Chỉ thị 17/2002/CT-UB về một số biện pháp cấp bách tăng cường quản lý đất đai; ngăn chặn, xử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trái pháp luật do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Chỉ thị 17/2002/CT-UB về một số biện pháp cấp bách tăng cường quản lý đất đai; ngăn chặn, xử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trái pháp luật do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 17/2002/CT-UB | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Hoàng Văn Nghiên |
Ngày ban hành: | 09/04/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 17/2002/CT-UB |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Hoàng Văn Nghiên |
Ngày ban hành: | 09/04/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 17/2002/CT-UB |
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2002 |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI; NGĂN CHẶN, XỬ LÝ VIỆC MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG, CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÁI PHÁP LUẬT.
Uỷ ban nhân dân Thành phố đã có Chỉ thị 15/2001/CT-UB ngày 14 tháng 4 năm 2001 về việc xem xét, xử lý thu hồi các diện tích đất đai hoang hoá, sử dụng sai mục đích, vi phạm Luật Đất đai; đồng thời giao cho Uỷ ban nhân dân các quận, huyện tiến hành rà soát, kiểm tra việc mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng nhà ở và công trình trái phép trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 554/CP-NN ngày 20 tháng 6 năm 2001.
Hiện nay tình hình giá cả nhà, đất có nhiều biến động phức tạp. Một số đối tượng lợi dụng, tiến hành mua bán, đầu cơ, tạo ra thị trường không lành mạnh. Đặc biệt việc mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trái pháp luật (bao gồm cả đất 5% và đất công ích) dưới nhiều hình thức, diễn ra trên khắp các địa bàn, nhất là tại các vùng ven đô, khu vực được quy hoạch phát triển đô thị, phát triển công nghiệp. Các biểu hiện trên chưa được chính quyền phường xã, thị trấn và quận, huyện kiểm tra, xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Tình trạng trên gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, về quy hoạch phát triển đô thị, gây mất ổn định trong đời sống của nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất, gây bức xúc trong công luận.
Để tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và ngăn chặn tình trạng mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ thị cho các ngành, các cấp thực hiện ngay một số công việc sau đây:
1- Chủ tịch UBND các Quận, Huyện chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn và các phòng, ban chức năng tăng cường quản lý đất nông, lâm nghiệp, nhất là ở các vùng quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị. Có biện pháp ngăn chặn tình trạng mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trái pháp luật. Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật (kể cả những cán bộ vi phạm).
2- Nghiêm cấm Uỷ ban nhân dân các phường, xã, thị trấn xác nhận việc mua bán đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp không đúng đối tượng và quy định của Luật Đất đai. Nghị định 64/CP của Chính phủ. Chính quyền cơ sở phải hướng dẫn cho nhân dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đất đai. Phải quản lý chặt chẽ đất công ích, đất 5% và xây dựng kế hoạch giãn dân của địa phương trong khuôn khổ luật pháp.
3- Không hợp thức hoá để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với các trường hợp sang nhượng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trái pháp luật. Chỉ cho phép các đối tượng được quy định theo điều 75 Luật Đất đai (hộ gia đình, cá nhân chuyển đi nơi khác, không còn khả năng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đã chuyển sang làm ngành nghề khác) chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được giao ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP, Nghị định 02/CP của Chính phủ và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối tượng được chuyển nhượng phải là người trực tiếp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sử dụng đất được chuyển nhượng cho mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
4- Chủ tịch UBND quận, huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, nông, lâm nghiệp nhưng không dùng đúng mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, báo cáo UBND Thành phố, đề xuất phương án xử lý. Với các trường hợp cố tình vi phạm luật pháp, lợi dụng mua bán, chuyển nhượng mục đích sử dụng đất trái phép để kiếm lời, Uỷ ban nhân dân quận, huyện xem xét, chuyển cơ quan điều tra xử lý nghiêm theo quy định của bộ Luật Hình sự và Luật Đất đai.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân Thành phố nếu không xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật đất đai diễn ra trên địa bàn.
5- Sở Địa chính - Nhà đất tiếp tục triển khai Chỉ thị 15/2001/CT-UB ngày 24 tháng 4 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân Thành phố, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất nói chung và nhất là đất nông nghiệp, lâm nghiệp; việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và các ngành chức năng đưa ra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật điển hình trong việc quản lý, sử dụng đất.
6- Uỷ ban nhân dân Thành phố đề nghị các Quận uỷ, Huyện uỷ chỉ đạo các cấp Uỷ Đảng và các cấp chính quyền tăng cường quản lý đất đai (nhất là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp); tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đô thị./.
|
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây