21053

Chỉ thị 14-TTg năm 1958 về quy định tạm thời nguyên tắc việc Ngân hàng quốc gia cho Mậu dịch quốc doanh vay tiền để thu mua nông, lâm, thổ, hải sản và hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành

21053
LawNet .vn

Chỉ thị 14-TTg năm 1958 về quy định tạm thời nguyên tắc việc Ngân hàng quốc gia cho Mậu dịch quốc doanh vay tiền để thu mua nông, lâm, thổ, hải sản và hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 14-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 07/01/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 19/03/1958 Số công báo: 9-9
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 14-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 07/01/1958
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 19/03/1958
Số công báo: 9-9
Tình trạng: Đã biết

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 1958 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ VIỆC NGÂN HÀNG QUỐC GIA CHO MẬU DỊCH QUỐC DOANH VAY TIỀN ĐỂ THU MUA NÔNG, LÂM, THỔ, HẢI SẢN VÀ HÀNG HÓA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Kính gửi:

Ông Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp,
Ông Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

 

Trong khi chờ đợi Bộ Thương nghiệp thi hành chế độ phân cấp quản lý của Mậu dịch quốc doanh, và Ngân hàng Trung ương giao cho các Ngân hàng địa phương trực tiếp cho các Công ty Mậu dịch quốc doanh vay, để đảm bảo thu mua kịp thời theo kế hoạch, và để kiểm soát việc thu mua, nay tạm thời quy định nguyên tắc Ngân hàng cho Mậu dịch quốc doanh vay để thu mua như sau:

1) Trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch đã được duyệt, các Tổng công ty Mậu dịch quốc doanh mỗi khi gửi đơn đến Ngân hàng trung ương xin vay để thu mua nông, lâm, thổ, hải sản, thực phẩm, và hàng hóa gia công tiểu thủ công nghiệp địa phương, phải kèm theo một bản kế hoạch phân phối số tiền đó về tỉnh nào, bao nhiêu, để mua hàng gì, khối lượng bao nhiêu và trong thời gian bao lâu.

2) Sau khi Ngân hàng trung ương đồng ý cho vay, Tổng công ty ký giấy nhận nợ rồi Ngân hàng trung ương làm giấy chuyển tiền về Chi nhánh Ngân hàng địa phương ghi vào tài khoản của Công ty được phân phối. Đồng thời Tổng công ty được vay cũng báo cho Công ty biết số tiền đã chuyển và dùng làm gì.

3) Khi nhận được giấy báo tiền chuyển về, Công ty phải dựa theo chỉ thị trên lập kế hoạch thu mua và kế hoạch xin rút số tiền đó báo cáo Chi nhánh Ngân hàng địa phương để Chi nhánh Ngân hàng theo dõi việc sử dụng vốn vay. Các Công ty Mậu dịch khi bán hàng phải nộp tiền vào Ngân hàng và không được sử dụng tiền thu được để chi vào việc thu mua.

4) Số tiền phân phối về chỉ được sử dụng theo đúng kế hoạch thu mua đã gửi cho Chi nhánh Ngân hàng địa phương, không được đem chi ngoài kế hoạch như trả lương, nộp thuế (trừ thuế hóa), v.v…

5) Trong khi thu mua, các Công ty phải thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình thu mua ở các trạm. Trường hợp còn thừa vốn không thu mua hết, Công ty phải kịp thời chuyển trả ngay cho Tổng Công ty để Tổng công ty báo cáo Bộ Thương nghiệp và Ngân hàng trung ương có kế hoạch phân phối cho nơi khác, hoặc để Tổng công ty trả lại cho Ngân hàng. Tránh tình trạng để đọng vốn.

6) Căn cứ vào kế hoạch  thu mua đã được duyệt, Chi nhánh Ngân hàng địa phương có trách nhiệm bảo đảm đủ số tiền cho các Công ty này, và tùy theo địa điểm thu mua xa hoặc gần, mức độ thực hiện kế hoạch của từng Công ty mà định thời hạn phát tiền kịp thời cho các Công ty thu mua; tránh tình trạng phát tiền chậm hoặc thiếu tiền ảnh hưởng đến kế hoạch thu mua.

7) Trong phạm vi kế hoạch thu mua, Chi nhánh Ngân hàng địa phương có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các Công ty thực hiện đúng kế hoạch, thường xuyên kiểm tra sổ sách và hàng hóa của các Công ty. Nếu số tiền đã cho vay dùng không đúng kế hoạch, Ngân hàng có quyền đình chỉ phát tiền ra và báo cáo lên Ngân hàng trung ương giải quyết.

8) Đi đôi với việc tung tiền ra thu mua, các Ủy ban hành chính địa phương có trách nhiệm lãnh đạo chặt chẽ các Công ty Mậu dịch và Chi nhánh Ngân hàng địa phương đặt kế hoạch bán hàng ra, thu tiền về cho ăn khớp.

9) Bộ Thương nghiệp và Ngân hàng quốc gia Việt Nam chịu trách nhiệm quy định chi tiết về những điều trên đây và hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thi hành.

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 


Phạm Văn Đồng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác