Chỉ thị 427-TTg về việc ra sức đẩy mạnh sản xuất phòng chống đói ở vùng rẻo cao, chuẩn bị tổng kết kinh nghiệm sản xuất và xây dựng tổ đổi công ở miền núi do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chỉ thị 427-TTg về việc ra sức đẩy mạnh sản xuất phòng chống đói ở vùng rẻo cao, chuẩn bị tổng kết kinh nghiệm sản xuất và xây dựng tổ đổi công ở miền núi do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Số hiệu: | 427-TTg | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng | Người ký: | Trần Hữu Dực |
Ngày ban hành: | 16/09/1957 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 25/09/1957 | Số công báo: | 39-39 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 427-TTg |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng |
Người ký: | Trần Hữu Dực |
Ngày ban hành: | 16/09/1957 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 25/09/1957 |
Số công báo: | 39-39 |
Tình trạng: | Đã biết |
PHỦ THỦ TƯỚNG |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 427-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 1957 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC RA SỨC ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT PHÒNG CHỐNG ĐÓI Ở VÙNG RẺO CAO, CHUẨN BỊ TỔNG KẾT KINH NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG TỔ ĐỔI CÔNG Ở MIỀN NÚI
Báo cáo của các khu, tỉnh thì do hạn hán nghiêm trọng, nên ở vùng rẻo cao lúa sớm bị nghẹn đồng, lúa trĩa sau khô héo, có nơi bị chết đến 50%, 60% như Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên… hoa màu nhất là ngô cũng bị thiệt hại nặng như ngô đồi ở Con Cuông (Nghệ An), ngô ruộng ở Lạng Sơn,… Ngoài ra nơi nào cũng có nạn thú rừng, sâu, chuột, châu chấu phá hoại mùa màng.
Tình hình trên làm cho đời sống của nhân dân gặp khó khăn và có thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị. Nhưng sự lãnh đạo của các cấp còn yếu, chỉ đạo thiếu cụ thể, ít chú ý giải quyết khó khăn của đồng bào, ít xuống tận xã để hướng dẫn đôn đốc.
Nhiệm vụ trước mắt là phải ra sức đẩy mạnh sản xuất phòng và chống đói cho đồng bào miền núi, đặc biệt là đồng bào rẻo cao. Cụ thể là:
- Vận động trồng màu mau ăn, nhất là ngô, khoai ở những nương chưa trĩa được hoặc ở những rẫy đã thu hoạch, rẫy mà lúa hay hoa màu đã bị hỏng.
- Đẩy mạnh làm cỏ, vun, xới những ruộng, nương, lúa hoặc màu, tận dụng mọi nguồn phân bón để đảm bảo năng suất.
- Đi đôi với việc vận động sản xuất, hướng dẫn đồng bào lấy lâm thổ sản và tổ chức thu mua kịp thời để giải quyết đời sống trước mắt, nhưng phải có kế hoạch thích hợp, tránh tình trạng sao lãng sản xuất.
- Mùa này lụt, lũ có thể xảy ra, phải có kế hoạch hướng dẫn phòng chống cho từng nơi, để tránh thiệt hại.
- Phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng chống thú rừng, sâu, chuột, bảo vệ lúa và màu.
- Ở những nơi có đồng bào rẻo cao, vì mất mùa nên xuống núi làm ăn thì phải kịp thời tổ chức tương trợ, giúp đỡ ruộng đất, nông cụ… để chuẩn bị cho kịp mùa sắp tới.
Đi đôi với công tác trước mắt, các khu, tỉnh cần chuẩn bị tổng kết sản xuất và tổ chức đổi công miền núi.
Cần thấy rõ đây là một công tác rất quan trọng, nó giúp cho sự lãnh đạo sau này được sát đúng và kịp thời nhằm giải quyết đời sống cho đồng bào miền núi.
Yêu cầu của tổng kết là:
- Kiểm điểm việc thi hành đường lối chính sách, chủ trương lãnh đạo sản xuất và tổ đổi công miền núi (chú trọng vùng rẻo cao).
- Rút kinh nghiệm, bồi bổ cho chính sách và cải tiến kỹ thuật để chuẩn bị thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1958.
- Nắm vững đặc điểm từng vùng để đánh giá đúng khó khăn, thuận lợi: về thời tiết, khí hậu, đất đai, tập quán canh tác…
Bộ Nông lâm và ban liên lạc nông dân toàn quốc sẽ hướng dẫn kế hoạch cụ thể của việc đẩy mạnh sản xuất chống đói và tổng kết sản xuất, tổ đổi công. Thủ tướng phủ yêu cầu Ủy ban hành chính các cấp, nhất là khu, tỉnh:
- Thấy rõ hai công tác trên đây rất quan trọng và cấp bách để có kế hoạch cụ thể hướng dẫn và tập trung cán bộ xuống xã giúp đỡ nhân dân thi hành.
- Làm cho nhân dân và cán bộ thấy rõ, nhờ có tổ chức, có tương trợ và có lãnh đạo họ có thể tự giải quyết khó khăn và trở ngại đang mắc phải, để chống tư tưởng bi quan, ngại khó, mê tín dị đoan, ỷ lại vào Chính phủ.
- Làm đến đâu, kết quả như thế nào, gặp khó khăn gì, thường xuyên báo cáo về Thủ tướng phủ, Bộ Nông lâm, Ban Liên lạc nông dân toàn quốc biết.
|
TL. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây