22871

Chỉ thị 772-TATC năm 1959 về đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến do Toà Án Nhân Dân tối cao ban hành.

22871
LawNet .vn

Chỉ thị 772-TATC năm 1959 về đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến do Toà Án Nhân Dân tối cao ban hành.

Số hiệu: 772-TATC Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Trần Công Tường
Ngày ban hành: 10/07/1959 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 05/08/1959 Số công báo: 29-29
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 772-TATC
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
Người ký: Trần Công Tường
Ngày ban hành: 10/07/1959
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 05/08/1959
Số công báo: 29-29
Tình trạng: Đã biết

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 772-TATC

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 1959 

 

CHỈ THỊ

 VỀ VẤN ĐỀ ĐÌNH CHỈ ÁP DỤNG LUẬT PHÁP CŨ CỦA ĐẾ QUỐC VÀ PHONG KIẾN

Sau khi cách mạng tháng 8 thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập, chính quyền cách mạng, theo Sắc lệnh số 47 ngày 10-10-1945 vẫn còn cho phép áp dụng một số điều luật cũ của đế quốc và phong kiến, với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa.

Đó là một việc cần thiết trong điều kiện lúc bấy giờ. Các Tòa án đã căn cứ vào chính sách của Đảng và Chính phủ, tinh thần độc lập và dân chủ của Hiến pháp của năm 1946, án lệ của các tòa án để xét xử. Điều luật cũ chỉ được vận dụng trong khi thật cần thiết, và với tinh thần của chính sách và đường lối mới.

Nhưng từ ngày hòa bình lập lại, cách mạng chuyển giai đoạn, luật pháp, cách chính sách, đường lối để tiến hành nhiệm vụ cách mạng, mỗi ngày càng nhiều. Những điều luật của đế quốc và phong kiến dù là hiểu và áp dụng với tinh thần mới chẳng những là không còn thích hợp được nữa, mà trái lại không khỏi gây ra nhiều tác hại trong công tác.

Cho nên Thông tư số 19/VHH-HS ngày 30-6-1955 của Bộ Tư pháp đã yêu cầu các tòa án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến nữa.

Thông tư này phần lớn được thi hành. Nhưng lẻ tẻ còn có một số nơi, trong một số trường hợp, nhất là tiếp theo phát hiện sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, vẫn còn chiếu theo điều luật cũ để định tội và cân nhắc hình phạt. Do đó mà đường lối xử lý đâm ra sai lệch; không phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ. Do đó mà đã gây tác hại trong công tác; không kể những ảnh hưởng không tốt về lập trường tư tưởng.

Toà án Tối cao thấy cần cân nhắc lại một lần nữa rằng điều luật của đế quốc và phong kiến do đế quốc và phong kiến đặt ra để bảo vệ quyền lợi của chúng, bảo vệ chế độ đế quốc và phong kiến bóc lột và đàn áp nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta đã đánh đổ đế quốc và phong kiến ở miền Bắc và đang ra sức đưa dần miền Bắc lên xã hội chủ nghĩa, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ, bằng phương pháp hòa bình. Trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, và với nhiệm vụ cách mạng nói trên, hoàn toàn không thể sử dụng điều luật của đế quốc và phong kiến được nữa, dù là với tinh thần mới.

Để xét xử các vụ án hình sự và dân sự, cần áp dụng luật pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành từ trước đến giờ (luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư…) đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, án lệ của các tòa án, của Tòa án Tối cao.

Trường hợp không giải quyết được thì sẽ báo cáo lên Toà án Tối cao để có ý kiến giúp đỡ.

Mong các Tòa án thi hành đúng chỉ thị này.

 

 

K.T. CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN

 
 
 

Trần Công Tường

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác