Chỉ thị 08/2004/CT-UB về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do tỉnh Quảng Bình
Chỉ thị 08/2004/CT-UB về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 08/2004/CT-UB | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Phan Lâm Phương |
Ngày ban hành: | 10/03/2004 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 08/2004/CT-UB |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Phan Lâm Phương |
Ngày ban hành: | 10/03/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2004/CT-UB |
Đồng Hới, ngày 10 tháng 03 năm 2004 |
CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Bộ Tư Pháp, Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, cùng với sự cố gắng của các cơ quan Thi hành án dân sự trong và ngoài tỉnh, công tác thi hành án dân sự đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Số lượng các vụ án đã có hiệu lực thi hành và có điều kiện thi hành đạt tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước; đã thu hồi về cho Nhà nước và công dân hàng tỷ đồng.
Tuy vậy, hiện nay công tác thi hành án dân sự ở tỉnh ta vẫn còn một số tồn tại, khuyết điểm đó là:
Một số cấp chính quyền địa phương, Ban ngành chưa quan tâm đúng mức đến công tác Thi hành án dân sự, không thấy hết trách nhiệm của mình trong công tác này, chưa tích cực và kiên quyết chỉ đạo đối với công tác thi hành án dân sự, còn để nhiều vụ án chưa thi hành được và kéo dài gây dư luận không tốt trong nhân dân. Cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án còn có nhiều khó khăn.Năng lực, trình độ của đội ngủ cán bộ quản lý, chấp hành viên, công chức còn hạn chế. Công tác quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ.
Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Chỉ thị số 20/2001/CT - TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ và việc triển khai có hiệu quả Pháp lệnh thi hành án dân sự. Đồng thời để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác Thi hành án dân sự trong thời gian tới theo tinh thần Chỉ thị số 01/2004/CT - BTP ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, UBND tỉnh yêu cấu Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, các cơ quan TW đống trên địa bàn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã làm tốt một số công việc sau:
1. Tiếp tục tuyên truyền công tác T.H.A - DS trên phạm vi toàn tỉnh. Thủ trưởng các ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phải tăng cường chỉ đạo đối với công tác Thi hành án dân sự, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm chắc tình hình, chỉ đạo các cơ quan Thi hành án dân sự nâng cao trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng thi hành án, các đội thi hành án các huyện, thị việc thống kê, phân loại án, đảm bảo có số liệu chính xác về án có điều kiện chưa có điều kiện thi hành nhằm làm cơ sở cho việc xử lý từng loại án phù hợp với các quy định của pháp luật. Tránh tình trạng án có điều kiện thi hành nhưng không thi hành được hoặc thi hành xong với số lượng thấp. Đồng thời nắm vững khả năng thi hành án của bị cáo và đương sự cũng như việc kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của đội ngủ Chấp hành viên, qua đó đánh giá khả năng thi hành án của bị cáo và đương sự; cũng như việc kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của đội ngủ Chấp hành viên một cách thường xuyên, đồng thời đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ có trách nhiệm thi hành án.
Tiến hành việc quy hoạch rà sát lại đội ngủ cán bộ, công chức, chấp hành viên; thực hiện việc xem xét bổ nhiệm lại đội ngủ quản lý phòng thi hành án ở cấp tỉnh; Đội trưởng, Đội phó ở cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng công tác và năng lực điều hành quản lý ở hai cấp trước yêu cầu nhiệm vụ mới.
3.Thủ trưởng các ban, ngành các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan pháp luật thực hiện Thông tư liên ngành số 02 ngày 17 tháng 9 năm 1993 của Bộ nội vụ (nay là Bộ công an), Bộ Tư Pháp, Viện kiểm soát nhân dân tối cao về công tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án, nhằm đảm bảo các vụ án được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế đạt kết quả tốt; không xẩy ra tình trạng đương sự gây rối chống lại Hội đồng cưỡng chế. Quản lý chặt chẻ việc thu chi ngân sách, trang thiết bị phục vụ công tác thi hành án, đặc biệt là khoản thu, chi trả cho đương sự, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.
4. Sở Tư pháp tỉnh phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngủ cán bộ công chức, Chấp hành viên, Cán bộ lãnh đạo quản lý về lập trường chính trị, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là hệ thống pháp luật chuyên ngành thi hành án dân sự và công tác phối hợp trong quá trình thi hành án dân sự.
Từng bước xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phục vụ công tác thi hành án ngày càng đạt hiệu quả cao. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và cả năm báo cáo UBND tỉnh biết để có biện pháp chỉ đạo.
Nhận được Chỉ thị này yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Giám đốc Sở Tư pháp triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình cho UBND tỉnh.
Nơi nhận: |
TM. UBND
TỈNH QUẢNG BÌNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây