công nghiệp tập trung tại một số địa phương phù hợp theo mô hình cụm liên kết ngành sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua và Bộ Công Thương có quy định hướng dẫn.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu xây dựng quy hoạch về năng lượng, điện lực tích hp vào Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

- Xây dựng phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030.

- Nghiên cứu các giải pháp nhm thúc đy phát triển mạnh các ngành công nghiệp môi trường với công nghệ hiện đại, giảm lượng phát thải khí nhà kính theo các mục tiêu đã cam kết, tận dụng các hỗ trợ quốc tế trong chuyn đi công nghệ.

b) Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì phối hợp Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Xây dựng đầu tư các khu công nghiệp tập trung tại một số địa phương phù hợp theo mô hình cụm liên kết ngành sản xuất các linh kiện, phụ tùng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển.

- Rà soát các KCN đã thu hút đầu tư từ nhiều năm trưc để có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong các KCN này thực hiện đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu theo hướng cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường, tăng hàm lượng giá trị gia tăng trên sản phẩm sản xuất, sản xuất thành phm hoặc bán thành phẩm là nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất khác, tạo thành chuỗi sản xuất khép kín, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giảm gia công, giảm dần các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông, chất lượng thấp

5.3 Cơ cấu lại các ngành dịch vụ

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Triển khai các giải pháp nhằm tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Thu hút đầu tư tư nhân vào các ngành dịch vụ mũi nhọn, then chốt.

- Thực hiện chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị thương mại, dịch vụ.

b) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số. Triển khai các giải pháp phát triển thương mại điện tử, khai thác hiệu quả các phương thức thanh toán điện tử và các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới. Xây dựng giải pháp về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025.

- Triển khai các giải pháp, chính sách khai thác hiệu quả thị trường nội địa; phối hợp các sở, ngành, đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Cập nhật dữ liệu về cấp phép bán buôn sản phẩm vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Công Thương, thực hiện kết nối doanh nghiệp phân phối với cắc đơn vị sản xuất nhằm kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức triển khai giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Đồng Nai tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030.

- Triển khai các giải pháp tập trung vào công tác phòng vệ thương mại đbảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng.

c) Cục Quản lý thị trường tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lực lượng quản lý thị trường giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

d) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các, sở, ngành và địa phương triển khai các giải pháp tập trung hình thành hệ thống các trung tâm logistics mạnh, nhất là trong lĩnh vực hàng không, hàng hải.

e) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Xây dựng các giải pháp nhm phát triển mạnh dịch vụ văn hóa, ththao trở thành ngành kinh tế quan trọng. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung giải quyết các điểm nghn về kết cấu hạ tầng du lịch. Xây dựng các chính sách thúc đẩy du lịch gắn với bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa truyền thống.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Quy hoạch hệ thống du lịch tích hp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghiên cứu xây dựng các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên sự sáng tạo có kế thừa văn hóa, tinh hoa dân tộc, khoa học công nghệ và bản quyền sở hữu trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

f) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phi hợp với các sở, ngành và địa phương:

- Xây dựng các giải pháp nhằm phát triển các hệ sinh thái số đlàm nền tảng cho phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông tích hp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

g) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp nhằm phát triển mạnh ngành dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội.

h) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp nhằm phát triển mạnh ngành dịch vụ y tế hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh, Biên Hòa theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao triển khai những nhiệm vụ phù hợp của Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV, Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hành động này vào nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025; xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động này của UBND tỉnh; đồng thời chỉ đạo triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng ngành, lĩnh vực và địa phương.

2. Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh, Biên Hòa chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 01 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh, Biên Hòa theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh, Chính phủ các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động; bám sát các nội dung liên quan trong chương trình làm việc của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân để thực hiện việc báo cáo theo quy định.

4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền các nội dung của Chương trình hành động này nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nn kinh tế.

5. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình hành động của UBND tỉnh, các sở, ngành, cơ quan, địa phương chủ động đề xuất, gửi Sở Kế hoạch và Đu tư để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính Phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Chỉ đạo tái cơ cấu;
- Chánh- Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, TP.LK, TP.BH;
- Lưu: VT, THNC,KTN,KTNS,KGVX;
Tuấn THNC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cao Tiến Dũng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác