Chỉ thị 10/2006/CT-UBND tăng cường chỉ đạo phong trào quần chúng bảo vệ an toàn an ninh trật tự khu vực biên giới Quốc gia do tỉnh Lai Châu ban hành
Chỉ thị 10/2006/CT-UBND tăng cường chỉ đạo phong trào quần chúng bảo vệ an toàn an ninh trật tự khu vực biên giới Quốc gia do tỉnh Lai Châu ban hành
Số hiệu: | 10/2006/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu | Người ký: | Lò Văn Giàng |
Ngày ban hành: | 19/09/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 10/2006/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu |
Người ký: | Lò Văn Giàng |
Ngày ban hành: | 19/09/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2006/CT-UBND |
Lai Châu, ngày 19 tháng 9 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN TOÀN AN NINH TRẬT TỰ KHU VỰC BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Trong những năm qua việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước tại các khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh ta đã tạo điều kiện để nhân dân các xã khu vực biên giới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, tạo ra thế và lực mới góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới Quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Trong thời gian tới để thực hiện tốt Luật Biên giới Quốc gia. Nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ chủ quyền biên giới. Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về chính trị, kinh tế và an ninh trật tự. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện có biên giới và các ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức quán triệt và tuyên truyền phổ biến đến cán bộ chiến sĩ và nhân dân trong huyện, đơn vị những nội dung của Luật Biên giới Quốc gia, Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về qui chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về qui định chi tiết một số điều của Luật Biên giới Quốc gia, nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người, mỗi ngành và chính quyền cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn biên giới Quốc gia. Tạo ra phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc. Thực hiện nghiêm túc các quy chế quản lý biên giới, việc xuất nhập cảnh của cư dân 2 bên biên giới. Đảm bảo giữ vững an ninh trật tự trong vùng biên giới đồng thời đấu tranh có hiệu quả các hành động xâm phạm đường biên mốc giới gây mất ổn định trong vùng biên giới.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ phải đưa nội dung đầu tư xây dựng, phát triển KTXH các xã biên giới trong kế hoạch phát triển KTXH của huyện trong từng giai đoạn. Triển khai tốt Quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào tình hình thực tế ở các xã biên giới để có kế hoạch bố trí dân cư phù hợp, đảm bảo cho nhân dân có đời sống ổn định, định cư lâu dài ở khu vực biên giới, góp phần tham gia cùng lực lượng biên phòng bảo vệ đường biên giới; có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền và các công chức xã, các trưởng thôn, bản để nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới.
3. Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh và Chỉ huy các đồn biên phòng phải chủ động tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền, các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực ngày biên phòng toàn dân ( ngày 03 tháng 3 hàng năm). Xây dựng thế trận biên phòng toàn dân kết hợp với xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Nhằm huy động các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, toàn dân hướng về biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân cùng lực lượng biên phòng và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ biên giới Quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
4. Lực lượng biên phòng là lực lượng nòng cốt chuyên trách trong công tác quản lý bảo vệ biên giới phải chủ trì phối hợp với UBND các huyện, xã, các ngành và lực lượng công an, quân đội nhân dân, các lực lượng khác trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới, cửa khẩu biên giới; Tổ chức huấn luyện lực lượng biên phòng vững về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, làm tốt công tác đối ngoại vận động quần chúng, nắm chắc diễn biến tình hình an ninh trật tự; có các phương án chủ động bảo vệ đường biên mốc giới và an ninh trật tự trong vùng biên giới đồng thời hướng dẫn các xã xây dựng qui ước tự quản đường biên, mốc giới, tổ chức lực lượng tham gia các hoạt động tuần tra bảo vệ đường biên cột mốc.
5. Các cơ quan thông tin tuyên truyền phải tăng cường tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Biên giới và chủ quyền biên giới Quốc gia, về trách nhiệm của nhân dân và các ngành các cấp trong việc bảo vệ biên giới và thực hiện qui chế biên giới đảm bảo xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị.
6. Các ban, ngành tỉnh khi xây dựng kế hoạch, qui hoạch phát triển ngành có trách nhiệm đưa nội dung bảo vệ, phát triển khu vực biên giới trong kế hoạch hàng năm và dài hạn của ngành mình, lồng ghép nguồn vốn các chương trình khác để đầu tư xây dựng, phát triển khu vực biên giới phát triển toàn diện.
Nhận được Chỉ thị này Uỷ ban nhân dân các huyện, BCH Biên phòng tỉnh và các ngành thuộc tỉnh căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. UBND tỉnh đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng của tỉnh tăng cường chỉ đạo các tổ chức quần chúng cấp dưới có phương án cụ thể phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh để triển khai thực hiện các nội dung đã được nêu trong chỉ thị này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây