175698

Chỉ thị 36/CT-UBND năm 2009 triển khai Luật Thi hành án dân sự và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội

175698
LawNet .vn

Chỉ thị 36/CT-UBND năm 2009 triển khai Luật Thi hành án dân sự và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu: 36/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thế Thảo
Ngày ban hành: 28/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 36/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Nguyễn Thế Thảo
Ngày ban hành: 28/12/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/CT-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2009

 

CHỈ THỊ

VỀ TRIỂN KHAI LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009; đây là văn bản Luật quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác Thi hành án dân sự. Theo đó, hệ thống tổ chức ngành Thi hành án dân sự có những bước thay đổi quan trọng về tổ chức bộ máy, đồng thời xác định rõ vai trò, vị trí của cơ quan Thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương với mô hình quản lý tập trung, thống nhất theo ngành dọc (gồm: Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố và Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã).

Hoạt động Thi hành án dân sự tại thành phố trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực; trụ sở làm việc, cơ sở vật chất của cơ quan Thi hành án dân sự thành phố và nhiều quận, huyện, thị xã đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm, đầu tư đúng mức; kết quả thi hành án xong về việc và giá trị tiền, tài sản thu về cho ngân sách, cho cơ quan, tổ chức và cá nhân năm sau cao hơn năm trước, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội, hạn chế tình trạng khiếu nại, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ trong tình hình mới, công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, số lượng việc thi hành án tồn đọng chưa được giải quyết triệt để, nhận thức về trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành có lúc, có nơi chưa đầy đủ; việc xây dựng kho vật chứng của cơ quan Thi hành án theo quy định của Nghị định số 18/2002/NĐ-CP của Chính phủ ở nhiều địa phương chưa có chuyển biến đáng kể.

Để triển khai có hiệu quả Luật Thi hành án dân sự và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố, UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, tổ chức, đoàn thể trực thuộc thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai tốt các nhiệm vụ sau đây:

1. Sở Tư pháp

a) Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố ban hành trước đây trái với Luật Thi hành án dân sự, báo cáo đề xuất UBND thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ để phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

b) Chủ trì, tham mưu giúp Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền Luật Thi hành án dân sự; biên soạn, in ấn tài liệu và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể phổ biến, quán triệt những quy định pháp luật về Thi hành án dân sự bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về Thi hành án dân sự; đồng thời xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu tập huấn về Luật Thi hành án dân sự cho đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn trong toàn thành phố.

2. Cục Thi hành án dân sự thành phố

a) Chủ động tham mưu giúp UBND Thành phố quản lý Nhà nước về công tác Thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự.

b) Thực hiện các biện pháp kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan thi hành án dân sự của thành phố ngang tầm vị trí, vai trò của cơ quan thi hành án đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ lãnh đạo, Chấp hành viên, Thẩm tra viên của các cơ quan THASD trên địa bàn thuộc thẩm quyền.

c) Tham mưu giúp UBND Thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

d) Chủ động củng cố, kiện toàn các tổ chức đảng, đoàn thể của Cục Thi hành án dân sự thành phố và phối hợp với quận, huyện, thị ủy, UBND các quận, huyện thị xã củng cố, kiện toàn các tổ chức đảng, đoàn thể của các Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã theo chỉ đạo của Thành ủy.

đ) Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền cơ sở, tích cực xác minh, phân loại và tổ chức thi hành có hiệu quả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thực hiện có hiệu quả các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi hành án, khắc phục tình trạng việc thi hành án tồn đọng, hoàn thành các chỉ tiêu về thi hành án theo quy định của Bộ Tư pháp. Đồng thời chủ động báo cáo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố để có kế hoạch chỉ đạo phối hợp với các Sở, ngành và UBND các cấp ở địa phương đảm bảo thi hành dứt điểm vụ án.

e) Chủ động phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc, UBND các quận, huyện, thị xã bố trí mặt bằng, đền bù, giải phóng mặt bằng để các cơ quan thi hành án dân sự xây dựng trụ sở và kho vật chứng thi hành án phù hợp với mô hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự.

g) Thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án; không để đơn thư tồn đọng, khiếu nại kéo dài, gây ra bức xúc hoặc khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội tại địa phương.

3. Các Sở, ban, ngành có liên quan

a) Công an thành phố, bố trí lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp xây dựng kế hoạch bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trước, trong và sau khi cưỡng chế đảm bảo an toàn, phối hợp bảo vệ kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết, khi có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan THADS.

b) Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với Cục Thi hành án dân sự thành phố, Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã tập trung bố trí mặt bằng, hỗ trợ đền bù, giải phóng nhanh mặt bằng, để các cơ quan thi hành án dân sự xây dựng trụ sở, kho vật chứng tương xứng với vị thế mới của các cơ quan thi hành án dân sự.

c) Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã trong thành phố tăng cường công tác phối hợp thi hành án; thực hiện quyết định của cơ quan thi hành án về cưỡng chế trừ vào thu nhập, khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền của người phải thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

d) Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố và Công an thành phố Phối hợp với Cục Thi hành án dân sự thành phố xây dựng quy chế phối hợp liên ngành (Tòa án – Kiểm sát – Công an - THADS) nhằm phối hợp chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, xử lý tang tài vật, tiền, tài sản tồn đọng, tập trung rà soát, đối chiếu theo danh sách do Cục Thi hành án dân sự thành phố cung cấp, phối hợp có biện pháp xử lý phù hợp, giải quyết dứt điểm.

đ) Các Sở, ban, ngành của Thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc triển khai thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu, xác nhận tài sản và nguồn thu nhập của người phải thi hành án cho các cơ quan thi hành án khi có yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho người được thi hành án có được thông tin về tài sản, nguồn thu nhập của người phải thi hành án để cho cơ quan thi hành án tổ chức thi hành.

4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

a) Chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể ở địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự cho các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao ý thức trong việc chấp hành pháp luật về thi hành án dân sự.

b) Phối hợp với Cục Thi hành án dân sự thành phố kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan thi hành án đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ triển khai Luật Thi hành án dân sự.

c) Chỉ đạo công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thi hành án dân sự trên địa bàn; tổ chức tốt việc cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Chi cục trưởng Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã.

d) Kiện toàn Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã theo đề nghị của Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã.

đ) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao đất, hỗ trợ việc giải phóng mặt bằng và kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng để các cơ quan Thi hành án dân sự có điều kiện xây dựng trụ sở và kho vật chứng thi hành án.

e) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc triển khai thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu, xác nhận tài sản và nguồn thu nhập của người phải thi hành án cho các cơ quan thi hành án khi có yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho người được thi hành án có được thông tin về tài sản, nguồn thu nhập của người phải thi hành án để cho cơ quan thi hành án tổ chức thi hành.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể

Tăng cường giám sát công tác thi hành án dân sự theo quy định pháp luật, phản ánh kịp thời những thiếu sót, hạn chế trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương, như giám sát việc chấp hành pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự.

6. Các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở

Phối hợp với Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự thành phố, Phòng Tư pháp, Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án dân sự trên các báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở để mọi tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung và có hiểu biết pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng. Thường xuyên và kịp thời đưa tin, bài, phóng sự… về công tác thi hành án dân sự ở địa phương để tạo sự tác động, ảnh hưởng tích cực trong xã hội, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác thi hành án dân sự; đồng thời phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật, cản trở, chống đối việc thi hành án nhằm giáo dục, phòng ngừa chung.

Giao Cục Thi hành án dân sự thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này; là đầu mối giúp UBND thành phố theo dõi việc thực hiện, định kỳ sáu tháng và hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả để UBND thành phố theo dõi, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Tổng cục THADS;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- UB Mặt trận Tổ quốc VN, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM Thành phố;
- Viện Kiểm sát nhân dân thành phố;
- Tòa án nhân dân thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Cục THADS TP Hà Nội;
- C/PVP UBND TP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Lưu VT, NCs (2b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Thảo

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác