274101

Chỉ thị 11/CT-UB năm 1992 về giải quyết tình hình nghèo đói ở nông thôn ngoại thành do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

274101
LawNet .vn

Chỉ thị 11/CT-UB năm 1992 về giải quyết tình hình nghèo đói ở nông thôn ngoại thành do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 11/CT-UB Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Vĩnh Nghiệp
Ngày ban hành: 03/04/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 11/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Vĩnh Nghiệp
Ngày ban hành: 03/04/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 4 năm 1992

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI Ở NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH.

Từ khi thành phố thực hiện Nghị quyết 10/BCT của Bộ Chánh trị Trung ương Đảng, Nghị quyết 07/TU của Thành ủy khóa 4 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và các Thông báo 186/TU, 244/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về giải quyết những vấn đề cấp bách cho nông nghiệp, nông thôn ngoại thành... tình hình nhiều mặt ở nông thôn đã có những bước chuyển biến quan trọng. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc phải sửa chữa sai lầm khuyết điểm qua điều chỉnh và chia cấp ruộng đất, nhiều chánh sách của Nhà nước đối với nông thôn, nông nghiệp chưa hợp lý và nhứt là 2 năm vừa qua sản xuất lúa của nông dân ngoại thành liên tục bị dịch rầy nâu phá hại nặng nề v.v... tình hình đời sống ở nông thôn đã có sự phân hóa theo chiều hướng xấu. Theo số liệu ban đầu hiện nay ở ngoại thành có gần 35% hộ nông dân có điều kiện làm ăn khá có tích lũy, 34% hộ tạm đủ ăn và số còn lại (khoảng 31.940 hộ) là hộ nông dân nghèo đói - có lúc số hộ thuộc diện này phải cứu trợ xã hội lên đến trên dưới hàng vạn hộ.

Để giải quyết tình hình nêu trên, thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy trong Thông báo số 23/TB-TU ngày 20/02/1992, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị cho các Ủy ban nhân dân các huyện, quận, xã, phường có sản xuất nông nghiệp phối hợp với các sở ban ngành chức năng liên quan xây dựng và triển khai chương trình phấn đấu thu hẹp và từng bước xóa các hộ nông dân nghèo đói. Đây là 1 chương trình công tác mang tính cấp bách đối với nông thôn ngoại thành và vùng ven trong các quận nội thành có sản xuất nông nghiệp, nhằm tập trung tạo điều kiện giúp các hộ nông dân nghèo đói vươn lên tự lập và ổn định được cuộc sống của mình. Chương trình này cũng góp phần thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Do điều kiện khách quan về vật chất của thành phố, nhứt là ngân sách trong những năm tới còn rất eo hẹp, trong lúc các công trình đầu tư về kinh tế, xã hội và các mặt khác của thành phố cần phải làm vượt quá khả năng đầu tư của ngân sách thành phố. Vì vậy, các huyện và quận, các sở ban ngành liên quan trong việc thực hiện chương trình phấn đấu thu hẹp và từng bước xóa hộ nông dân nghèo đói cần có một quyết tâm và nỗ lực chủ quan vượt bực, khai thác thật tốt và sử dụng có hiệu quả nhứt các nguồn vốn, nguồn nhân lực, trí lực có thể tận dụng được để phục vụ chương trình. Phải đảm bảo các điều kiện phục vụ và an toàn cho sản xuất và đặc biệt chăm lo giải quyết tốt khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Để cho chương trình giải quyết tình hình nghèo đói ở nông thôn ngoại thành thật sự đạt được kết quả, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương và các sở ban ngành liên quan tổ chức thực hiện đầy đủ đến nơi đến chốn những công việc cụ thể sau đây:

1- Tiến hành công tác điều tra cơ bản, thống kê lập danh sách các hộ nông dân nghèo đói ở từng địa phương cụ thể theo hướng dẫn kèm theo chỉ thị này. Trong quá trình điều tra cơ bản, hết sức chú trọng đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của các hộ nông dân (do không vốn, không có hoặc thiếu đất canh tác, thiếu lao động, bị thiên tai mất mùa hoặc do một tệ nạn nào khác v.v...). Trên cơ sở kết quả điều tra, các địa phương tiến hành việc phân loại có thứ tự ưu tiên, xác định và đề ra các biện pháp giải quyết thích hợp cho từng loại đối tượng cụ thể như : cho vay vốn để sản xuất, cấp hoặc cho mượn đất sản xuất, hỗ trợ phương tiện canh tác, hướng dẫn tổ chức sản xuất ngành nghề, đào tạo nghề nghiệp v.v... dành sự ưu tiên đối với các hộ nông dân nghèo thuộc diện gia đình chánh sách. Việc điều tra cơ bản, phân tích và thống kê danh sách các hộ nông dân nghèo đói ở từng địa phương phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và cụ thể.

Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực và thiết thực của Nhà nước thông qua các công trình đầu tư theo kế hoạch, cần phải phát động một phong trào quần chúng rộng rãi, các cơ quan kinh tế, các hội từ thiện, các nhà hảo tâm, các hộ nông dân láng giềng có điều kiện góp phần góp sức cùng Nhà nước chăm lo cho các hộ nghèo đói bằng việc làm thiết thực cho từng hộ nông dân nghèo đói. Phải coi công tác vận động quần chúng đùm bọc người nghèo tại chỗ, trên từng địa bàn cụ thể là rất quan trọng, làm được việc này mới có khả năng giúp số hộ nông dân nghèo đói sớm tự lo toan và ổn định được cuộc sống của mình. Thông qua cuộc vận động nông dân giúp đỡ nông dân, người làm ăn thuận lợi giúp đỡ người còn nghèo đói ở cùng xóm làng sẽ tăng cường thêm sự thông cảm, đoàn kết trong nội bộ nông dân.

Để cho công việc được tiến hành chặt chẽ, chính xác có hiệu quả, Ủy ban nhân dân các huyện, quận ven và xã phường có sản xuất nông nghiệp chủ trì và phối hợp với sở ban ngành chức năng liên quan, đặc biệt là phối hợp chặt với các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, ngành thống kê... đồng thời lãnh đạo địa phương các cấp cần có sự phân công nội bộ cho các đơn vị, đoàn thể, cán bộ trực thuộc chịu trách nhiệm thực hiện trên từng địa bàn, đối tượng cụ thể, có sự theo dõi kiểm tra, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2- Các ngành chức năng của thành phố, đặc biệt là Ủy ban Kế hoạch, Sở Tài chánh, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Công nghiệp, Sở Thương nghiệp, Sở Kinh tế Đối ngoại... cũng như Ủy ban nhân dân các huyện và quận theo chức năng nhiệm vụ của mình tiến hành phối hợp chặt chẽ đồng bộ thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các công trình đầu tư về kinh tế- xã hội đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành nằm trong kế hoạch của thành phố năm 1992 và các năm sau: bao gồm các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, điện nước, trường học, sinh đẻ có kế hoạch, giải quyết vốn, vật tư nông nghiệp, nhân giống lúa kháng rầy, chế biến và tiêu thụ sản phẩm... nhằm tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho phát triển sản xuất, thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao phúc lợi xã hội cho nông dân. Riêng Sở Nông nghiệp phải đảm bảo giải quyết đủ, kịp thời phân bón, thuốc trừ sâu, giống lúa kháng rầy cho các vụ lúa hàng năm ở các huyện và quận có sản xuất nông nghiệp những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông dân trong kỹ thuật canh tác đảm bảo hiệu quả và an toàn sản xuất nông nghiệp (bao gồm vật nuôi và cây trồng). Hình thành tổ chức khuyến nông, chú trọng việc củng cố và ổn định các hệ thống tổ chức dịch vụ nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y v.v...

Trong quá trình thực hiện các công trình, các chỉ tiêu theo kế hoạch, có vấn đề gì khó khăn vướng mắc, các địa phương và sở ban ngành phải chủ động quan hệ với nhau để giải quyết kịp thời.

3- Trong số hộ nông dân nghèo đói ở nông thôn ngoại thành hiện nay có không ít hộ do không có vốn hoặc thiếu vốn để sản xuất. Vì vậy giải quyết tình hình nghèo đói ở nông thôn, ngoài các biện pháp khác, việc Nhà nước và nhân dân tìm mọi cách hỗ trợ cho nông dân nghèo đói có điều kiện, vốn liếng để họ tự lo được cuộc sống là biện pháp chủ động và tích cực thay vì bị động tổ chức cứu trợ khi tình hình đói kém xảy ra. Sở Tài chánh cần soát xét lại tất cả các nguồn vốn thuộc ngân sách thành phố, kể cả quỹ bảo hiểm xã hội... xem có khoản nào, với tỷ lệ nào có thể cho nông dân nghèo đói mượn hoặc vay có thời hạn thông qua các cơ quan lãnh đạo thực hiện chương trình thu hẹp và xóa dần nghèo đói ở nông thôn của các địa phương để sớm đề xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.

Ngân hàng Phát triển nông nghiệp thành phố phát huy các kinh nghiệm đã có, thực hiện tốt sự thỏa thuận liên ngành giữa ngân hàng, Sở Nông nghiệp và Hội Nông dân thành phố, đẩy mạnh và mở rộng việc cho nông dân vay vốn để sản xuất, tranh thủ tích cực nguồn vốn EC ; khắc phục sự trì trệ trong thủ tục cho vay, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, nên có sự phối hợp với các đoàn thể để tiến hành cho vay và thu hồi vốn trong khuôn khổ chương trình này.

Sở Lao động- Thương binh và xã hội kết hợp cùng với các Hội từ thiện, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, xem xét các nguồn vốn hiện có, có kế hoạch vận động gây quỹ để góp phần đầu tư thực hiện chương trình.

Đề nghị Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể, các Hội chuyên ngành, Hội từ thiện... có kế hoạch phát động quần chúng theo đối tượng chuyên trách của mình nhằm xây dựng một phong trào nhân dân đoàn kết tương trợ giúp đỡ các hộ nông dân nghèo đói ở nông thôn ngoại thành theo phương hướng hộ nông dân hoặc nhóm hộ nông dân làm ăn khá giúp từng hộ nông dân nghèo đói ở cùng xóm ấp của mình.

Ủy ban nhân dân các huyện và quận có sản xuất nông nghiệp soát xét và dành một phần thích đáng từ các nguồn thu của địa phương đã được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép để lại ngân sách địa phương để lo cho các hộ nghèo đói, xem xét cụ thể tình hình thu chi của các xã phường, điều tiết các khoản chi không hợp lý để có kinh phí góp phần thực hiện chương trình. Cùng với Mặt trận và các đoàn thể xây dựng và phát triển các quỹ xã hội, vận động các đơn vị kinh tế có điều kiện trú đóng trên địa bàn cho mượn 1 phần vốn không lãi trong 1 thời hạn nhứt định tham gia đầu tư thực hiện chương trình. Điều quan trọng là trên mỗi địa bàn cụ thể phải chỉ đạo phát động và hình thành cho được phong trào nhân dân chăm lo đùm bọc các hộ nghèo đói láng giềng của mình.

4- Ban Quản lý ruộng đất thành phố cần sớm sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 447/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xử lý ngay các vướng mắc trong quá trình thực hiện- đặc biệt trong lãnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ nông dân. Phối hợp với các huyện, quận xã và phường có sản xuất nông nghiệp tiến hành kiểm tra lại diện tích 6.000 ha đất từ các nông trường quốc doanh giao lại cho các địa phương được phân bổ sử dụng ra sao, chia cấp có đúng đối tượng không. Tiếp tục kiểm tra lại diện tích đất chưa sử dụng kể cả đất cho các cơ quan đơn vị mượn, được cấp, diện tích đất cấp không đúng đối tượng, chánh sách... cần được thu hồi để cấp cho các hộ nghèo đói không có đất sản xuất. Những hộ gia đình chánh sách được cấp đất sản xuất nhưng không có khả năng lao động thì có thể xem xét tạo điều kiện cho họ chuyển sang làm các ngành nghề khác hoặc bố trí cho họ những mặt bằng khác thuận tiện cho việc phát triển ngành nghề phù hợp với khả năng lao động của họ để lấy đất sản xuất cấp cho các hộ nông dân nghèo khác khai thác có hiệu quả hơn.

Ủy ban nhân dân các huyện cùng với Sở Nông nghiệp, Ban Quản lý ruộng đất thành phố xác định lại quy mô, yêu cầu cần thiết về diện tích đất của các nông trường quốc doanh, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện nhằm sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả. Số diện tích đất dôi ra không có yêu cầu hoặc còn hoang hóa của các nông trường, tiếp tục điều chỉnh và giao lại cho huyện xã để có đất cấp cho dân sản xuất.

Ủy ban nhân dân các xã phường có nông nghiệp cùng với các đoàn thể ở xã phường vận động các hộ nông dân có đất sản xuất quay vòng nhiều vụ không khai thác hết cho các hộ nghèo không đất mượn ở vụ mà mình bỏ không để thiết thực giúp đỡ họ.

Sở Lao động- Thương binh xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện và quận ven bàn cách thực hiện việc giảm các hộ nông dân nghèo không đất đến các vùng còn hoang hóa ở ngoại thành và đưa vào năm kế hoạch 1992 của Sở.

Sau khi soát xét lại toàn bộ quỹ đất sản xuất dôi ra thực so với nhu cầu giải quyết đất cho các hộ nông dân nghèo- nếu còn thiếu, thì Ban Quản lý ruộng đất thành phố và các huyện và quận ven xác định cần có thêm bao nhiêu đất để Ủy ban nhân dân thành phố liên hệ với tỉnh bạn Long An xem xét hỗ trợ cho thành phố.

5- Đẩy mạnh công tác phát triển các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống, các dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp ngoại thành theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của thành phố để khai thác hết nguồn lao động thừa hoặc nhàn rỗi ở nông thôn- đặc biệt là các hộ nông dân nghèo không có đất sản xuất.

Các ngành, đơn vị thuộc thành phố, Trung ương có cơ sở sản xuất kinh doanh trú đóng trên địa bàn huyện, quận ven có trách nhiệm dành ưu tiêu trong việc tuyển dụng lao động đối với lao động tại chỗ, đặc biệt số lao động không có công việc làm của các hộ không có đất sản xuất cùng với huyện quận đào tạo tay nghề để đáp ứng yêu cầu của ngành và địa phương.

Sở Lao động- Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện và quận ven, các đoàn thể cần chủ động tổ chức mở rộng và phát triển các trường lớp đào tạo tay nghề cho số lao động chưa có việc làm ở nông thôn trong đó lao động thuộc các hộ nông dân nghèo tùy theo mức độ mà miễn hoặc thu một phần kinh phí đào tạo để hỗ trợ.

6- Về tổ chức thực hiện chương trình thu hẹp và xóa hộ nghèo đói ở nông thôn là một chương trình vừa mang tính chất cấp bách vừa lâu dài nên mỗi địa phương và các sở ban ngành liên quan cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể và được tổ chức chỉ đạo phân công trách nhiệm chặt chẽ. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo như sau:

a- Thành lập các Ban chỉ đạo thực hiện chương trình từ thành phố đến các huyện, quận ven và xã phường có sản xuất nông nghiệp.

b- Ban chỉ đạo chương trình có nhiệm vụ vừa giúp cho Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch vừa triển khai tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện chương trình. Huy động sức mạnh tổng hợp của các sở ban ngành liên quan trong thực hiện tổ chức và chỉ đạo thí điểm, sơ kết và đề xuất các biện pháp chủ trương định kỳ hàng tháng.

c- Thành phần Ban chỉ đạo chương trình ở thành phố gồm:

- 1 đ/c Phó Chủ tịch UBND/TP làm Trưởng ban.

- 1 đ/c trong lãnh đạo phân ban TU làm Phó ban TT.

- 1 đ/c trong BGĐ Sở Lao động- TBXH làm Phó ban.

- 1 đ/c trong Ban lãnh đạo huyện Củ Chi làm Phó ban.

- 1 đ/c trong Ban lãnh đạo Hội Nông dân TP làm Phó ban.

- Các ủy viên đại diện có thẩm quyền của Ban lãnh đạo các sở ban ngành : Nông nghiệp, Ủy ban Kế hoạch thành phố, Tài chánh, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp, Mặt trận Tổ quốc thành phố, Thành đoàn, Hội Phụ nữ và Liên đoàn Lao động thành phố, Viện kinh tế...

Ở các huyện, quận ven cũng như xã phường có nông nghiệp thành lập Ban chỉ đạo với thành phần tương tự như cấp thành phố song nên hợp lý và tinh gọn hơn. Riêng các sở ban ngành nhứt là những sở ban ngành liên hệ trực tiếp đến chương trình nên đặc trách một đồng chí lãnh đạo và một số cán bộ giúp việc cần thiết để lo công việc tham gia chương trình. Ủy ban Khoa học kỹ thuật thành phố sắp xếp đưa chương trình thu hẹp và xóa hộ nghèo đói ở nông thôn vào đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thành phố trong năm 1992 và xem xét giải quyết kinh phí khoa học kỹ thuật cho đề tài, trước mắt phục vụ cho yêu cầu điều tra cơ bản để xác định các chương trình công tác cụ thể.

7- Kinh phí cho việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện chương trình về cơ bản dựa vào nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của các sở ban ngành và địa phương là chính, tranh thủ một phần kinh phí KHKT của thành phố như đã nói ở phần trên. Ngoài ra, Sở Tài chánh giải quyết một phần kinh phí cho các cuộc hội họp chỉ đạo có tính chất chung có liên quan đến chương trình hoặc trong những trường hợp đặc biệt phải chi thì xin ý kiến Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH





Nguyễn Vĩnh Nghiệp

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác