Chỉ thị 1141/CT-BNN-TY năm 2009 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, để phòng dịch “cúm lợn” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chỉ thị 1141/CT-BNN-TY năm 2009 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, để phòng dịch “cúm lợn” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 1141/CT-BNN-TY | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 28/04/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1141/CT-BNN-TY |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 28/04/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1141/CT-BNN-TY |
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2009 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM, ĐỂ PHÒNG DỊCH “CÚM LỢN”
Trong thời gian gần đây, dịch “cúm lợn” trên người bùng phát tại Mê-hi-cô, đang có nguy cơ lan rộng. Mặc dù theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE) tới nay chưa phân lập được vi rút “cúm lợn” trên động vật và không có bằng chứng cho thấy vi rút này lây qua thực phẩm nhưng cần có các biện pháp đề phòng. Trong khi đó, một số loại dịch bệnh khác như cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng vẫn tiếp tục xảy ra, chủ yếu trên đàn gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin của các hộ gia đình tại một số địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là công tác chỉ đạo, kiểm tra cấp chính quyền cơ sở trong việc thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm tại địa phương chưa được quyết liệt. Cá biệt, một số địa phương chưa chủ động cấp kinh phí kịp thời cho công tác tiêm vắc xin phòng chống dịch. Bên cạnh đó, việc tổ chức giám sát, phát hiện và báo cáo dịch còn chậm gây khó khăn cho công tác phòng chống, bao vây, dập tắt ổ dịch.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện gấp một số nội dung sau:
1. Có văn bản chỉ đạo chính quyền, cấp ủy đảng các cấp và các ngành chức năng của địa phương về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Giao trách nhiệm vụ thể cho chính quyền và cấp ủy đảng cơ sở trong việc giám sát, báo cáo dịch bệnh và tổ chức chiến dịch tiêm phòng vắc xin; tuyệt đối không được giấu dịch.
2. Thành lập các đoàn công tác đi đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đến tận cơ sở chăn nuôi, hộ gia đình, đặc biệt là công tác tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm, vắc xin lở mồm long móng và các loại vắc xin khác theo quy định. Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những địa phương làm tốt, đồng thời có hình thức xử lý đối với những tổ chức, cá nhân không chấp hành theo quy định
3. Tập trung mọi lực lượng để thực hiện tốt chiến dịch tiêm phòng đợt 1 năm 2009 đối với vắc xin cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc. Đảm bảo tiêm đúng kỹ thuật, đạt tỷ lệ theo quy định. Tuyệt đối không để tồn đọng, lãng phí vắc xin.
4. Chỉ đạo cơ quan thú y tổ chức giám sát, đề phòng xảy ra bệnh “cúm lợn” trên đàn lợn, phát hiện kịp thời những ca gây nhiễm đầu tiên; xử lý theo hướng dẫn của Cục Thú y.
5. Tổ chức tuyên tuyền các biện pháp phòng chống dịch, chú trọng tới chiến dịch tiêm phòng vắc xin nhằm đạt được sự ủng hộ của người dân trong việc tự giác áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; đồng thời phổ biến để nhân dân biết, đề phòng đối với bệnh “cúm lợn”, không gây hoang mang.
6. Đề nghị các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia có văn bản chỉ đạo hệ thống cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương triển khai các hoạt động phòng chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây