Chỉ thị 25-NL/CT năm 1959 về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống lửa rừng vụ hạ do Bộ Nông lâm ban hành
Chỉ thị 25-NL/CT năm 1959 về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống lửa rừng vụ hạ do Bộ Nông lâm ban hành
Số hiệu: | 25-NL/CT | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Nông lâm | Người ký: | Nguyễn Tạo |
Ngày ban hành: | 03/06/1959 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/07/1959 | Số công báo: | 26-26 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 25-NL/CT |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Nông lâm |
Người ký: | Nguyễn Tạo |
Ngày ban hành: | 03/06/1959 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/07/1959 |
Số công báo: | 26-26 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG LÂM |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 25-NL/CT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 1959 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LỬA RỪNG VỤ HẠ.
Kính gửi: |
- Ủy ban Hành chính các khu tỉnh,
|
Nạn cháy rừng ở nước ta có tính chất định kỳ hàng năm vào mùa hanh và mùa hạ. Trong mùa hanh vừa qua các Ủy ban và Ty đã chú ý nhiều đến công tác phòng chống lửa rừng, nên phong trào nhân dân tham gia phòng chống lửa được rộng rãi hơn trước. Như Thái Mèo, Nghệ an, Hà tĩnh, Quảng bình, v.v…, Tại Hồng quảng Ủy ban khu đã phát động chiến dịch phòng chống lửa với khẩu hiệu “Phòng chống cháy rừng như phòng chống cháy nhà”, và đang xảy dựng một trạm phòng hỏa hộ rừng hệ thống dài đến 45 km;
Tuy nhiên phong trào chung chưa đều trong các tỉnh, chưa đặt nặng ý thức phòng lửa thường xuyên.
Do đó nạn lửa còn hoành hành và nhiều thiệt hại. Mùa hạ sắp đến đặc biệt ở Bắc bộ nắng hạn gay gắt, ở Khu IV lại có gió Lào làm cho rừng rú bị khô héo dễ làm mồi cho lửa bén cháy. Do đó việc phòng lửa vụ hạ phải được chu đáo chặt chẽ.
Để phát huy những kết quả đã đạt được trong vụ hanh, và thực hiện công tác phòng chống lửa rừng vụ hạ được toàn diện và mạnh mẽ hơn, Bộ yêu cầu các Ủy ban và Ty chú trọng thực hiện các điểm dưới đây:
1. Mỗi tỉnh phải sơ kết công tác phòng lửa vụ hanh, để rút kinh nghiệm bồi bổ cho vụ hạ. (Sơ kết cần chú ý các mặt: sự lãnh đạo của các cấp, sự giác ngộ của nhân dân, kinh nghiệm tổ chức và phòng chống cháy) trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phòng chống lửa vụ hạ của từng tỉnh.
2. Phát động một phong trào toàn dân phòng chống lửa vụ hè, đặc biệt làm cho cán bộ và nhân dân thấy rõ tính chất nghiêm trọng của nạn lửa vụ hè; vận động mọi lực lượng, nông dân, thanh niên, công an, du kích, bộ đội tham gia phòng chống cháy rừng, chủ yếu là phòng và khi xẩy ra phải tích cực chữa.
3. Củng cố và phát triển các ban, các đội phòng chống lửa rừng của thôn, xóm và bắt đầu thực hiện mỗi tổ đội công là một đội phòng cứu hỏa. Kết hợp trong công tác phân loại khoanh rừng để thành lập các ban, các đội phòng chống lửa, đồng thời phải quy định giới hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng xã, thôn.
4. Hướng dẫn cho các xã miền núi xây dựng quy ước phòng chống lửa rừng, có quy định rõ những vùng được dùng lửa; những việc được dùng lửa và nghiêm cấm hẳn những việc đốt không cần thiết.
5. Ở những vùng làm nương rẫy phải thực hiện tương trợ bố phòng khi đốt phát, và đặt thành chế độ trước khi đốt nương phải báo cáo cho trưởng thôn biết, để việc theo dõi được sát sao.
6. Các cơ sở khai thác như Quốc doanh lâm khẩn, các nông trường, công trường xí nghiệp gần rừng phải có kế hoạch phòng chống lửa, xung quanh trại phải dọn quang, phải lập quy ước dùng lửa, phải có tổ chức bố phòng thường xuyên.
7. Chú ý giáo dục đồng bào thường sống nghề rừng, những người săn bắn thú rừng, các em chăn trâu bò không đốt bừa bãi gây ra cháy rừng.
8. Tuyên dương khen thưởng kịp thời những đơn vị và cá nhân có thành tích trong vụ hanh và đồng thời kiên quyết thi hành kỷ luật đối với những người vi phạm.
9. Các cơ quan trung ương như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Liên lạc nông dân toàn quốc; Trung ương đoàn thanh niên đã có chỉ thị cho ngành dọc về công tác phòng chống cháy rừng, các Khu, Ty cần tranh thủ có kế hoạch kết hợp đồng thực hiện.
Bộ yêu cầu các Ủy ban và Ty khẩn trương nghiên cứu thi hành kịp thời vụ.
|
K.T
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây