Chỉ thị 08/CT-BGTVT năm 2011 tiếp tục đẩy mạnh công tác vì sự tiến bộ phụ nữ trong ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chỉ thị 08/CT-BGTVT năm 2011 tiếp tục đẩy mạnh công tác vì sự tiến bộ phụ nữ trong ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 08/CT-BGTVT | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 17/10/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 08/CT-BGTVT |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 17/10/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2011 |
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Ngày 27 tháng 4 năm 2007 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết và thu được một số kết quả nhất định trong công tác Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN), tư tưởng bình đẳng giới đã được quán triệt rộng rãi và đã phát huy được vai trò, tiềm năng của nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) trong công cuộc đổi mới của ngành và đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác VSTBPN ở một số đơn vị trực thuộc vẫn còn có hạn chế như sau:
- Công tác VSTBPN chưa được Lãnh đạo đơn vị coi trọng, xem công tác VSTBPN là việc riêng của phụ nữ hoặc “khoán trắng” cho Công đoàn nên chỉ làm chiếu lệ, vẫn còn một số đơn vị chưa quán triệt đầy đủ, toàn diện tinh thần của Nghị quyết nên việc thực hiện công tác nữ, cán bộ nữ ở cơ sở còn những hạn chế hoặc do đặc thù một số đơn vị mang tính nghề nghiệp ví dụ như lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, sản xuất công nghiệp, cơ khí là một công việc nặng nhọc, nguy hiểm và thường xuyên lưu động công trường nên rất khó khăn trong việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm và tạo nguồn cán bộ nữ.
- Việc tham mưu của Ban đối với công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức, chưa có tính chiến lược lâu dài, thiếu tính đột phá như công tác tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ. Công tác đào tạo, đề bạt cán bộ nữ còn thiếu sự quan tâm nên kết quả đề bạt cán bộ nữ còn hạn chế.
Nhằm tiếp tục triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị và đẩy mạnh Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cấp ủy Đảng và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phấn đấu hàng năm 98% trở lên lao động nữ đủ việc làm, được bố trí công việc phù hợp với tình độ và năng lực, không bố trí lao động nữ làm các công việc nặng nhọc, độc hại.
- Hàng năm 100% các đơn vị trả đủ lương đúng kỳ hạn, có quy định ưu tiên khi thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ. Hàng năm ưu tiên tuyển dụng bố trí việc làm cho lao động nữ nếu đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Bảo đảm hàng năm 100% chị em nữ được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 lần trong năm, tạo điều kiện thuận lợi để lao động nữ được thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khi mang thai và chăm sóc bệnh nghề nghiệp theo luật lao động.
- Khuyến khích các đơn vị trong ngành còn quỹ đất sẽ xin điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để có đất xây nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chưa có nhà ở trong đó ưu tiên cho đối tượng là chị em nữ.
Giao cho Ban VSTBPN Bộ GTVT và Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GTVT theo dõi, giám sát, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ thực hiện tốt Chỉ thị này.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây