Chỉ thị 1464/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Chỉ thị 1464/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Số hiệu: | 1464/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang | Người ký: | Trương Cảnh Tuyên |
Ngày ban hành: | 18/11/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1464/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký: | Trương Cảnh Tuyên |
Ngày ban hành: | 18/11/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1464/CT-UBND |
Hậu Giang, ngày 18 tháng 11 năm 2020 |
Thời gian qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 161/LĐCP ngày 25 tháng 4 năm 2019; Công văn số 5539/BTNMT- TCMT ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch 438/KH-UBND ngày 04 tháng 03 năm 2019 triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Qua đó, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định như thực hiện công tác tuyên truyền, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát động các phong trào, xây dựng các mô hình nhằm thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa ở một số cơ quan, địa phương chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức; các giải pháp thực hiện giảm thiểu rác thải chưa thật sự hiệu quả; thói quen tiêu dùng, nhận thức của người dân cùng với công tác tuyên truyền còn chưa cao.
Để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, quản lý, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh theo nội dung Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đề nghị các sở ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện chấn chỉnh, tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trên địa bàn tỉnh với những nội dung, cụ thể như sau:
- Gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi nilon khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, ly nhựa, chén nhựa...); không sử dụng bangrol, khẩu hiệu, chai, ly, ống hút, chén nhựa.... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường;
- Gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế không được để lẫn với chất thải hữu cơ; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý;
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa; thường xuyên tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu gom rác thải trong khuôn viên công Sở, khu vực, địa bàn quản lý; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức, cá nhân có liên quan phát động thực hiện các phong trào thiết thực và hiệu quả về bảo vệ môi trường, vận động người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 04 tháng 03 năm 2019 V/v triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và các văn bản, quy định có liên quan.
- Tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.
- Xây dựng, thực hiện hiệu quả Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa; hình thành ý thức, thói quen của người dân về giảm thiểu, phân loại chất thải nhựa; tiếp tục triển khai các phong trào “Nói không với các sản phẩm nhựa dùng một lần”, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường nhằm quản lý, phân loại và thu gom chất thải nhựa; xây dựng chuyên mục trên trang thông tin điện tử của đơn vị để chia sẻ thông tin, kiến thức về chất thải nhựa; nghiên cứu và đưa tiêu chí giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa trong đánh giá, xếp hạng kết quả hoạt động bảo vệ môi trường của các địa phương.
- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và triển khai thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, hướng dẫn phân loại rác thải tại các công sở, trường học, cơ sở y tế và các khu vực công cộng.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực của cộng đồng, doanh nghiệp cho các hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp, gửi báo cáo kết quả, tình hình thực hiện Chỉ thị về UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong việc cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị này.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025 và Chỉ thị số 08/CT-BCT ngàv 15 tháng 7 năm 2019 của Bộ Công Thương về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương;
- Tuyên truyền rộng rãi đến các tiểu thương, hộ kinh doanh, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có kế hoạch giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn thu gom, tái chế chất thải nhựa trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn thu hồi các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... sau sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để xử lý đúng quy định.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp tuyên truyền, thực hiện phân loại, giảm thiểu chất thải nhựa tại các bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ đạo hướng dẫn việc phân loại rác tại bệnh viện, cơ sở y tế; đưa nội dung giảm thiểu chất thải nhựa là một tiêu chí đánh giá cơ sở y tế hàng năm.
- Ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nghiên cứu đưa nội dung giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung, tác hại của chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy nói riêng và hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt vào chương trình giảng dạy ở các cấp học phụ trách theo các hình thức, nội dung phù hợp.
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch phân loại chất thải và giảm thiểu chất thải nhựa trong các trường học, cơ sở giáo dục; đưa nội dung phân loại chất thải và giảm thiếu chất thải nhựa thành một tiêu chí đánh giá trường học hàng năm.
8. Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên đưa các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, đồ nhựa khó phân hủy vào đề tài cấp tỉnh có hỗ trợ về kinh phí thực hiện.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch: Thực hiện tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường; tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, khuyến khích tăng cường sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường và sức khỏe; hạn chế rác thải nhựa, túi nilon.
10. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang, Báo Hậu Giang và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về phong trào “Chống rác thải nhựa”, về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa trên các phương tiện thông tin đại chúng.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh: Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần; tham gia tích cực các phong trào vì môi trường và các đợt tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, phân loại rác thải nhựa và túi nilon tại các khu dân cư, các cơ quan, đơn vị.
12. UBND huyện, thị xã, thành phố: Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, phong trào bảo vệ môi trường như mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; phong trào “nói không với các sản phẩm nhựa dùng một lần”. Bố trí hoặc chỉ đạo bố trí các thùng thu gom, phân loại rác và tập huấn, hướng dẫn phân loại rác tại các công sở, trường học, cơ sở y tế và các khu vực công cộng trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức thu gom chất thải nhựa trên các sông, rạch, kênh, mương, khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn.
13. Các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người dân trên địa bàn tỉnh: Khuyến khích lập kế hoạch cắt giảm, hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 01 lần và giảm thiểu chất thải nhựa trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt tại đơn vị, hộ gia đình; tăng cường sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường để thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần.
Đề nghị Thủ trường các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; định kỳ (ngày 10 tháng 6 và ngày 30 tháng 11 hàng năm) báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây