Chỉ thị 912/CT-UBND năm 2017 khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Chỉ thị 912/CT-UBND năm 2017 khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số hiệu: | 912/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang | Người ký: | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 24/05/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 912/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang |
Người ký: | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 24/05/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 912/CT-UBND |
Hà Giang, ngày 24 tháng 05 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC, ĐI HỌC KHÔNG CHUYÊN CẦN, TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÀ SINH CON THỨ BA TRỞ LÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Trong thời gian qua, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt một số kết quả tích cực: Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên; văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát triển; các phong tục, tập quán lạc hậu cơ bản được đẩy lùi; đa số người dân tích cực lao động, sản xuất để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết chung tay xây dựng cộng đồng thôn, bản văn minh, tiến bộ.
Chính sách của Trung ương và của Tỉnh đối với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo... đã có tác dụng to lớn trong việc huy động, duy trì sĩ số học sinh, là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần, chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng ở một số địa phương, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chưa được khắc phục kịp thời, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Công tác Dân số - Kế hoạch gia đình (DS/KHHGĐ) đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Mức giảm sinh của tỉnh đã đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng giảm dần, năm 2016 giảm còn 15,14% nhưng vẫn còn cao so với trung bình toàn quốc (10,5%). Các cặp vợ chồng sinh con thứ 3 trở lên chủ yếu là người dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hiện tại Hà Giang là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao nhất toàn quốc. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống diễn ra phổ biến tại các huyện vùng cao, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và tập trung chủ yếu ở nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: Chưa thực hiện nghiêm và có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; do địa hình chia cắt, đặc điểm tự nhiên như thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp; một số quan niệm, hủ tục còn tồn tại trong đồng bào dân tộc thiểu số; công tác tuyên truyền, vận động, sự quan tâm chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền địa phương (nhất là ở cấp xã) chưa thực sự quyết liệt; công tác tham mưu của các cơ sở giáo dục, văn hóa, y tế chưa chủ động, tích cực; việc theo dõi, thống kê học sinh bỏ học, tình trạnh tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ ba chưa thường xuyên, liên tục, thiếu chặt chẽ.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, huy động được sức mạnh của các cấp, các ngành trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiếp tục phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội miền núi, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số; vận động học sinh tới trường, chống bỏ học giữa chừng; phổ biến những quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân gia đình, những hậu quả, tác hại và hệ lụy do tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ ba trở lên gây ra.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp. Giao nhiệm vụ cụ thể và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu (bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng phòng GD&ĐT, Trưởng phòng Y tế, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin và Truyền thanh cấp huyện thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn; Hiệu trưởng các nhà trường, Giám đốc Trung tâm y tế, Trung tâm Văn hóa thông tin, Trưởng các ban Đảng, Hội, Đoàn thể cấp cơ sở, ...) trong việc nắm, chỉ đạo, thực hiện các giải pháp vận động học sinh tới trường, chống bỏ học giữa chừng; khắc phục tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba theo từng tháng, từng quý.
Tăng cường công tác đôn đốc, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và giám sát của nhân dân để kịp thời vận động, xử lí những trường hợp vi phạm, những tập thể cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện huy động học sinh đi học, khắc phục tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo rà soát, nắm bắt số lượng, tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba theo từng tháng, từng quý, năm.
2. Sở GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh quán triệt hơn nữa đến đội ngũ cán bộ, giáo viên về mục đích, ý nghĩa của việc huy động học sinh đúng độ tuổi đến trường, chống tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng là tiền đề vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở.
Tổ chức các lớp theo đối tượng để bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh yếu kém, mở các lớp phổ cập, các lớp bổ túc văn hóa tạo cơ hội cho học sinh được học tập nâng cao trình độ.
Chỉ đạo các trường, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương huy động học sinh đến trường. Thực hiện tốt hơn nữa công tác bàn giao học sinh đầu cấp theo quy định, đặc biệt lưu ý bàn giao học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 cấp THCS.
Chấn chỉnh công tác quản lý học sinh trên lớp, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng; có kế hoạch, biện pháp kịp thời để huy động học sinh bỏ học trở lại học trong thời gian ngắn nhất. Tăng cường công tác thanh kiểm tra đột xuất việc thực hiện quy định quản lý học sinh, việc rà soát cập nhật hồ sơ chống bỏ học, công tác chủ nhiệm lớp... Có hình thức khen thưởng, đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý học sinh.
3. Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về công tác DS/KHHGĐ, coi công tác DS/KHHGĐ là một nhiệm vụ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 05/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác DS/KHHGĐ trong tình hình mới”.
Củng cố Ban chỉ đạo công tác DS/KHHGĐ và ổn định bộ máy làm công tác DS/KHHGĐ các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các chỉ tiêu công tác DS/KHHGĐ.
Tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng, triển khai thực hiện chiến dịch tại các xã đặc biệt khó khăn, truyền thông trực tiếp nói chuyện chuyên đề, thăm hộ gia đình tư vấn thuyết phục, hỗ trợ các trang thiết bị và tài liệu phục vụ công tác truyền thông tại cơ sở để chuyển tải các thông tin một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi bền vững của người dân trong lĩnh vực DS/KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số...
Huy động, bổ sung nguồn lực cho thực hiện công tác DS/KHHGĐ. Hỗ trợ và cung cấp miễn phí các phương tiện tránh thai, dịch vụ kỹ thuật y tế Kế hoạch hóa gia đình cho 100% người dân có nhu cầu sử dụng như: Vòng tránh thai, que cấy, thuốc tiêm, thuốc uống và bao cao su...
Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đưa nội dung thực hiện chính sách DS/KHHGĐ vào nội quy, quy chế và tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ký cam kết không vi phạm chính sách DS/KHHGĐ.
Phát huy vai trò gia đình và cá nhân trong việc thực hiện Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới và các chính sách pháp luật khác của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
Lồng ghép xây dựng câu lạc bộ “Phòng chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” với câu lạc bộ Tiền hôn nhân, câu lạc bộ phụ nữ sinh con một bề không sinh con thứ 3 trở lên, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc...
4. Hội Khuyến học các cấp tham gia tích cực hơn nữa trong việc vận động học sinh đến trường, phối hợp với các ngành, đoàn thể vận động phong trào đóng góp vở viết, sách giáo khoa, quần áo, dụng cụ học tập... hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, theo chức năng nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch và các sở, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất đưa chỉ tiêu về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, hôn nhân không có đăng ký và sinh con thứ ba trở lên vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm.
Bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra các sở, ngành có liên quan, các địa phương trong việc bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thường xuyên tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân về quyền lợi và nghĩa vụ học tập của con em trong độ tuổi đi học, ích lợi của việc học đối với tương lai của mỗi cá nhân và sự phát triển kinh tế - xã hội; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, về phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Xây dựng phóng sự, chuyên trang, chuyên mục về gương điển hình tiên tiến trong công tác giáo dục đào tạo, hôn nhân và gia đình.
7. Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố, tham mưu và đề nghị Huyện ủy, Thành Ủy ban hành kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo các ban Đảng, các tổ chức đoàn thể, hội, các cơ quan, ban, ngành của huyện/thành phố, chính quyền các xã/phường/thị trấn, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa trên địa bàn, trưởng các thôn/bản có các giải pháp hiệu quả, tích cực nhằm vận động học sinh tới trường, chống bỏ học giữa chừng; khắc phục tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và sinh con thứ ba.
Đưa mục tiêu duy trì sĩ số học sinh, mục tiêu về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, hôn nhân không có đăng ký và sinh con thứ ba trở lên vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn của địa phương.
Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền và đưa nội dung vận động học sinh tới trường, chống bỏ học, ngăn chặn vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con thứ ba trở lên lồng ghép vào hương ước, quy ước của thôn bản, tổ dân phố, coi đây là tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm.
Tăng cường công tác quản lí, ngăn chặn tình trạng lao động tự do sang Trung Quốc làm thuê trái phép.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây