Chỉ thị 247-TD/NT năm 1961 về cho vay lương ăn sản xuất và khai hoang do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Chỉ thị 247-TD/NT năm 1961 về cho vay lương ăn sản xuất và khai hoang do Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 247-TD/NT | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Lê Viết Lượng |
Ngày ban hành: | 23/09/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 18/10/1961 | Số công báo: | 40-40 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 247-TD/NT |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Lê Viết Lượng |
Ngày ban hành: | 23/09/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 18/10/1961 |
Số công báo: | 40-40 |
Tình trạng: | Đã biết |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 247-TD/NT |
Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 1961 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHO VAY LƯƠNG ĂN SẢN XUẤT VÀ KHAI HOANG
Trước đây do hậu quả của vụ chiêm năm 1960 bị thất bát nên tình trạng thiếu đói xảy ra nhiều nơi, đã ảnh hưởng nhiều tới việc quản lý lao động, đẩy mạnh sản xuất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Trước tình hình đó Ngân hàng đã ban hành biện pháp cho vay lương ăn sản xuất, biện pháp này thời gian qua đã góp phần quan trọng giúp các hợp tác xã khắc phục được những khó khăn trong việc sử dụng lao động và đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cho vụ sản xuất 60-61 và vụ hạ thu 1961 đạt thắng lợi. Kết quả đó đã chứng minh chủ trương cho vay lương ăn sản xuất kết hợp chống cứu đói trong thời gian vừa qua là cần thiết và hợp thời.
Nhưng đến nay do thắng lợi của vụ chiêm và vụ hạ thu vừa qua đã đạt được kết quả lớn về lương thực, mặt khác chính sách lương thực của Nhà nước có thay đổi, nhờ đó mà tình hình lương thực bước đầu đã đi vào ổn định. Cho nên chủ trương cho vay lương ăn sản xuất cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Tinh thần của loại cho vay này hiện nay là không tiến hành rộng rãi như trước. Nhưng để khuyến khích hợp tác xã khai hoang, chiếu cố đến một số nơi một số xã viên hiện nay có gặp khó khăn về lương thực (mặc dù được mùa chung những ở những nơi đó sản xuất còn đang gặp nhiều khó khăn) nên Ngân hàng quy định cho vay trong một số đối tượng và trong một số trường hợp như sau:
Về đối tượng cụ thể:
- Cho vay để ứng trước tiền mua phân tiền công làm cỏ bón phân, chăm sóc lúa và hoa màu.
- Ứng trước công lao động để cấy tái giá hoặc chuyển hướng trồng trọt để tăng thêm thu nhập.
- Ứng trước công lao động để khai hoang, tăng vụ, làm thủy lợi, đắp bờ khoanh vùng thả cá, khai hoang và sửa chữa đồng muối.
- Ứng trước tiền công chăm dắt trâu bò đã công hữu hóa hoặc để ứng trước một phần tiền thuê trâu bò của những xã viên thiếu đói.
Những hợp tác xã muốn được vay về những đối tượng trên phải nằm trong những trường hợp sau:
1. Những hợp tác xã nằm trong diện cân đối lương thực không bảo đảm, được Nhà nước bán cho một phần số thóc công, thiếu thì Ngân hàng có thể cho hợp tác xã vay tiền mua thóc của lương thực để ứng trước công lao động cho xã viên, mà lúc đó xã viên và hợp tác xã không thể có tiền để mua.
2. Đối với những hợp tác xã đi khai hoang nhỏ theo hình thức một chốn đôi quê, không nằm trong diện thiếu lương thực được Nhà nước phân phối thêm thì Ngân hàng không cho vay, nếu hợp tác xã nằm trong diện thiếu lương thực thì cũng giải quyết theo trường hợp trên.
Đối với một số hợp tác xã tuy cân đối lương thực trong toàn hợp tác xã đã bảo đảm và cùng đi khai hoang theo hình thức một chốn đôi quê nhưng địa điểm khai hoang xa đến 15km, quy mô khai hoang tương đối lớn, đòi hỏi phải có thêm lương thực (được cấp trên phân phối thêm) mà lúc đó hợp tác xã không có tiền mua thì Ngân hàng có thể cho vay thêm để ứng trước công lao động cho xã viên.
3. Đối với những tổ chức khai hoang có tính chất di dân định cư, đã có tổ chức rõ ràng, đã đi vào ổn định (không phải theo kiểu thay phiên đi đi về về) mà thực tế có khó khăn về lương ăn sản xuất thì Ngân hàng có thể vay trong phạm vi 6 tháng và tối đa quá 9 tháng, 3 tháng đầu, ngân hàng cho vay tương đối nhiều (gần như toàn bộ số lương thực cần thiết) 3 tháng sau cho vay theo chênh lệch thu hoạch của sản xuất (chênh lệch giữ nhu cầu về lương thực cần thiết với khả năng thu nhập về lương thực (lúa và hoa màu) trong thời gian đó) và 3 tháng sau chỉ cho vay trong trường hợp đặc biệt. Ví dụ thu hoạch của vụ trước do bị thất bát, thực tế có khó khăn về lương thực, hoặc cơ sở mở rộng hơn, số lao động tăng thêm nên khả năng thực không đảm bảo…
Ngoài những trường hợp kể trên, Ngân hàng không cho vay trường hợp nào khác nữa.
Những nhu cầu thuộc về lương ăn sinh hoạt. Ngân hàng không cho vay, mà do hợp tác xã vay mượn dùng vốn tự có của mình để giải quyết trường hợp này tùy khả năng hợp tác xã vay mượn.
Đối với những hợp tác xã được ngân hàng cho vay để dự trữ lương thực, mà trong đó có những gia đình không có khả năng mua ngay bằng tiền mặt thì mua chịu và chờ đến vụ thu hoạch, xã viên đó phải trả để hợp tác xã thanh toán Ngân hàng.
Về mặt biện pháp cho vay, Trung ương nhắc thêm một số điểm:
1. Chủ trương cho vay lương ăn sản xuất có thay đổi, nên cách tính toán mức độ cho vay có khác trước, đòi hỏi phải có sự điều tra nghiên cứu tính toán tỷ mỷ hơn, có như vậy định mức cho vay mới sát được.
Cơ sở để định đối tượng cho vay được đúng và định mức độ cho vay cho sát là phải căn cứ vào bảng cân đối lương thực của toàn hợp tác xã và của từng gia đình xã viên, đồng thời đối chiếu với kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động và tình hình tài cụ của hợp tác xã trong thời gian đó.
Chú ý tính toán cho vay chỉ tính những gia đình có khả năng lao động đi làm cho hợp tác xã trong thời gian đó và với điều kiện những gia đình đó phải nằm trong diện thiếu lương thực được hợp tác xã phân phối mà không có tiền để mua. Những gia đình không nằm trong diện thiếu lương thực hay tuy thiếu lương thực được hợp tác xã phân phối nhưng lại không có khả năng lao động cho hợp tác xã trong thời gian đó, thì cũng không được tính vào phần cho vay của loại này. Vì vậy không nên chỉ thuần túy căn cứ vào số ngày công và định số lượng cần thiết để tính số tiền cho vay như trước đây.
Do cách tính toán có phức tạp khó khăn hơn, nên cán bộ Ngân hàng phải xuống tận cơ sở hợp tác xã để tính toán và quyết định số tiền cho vay. Trường hợp tiếp vốn để hợp tác xã vay mượn cho vay thì cần hướng dẫn cho anh em cụ thể để cho vay được tốt tránh cho vay tràn lan lãng phí vốn, không có tác dụng đẩy mạnh sản xuất, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.
2. Cần phối hợp chặt chẽ với các cửa hàng lương thực và liên hệ với Ủy ban hành chính các xã để nắm chắc tình hình cân đối lương thực của từng hợp tác xã và kế hoạch cung cấp của cửa hàng trong từng thời gian để có thể chủ động được trong việc cho vay. Việc cho vay chỉ dùng hình thức chuyển khoản, không phát tiền mặt đi mua, gây đảo lộn giá cả thị trường.
Chủ trương cho vay lương ăn sản xuất và khai hoang có thay đổi, tinh thần cho vay có chặt chẽ hơn. Các Chi nhánh, Chi điểm cần nghiên cứu chỉ thị này để tiến hành chỉ đạo tốt, nhất là trong những trường hợp Ngân hàng tiếp vốn cho hợp tác xã vay mượn cho vay.
Chỉ thị này nhằm cụ thể hóa thêm Chỉ thị số 30-ND/ND ngày 05/9/1961 và thay thế cho tất cả chỉ thị thông tư về vấn đề cho vay lương ăn sản xuất đã ban hành trước đây.
|
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây