Chỉ thị 13/2006/CT-UBND về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk
Chỉ thị 13/2006/CT-UBND về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: | 13/2006/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk | Người ký: | Dương Thanh Tương |
Ngày ban hành: | 21/06/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 13/2006/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Dương Thanh Tương |
Ngày ban hành: | 21/06/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2006/CT-UBND |
Buôn Ma Thuột, ngày 21 tháng 6 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TOÀN TỈNH
Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (sau đây gọi chung là hương ước) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần phát huy dân chủ ở cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thôn, buôn; phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, giúp nhau sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tiến tới xây dựng thôn, buôn ngày càng giàu đẹp, giữ gìn và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc.
Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 15/2002/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày 11/7/2002 về việc thông qua bản quy định về xây dựng, phê duyệt và thực hiện hương ước của thôn, buôn, khối phố, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh DakLak và Chỉ thị 26/2002/CT-UB ngày 02/10/2002 của UBND DakLak về việc đẩy mạnh công tác xây dựng và thực hiện hương ước của thôn, buôn, tổ dân phố, cụm dân cư trên địa bàn tỉnh; tỉnh ta đã xây dựng và phê duyệt được 2.187 bản hương ước, đảm bảo hầu hết các thôn, buôn, tổ dân phố đều có Bản hương ước để thực hiện. Một số địa phương, sau khi được phê duyệt, các hương ước đã được nhân bản, cấp phát đến từng hộ gia đình và thực tế hương ước đã phát huy tác dụng lớn trong việc ổn định, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa...
Tuy nhiên, việc thực hiện hương ước ở nhiều địa phương còn hạn chế. Có nơi, hương ước đã xây dựng, phê duyệt xong nhưng không được nhân bản hoặc tổ chức dịch ra tiếng dân tộc thiểu số để cấp cho các hộ đồng bào; không tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác thực hiện hoặc chỉ tổ chức họp dân phổ biến một lần rồi thôi; một số quy định của hương ước sử dụng quá nhiều thuật ngữ pháp lý, dài dòng khiến người dân không nắm hết được nội dung; nhiều bản hương ước sao chép của nhau hoặc sao chép máy móc các quy định của pháp luật, do vậy không thể hiện được nét riêng, nét đặc trưng của từng địa phương; hoặc có cả những quy định chưa phù hợp với đạo đức xã hội, trái pháp luật, áp dụng biện pháp xử phạt nặng hoặc duy trì những phong tục tập quán lạc hậu mà Đảng và Nhà nước đang vận động nhân dân xóa bỏ... Bên cạnh đó, việc phát huy dân chủ, tổ chức cho người dân trực tiếp bàn bạc, thảo luận trong quá trình xây dựng hương ước chưa thực chất, do đó khi được phê duyệt, hương ước chưa được mọi người quan tâm và tự giác thực hiện...
Chính vì vậy, việc xây dựng, thực hiện hương ước còn nặng hình thức, gây lãng phí, không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do trong quá trình xây dựng hương ước của các địa phương còn duy ý chí, chưa đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại các Thông tư liên tịch của Liên bộ và Nghị quyết 15/2002/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nguyên nhân là do lãnh đạo nhiều địa phương chưa thực sự ý thức được ý nghĩa của việc xây dựng, thực hiện hương ước như là một nội dung quan trọng trong việc phát huy dân chủ ở cơ sở, do vậy thiếu quan tâm đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.
Để khắc phục tình trạng trên và sớm đưa các bản hương ước của các thôn, buôn, tổ dân phố, cụm dân cư trên địa bàn toàn tỉnh vào triển khai thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện đúng vai trò cụ thể và tính khả thi của các bản hương ước, UBND tỉnh chỉ thị:
1. Mở đợt tổng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ nội dung các hương ước đã được xây dựng, phát hiện những hương ước sao chép hương ước mẫu; hương ước có nội dung vi phạm pháp luật; không đảm bảo trình tự, thủ tục xây dựng, vi phạm nguyên tắc dân chủ trong quá trình xây dựng... để kiên quyết sửa đổi hoặc thay thế.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tiến hành tổng kiểm tra, rà soát hương ước đã được xây dựng và đôn đốc việc sửa đổi, bổ sung hương ước theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT- BTTƯBTƯMTTQVN ngày 31/3/2000 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, buôn, ấp, cụm dân cư; Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ ngày 09/7/2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Quốc gia Dân số, Kế hoạch hóa gia đình về việc hướng dẫn bổ sung Thông tư liên tịch số 03.
Nhiệm vụ này cần triển khai ngay từ thời điểm Chỉ thị có hiệu lực thi hành và hoàn thành trước tháng 9/2006.
2. Tổ chức đợt vận động “Toàn dân thực hiện hương ước, quy ước khu dân cư” sau đợt tổng kiểm tra, sửa đổi, bổ sung hương ước. Chọn tháng Bảy hàng năm là tháng cao điểm thực hiện hương ước, quy ước khu dân cư.
UBND các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột và các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo triển khai việc vận động nhân dân thực hiện hương ước ở tất cả các thôn, buôn, tổ dân phố...; có kế hoạch phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận triển khai các biện pháp cụ thể như tổ chức họp dân theo định kỳ để phổ biến và hướng dẫn một cách chi tiết những điều khoản trong hương ước; tổ chức thi đua thực hiện hương ước giữa các địa phương; kịp thời phát hiện, biểu dương những gương điển hình trong thực hiện hương ước hoặc chấn chỉnh ngay các biểu hiện tiêu cực, sai trái làm ảnh hưởng hoặc cản trở việc chấp hành hương ước tại địa phương...; Cùng với quá trình triển khai thực hiện, các địa phương cần theo dõi, đánh giá tính khả thi của việc xây dựng và thực hiện hương ước để kịp thời đề ra các biện pháp chấn chỉnh phù hợp.
3. Cơ quan tư pháp các cấp chủ động dự trù kinh phí và thống nhất với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND cùng cấp bố trí kinh phí và hướng dẫn các địa phương có kế hoạch chủ động tài chính, hỗ trợ kinh phí cho việc triển khai thực hiện hương ước như: biên dịch sang tiếng dân tộc thiểu số, hội họp, tuyên truyền, in ấn, cấp phát hương ước cho các hộ dân để người dân nắm rõ và tự giác chấp hành.
4. Giao cho Sở Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh; Báo DakLak tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa của việc xây dựng hương ước tại khu dân cư, đồng thời vận động nhân dân các địa phương triển khai thực hiện hương ước. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch cụ thể và chỉ đạo đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện tốt hương ước.
Đề nghị các cấp ủy Đảng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột và các xã, phường, thị trấn, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này và báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu về UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để theo dõi và chỉ đạo.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây