Chỉ thị 1172-TTg năm 1956 về việc gấp rút đẩy mạnh phòng hạn chống hạn, đảm bảo kế hoạch vụ chiêm năm 1957 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 1172-TTg năm 1956 về việc gấp rút đẩy mạnh phòng hạn chống hạn, đảm bảo kế hoạch vụ chiêm năm 1957 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1172-TTg | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng | Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 10/12/1956 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1172-TTg |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng |
Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 10/12/1956 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
PHỦ THỦ TƯỚNG |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1172-TTg |
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1956 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC GẤP RÚT ĐẨY MẠNH PHÒNG HẠN CHỐNG HẠN, ĐẢM BẢO KẾ HOẠCH VỤ CHIÊM NĂM 1957
Từ đầu năm đến tháng 9 mưa nhiều, lượng nước mưa đã hơn mức trung bình hàng năm. Gần đây mưa rất ít, ở một vài vùng nước sông đã thấp hơn mực nước tháng này năm ngoái . Nhiều nơi lại để mất nước dự trữ trong đồng, để một số người tự ý xẽ bờ tháo nước bắt cá, làm cho hạn càng thêm gay gắt: mạ đã bị héo khô, một số đồng chiêm cũng thiếu nước .Các hệ thống nông giang ít được chú ý tu bổ , công tác quản lý nước, giữ gìn nước, đập, cống, rãnh, thiếu người chuyên trách; việc huy động dân công, tu bổ nông giang lại khó khăn, do đó một số hệ thống nông giang không chắc bảo đãm nước kịp mùa.
Nếu ngay từ bây giờ không đẩy mạnh công tác phòng hạn, chống hạn, thì sau này sẽ có nhiều khó khăn , sẽ bị động như đầu năm 1956, và phải tốn rất nhiều công của để đảm bảo sản xuất vụ chiêm.
1) Phương châm công tác phòng hạn, chống hạn:
- Phải lấy việc phòng hạn là chính, chống tư tưởng chờ đợi trời , chú ý phát triển tiểu thủ công, chống tư tưởng ỷ lại vào đại và trung thuỷ nông,hoặc ỷ lại vào máy bơm.
- Phải giữ nươc, tìm nước, tiết kiệm nước, kết hợp công tác thuỷ lợi với phương pháp thâm canh chống hạn.
- Phần khẩn trương, nhưng phải chu đáo; phải có kế hoạch sát từng vùng, tìm bộ phận có lợi nhất, tránh lãng phí sức dân. Việc huy động sức người và của phải đứng trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, và người hưởng nhiều đóng góp nhiều, người hưởng ít đóng góp ít.
2) Nội dung công tác cho từng vung
- Vùng có trung hoặc đại thuỷ nông, cần vận động nông dân gấp rút tu bổ và giữ gìn nông giang. Giáo dục ý thức tiết kiệm nước, củng cố các Ban quản trị nông giang, Ban thuỷ lợi xã và sử dụng các tổ chức đã có tập quán trong nông dân. Có nội quy phân phối sử dụng nước hợp lý, có sự tham gia ý kiến của dân , tránh những sự tranh dành nước có thể xảy ra . Ở những nơi có điều kiện và theo sự hướng dẫn của cơ quan thuỷ lợi, có thể kéo dài và mở rộng thêm nông giang cho kịp mùa cấy .
- Vùng không có nông giang ( vùng đồng bằng hay vùng núi) : Tuỳ khả năng của từng nơi mà đắp đập, đắp bờ giữ nước, đào thêm mương, ngòi, sửa chữa, nạo vét ao giếng , phát triển dụng cụ tát nước.
Những nơi không có điều kiện cấy lúa, phải chuyển sang trồng cây công nghệ, hoặc hoa màu, không phát triển cấy chiêm bừa bãi.
Đối với cây công nghệ và hoa màu cũng phải chú ý chống hạn.
- Vùng đồng chiêm, chú ý đóng các cống tiêu thuỷ, dành nước để tát lên ruộng cao , nhưng cũng không vì thế mà để ruộng sâu bị lỡ thời vụ . Phải giữ nước và tháo nước đúng mức để cho mọi nơi đều cày cấy kịp thời.
- Vùng bị nước mặn, phải tranh thủ rửa mặn, cào mặn, dự trữ nước hoặc, dự trữ nước hoặc chuyển trồng các loại cây thích hợp, không cấy lúa một cách phiêu lưu.
Ở tất cả mọi nơi có cống, phải tranh thủ mở cống lấy nước ngọt trên sông kịp thời.
- Dùng mọi cách thâm canh: bón phân, xới đất.v.v... để chống hạn.
3) Mấy điều cần chú ý để lãnh đạo chống hạn:
Việc quan trọng hơn hết là phải làm cho cán bộ và nhân dân thấy rõ phòng hạn, chống hạn là yếu tố quyết định cho việc cấy chiêm, bảo đảm lương thực. Chống tư tưởng ngại khó , cho rằng phải sửa sai xong mới có thể vận động phòng hạn, chống hạn. Phải ra sức khắc phục những khó khăn hiện tại trong việc huy động dân công để sửa chữa kịp thời các công trình thuỷ nông.
Ở những nơi có hạn, đi đôi với việc chấn chỉnh bộ máy chính quyền xã, các đoàn thể ở xã, phải thành lập các Ban chỉ huy chống hạn ở các cấp và có kế hoạch làm việc cụ thể; phải lập Ban thuỷ lợi xã ở nơi có nông giang. Phải tập trung cán bộ xuống giúp đỡ các xã . Cán bộ sửa sai có trách nhiệm giúp đỡ địa phương lãnh đạo công tác sản xuất vụ chiêm và chống hạn. Nơi nào không có cán bộ xuống sửa sai , tỉnh phải cử cán bộ xuống vận động nhân dân phòng hạn, chống hạn. Cán bộ thuỷ lợi phải phụ trách công tác phòng và chống hạn, cơ quan lãnh đạo địa phương không nên điều đi làm công việc khác. Phải đề cao khen thưởng thích đáng và kịp thời, lấy những thành tích để động viên chung, gây phong trào mạnh mẽ trong nhân dân.
Công tác chống hạn là một công tác cấp bách và then chốt trong việc thực hiện kế hoạch vụ chiêm năm 1957, bảo đảm lương thực cải thiện đời sống cho nhân dân, các Ủy ban Hành chính các cấp phải kết hợp chặt chẽ công tác chống hạn, sản xuất vụ chiêm với công tác sửa sai trong từng bước. Các ngành nông lâm, thuỷ lợi, nông hội, thanh niên phụ nữ phải có kế hoạch cụ thể cho ngành mình, và cử cán bộ có kinh nghiệm chống hạn về các địa phương mình để giúp Uỷ ban phòng hạn, chống hạn. Bộ đội tuỳ điều kiện, sẽ tham gia giúp dân chống hạn trong phạm vi đóng quân chống hạn của mình. Các cơ quan tuyên truyền báo chí phải tuyên truyền giáo dục nhân dân phòng hạn, chống hạn, đề cao những kết quả , đồng thời phê phán những tư tưởng xem nhẹ, ngại khó, ỷ lại của cán bộ và nhân dân.
Thi hành đến đâu, phải có báo cáo. Những nơi bị hạn nặng và gặp khó khăn đặc biệt phải báo cáo ngay về Thủ tướng phủ.
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây