Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2018 về tăng cường trách nhiệm thực thi pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2018 về tăng cường trách nhiệm thực thi pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 21/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 15/10/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 21/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Phan Ngọc Thọ |
Ngày ban hành: | 15/10/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/CT-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG
Thời gian gần đây, tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp, tại một số địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các ngành, các cấp chính quyền địa phương, chủ rừng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; người dân chưa am hiểu, thông tin về pháp luật bảo vệ rừng, đất rừng,... Để tăng cường hơn nữa công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, cụ thể:
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các dự án có tác động đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên; kiên quyết đình chỉ, thu hồi đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Chỉ đạo các ban, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, phân định mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã, ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng; khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn, chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo quy định của pháp luật.
c) Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định pháp luật để giáo dục, răn đe phòng ngừa chung; chỉ đạo các ngành phối hợp xác lập hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật để xử lý và thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng bị lấn, chiếm trái pháp luật giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng quản lý theo tinh thần Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND ngày 04/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mọi người dân đối với công tác quản lý bảo vệ rừng; Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, quản lý sử dụng đất cho người dân các địa bàn có rừng.
đ) Địa phương, đơn vị nào để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp gây thiệt hại nghiêm trọng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng, giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật thì người đứng đầu của địa phương, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên trực tiếp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng tiếp tục thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng để tập trung lực lượng chốt chặn tại các tuyến trọng điểm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các Ban quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp dưới sự chỉ huy của lực lượng Kiểm lâm. Bố trí các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng; tiếp tục bồi dưỡng, xây dựng lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng vững về nghiệp vụ, tốt về đạo đức công vụ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
b) Triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp có tính đặc thù của địa phương; sẵn sàng tiếp nhận và triển khai các dự án ODA đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững; đảm bảo chính sách chi trả dịch vụ môi trường.
c) Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý bảo vệ rừng, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi, biên giới, nhất là người làm nghề rừng; đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng.
d) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ ảnh viễn thám và các phần mềm, thiết bị chuyên dụng cũng như tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, bám địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng, xâm lấn rừng; tham mưu các cơ quan chức năng xử lý các vụ phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; có phương án xử lý dứt điểm đối với những diện tích rừng đã trồng trái phép trên đất lấn chiếm.
đ) Kiện toàn và tăng cường năng lực các ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh đảm bảo hoạt động có hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
e) Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án đầu tư theo quy định pháp luật; gắn trách nhiệm của chủ rừng, trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, người đứng đầu địa phương với việc bảo toàn, sử dụng và phát triển có hiệu quả vốn rừng được giao.
g) Chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ 06 tháng/lần tổng hợp kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
3. Các cơ quan khối nội chính và tham gia tố tụng:
a) Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án với lực lượng Kiểm lâm trong việc cung cấp thông tin, tố giác tội phạm và công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thuộc lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin báo tố giác về tội phạm; thực hiện công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
b) Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chủ động, phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tổ chức thực hiện có hiệu quả các Quy chế phối hợp giữa các sở, ngành có liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh (TRT), Báo Thừa Thiên Huế và các cơ quan thông tin đại chúng:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành và các địa phương thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh biết; xây dựng phóng sự tuyên truyền về các mô hình quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
5. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng; công tác phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế rà soát công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh đảm bảo diện tích rừng và đất lâm nghiệp có chủ quản lý thật sự; đồng thời chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp với lực lượng kiểm lâm tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai lâm nghiệp.
7. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội:
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phát động phong trào toàn dân phòng chống và tố giác tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, kịp thời biểu dương khen thưởng gương người tốt, việc tốt.
8. Các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh:
Theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh trách nhiệm thực thi pháp luật quản lý bảo vệ rừng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung của Chỉ thị này./.
|
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây