Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 do tỉnh Kon Tum ban hành
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: | 06/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Lê Thị Kim Đơn |
Ngày ban hành: | 12/09/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 06/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Lê Thị Kim Đơn |
Ngày ban hành: | 12/09/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND |
Kon Tum, ngày 12 tháng 09 năm 2013 |
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 – 2014
Năm học 2012 – 2013, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học không ngừng được củng cố, tăng cường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đáp ứng được số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng. Các chế độ chính sách đối với giáo viên, đặc biệt giáo viên ở vùng khó khăn luôn được quan tâm, giải quyết. Chất lượng học tập của học sinh có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng, học sinh yếu kém giảm, đặc biệt học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và khu vực ngày càng tăng. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra trường đạt tỷ lệ cao…
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, năm học qua ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế: Quy mô, mạng lưới trường lớp đã mở rộng đến các địa bàn dân cư, tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới giáo dục. Chất lượng giáo dục mặc dù đã được nâng lên, tuy nhiên chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đội ngũ giáo viên vẫn đang thiếu cục bộ ở vùng sâu, vùng xa; một bộ phận giáo viên năng lực thực tiễn còn hạn chế. Tỷ lệ học sinh dân tộc bỏ học còn khá cao…
Để phát huy những kết quả đạt được của năm học 2012 – 2013, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục và đào tạo trong năm học 2013 – 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể của toàn Ngành trong năm học 2013 – 2014 sát hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của từng ngành học, cấp học và các lĩnh vực công tác theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Về công tác quản lý giáo dục
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIV tỉnh Đảng bộ, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với việc tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 – 2020 và các kế hoạch, chương trình, đề án phát triển giáo dục trên địa bàn.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện việc tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục theo tinh thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục; trong đó tập trung quản lý khắc phục triệt để và xử lý nghiêm các sai phạm gắn với việc xem xét trách nhiệm quản lý và danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân, thủ trưởng cơ sở giáo dục để xảy ra tiêu cực và thông báo công khai trước công luận.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tăng cường hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc “3 công khai” ở đơn vị. Đổi mới công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và tranh thủ sự giám sát, hỗ trợ của toàn xã hội để giải quyết kịp thời các vấn đề của Ngành.
b) Về tổ chức hoạt động giáo dục
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào; trong đó triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc tổ chức các hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành Giáo dục Việt Nam (15/10/1968 – 15/10/2013), phát huy hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào đã tổng kết: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trở thành các hoạt động thường xuyên của Ngành.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng chất lượng ở các cấp học, bậc học. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 3/12/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tạo ra sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1843/KH-UBND ngày 01/10/2011 của UBND tỉnh về phổ cập giáo dục mầm non. Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) và các biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, trong đó quan tâm nhân rộng việc áp dụng dạy học chương trình Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục ở các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện của từng huyện, thành phố. Mở rộng, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng việc dạy học 2 buổi/ngày đối với tất cả các cấp học, bậc học; thực hiện có hiệu quả Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đào tạo học sinh dân tộc thiểu số chất lượng cao của tỉnh và dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học. Nâng cao chất lượng các hoạt động trong các trường học vùng dân tộc thiểu số, nhất là trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trong đó đặc biệt chú trọng hoạt động dạy học, các hoạt động đặc thù (tổ chức ăn, ở, chăm sóc sức khỏe cho học sinh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; tăng gia sản xuất cải thiện đời sống…); tăng cường giáo dục kỹ năng sống. Tập trung xây dựng mô hình điểm loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học, trung học cơ sở ở các huyện, làm cơ sở nhân rộng trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; tăng cường giao lưu học hỏi giữa các trường thuộc loại hình này trên địa bàn tỉnh, mở rộng giao lưu, học hỏi các địa phương trong cả nước.
Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý giáo dục. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020. Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường trung học; coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục về chủ quyền biển, đảo, tiết kiệm năng lượng; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020, Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020. Củng cố mô hình hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ, mở rộng việc dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trung tâm. Nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên.
Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo, phù hợp với khả năng cung ứng nhân lực của cơ sở đào tạo và quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương. Đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội, hợp tác với doanh nghiệp. Tăng cường nền nếp, kỉ cương, hiệu quả hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.
Đẩy mạnh việc triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các nhà trường thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục. Tiếp tục thực hiện việc kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục học sinh ở các khối, lớp 5, lớp 9 đối với 2 môn Văn (Tiếng Việt) và Toán; đồng thời xây dựng chuẩn tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số. Tăng cường bám sát các cơ sở giáo dục để nắm bắt và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh về giáo dục.
c) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo
Thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục đảm bảo yêu cầu về phẩm chất và năng lực. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đã được ban hành đối với cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo; đặc biệt là các cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo động lực phấn đấu đối với đội ngũ nhà giáo đang công tác và thu hút các nhà giáo giỏi về giảng dạy tại tỉnh.
Tiếp tục thực hiện các Đề án “Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường trung học phổ thông… giai đoạn 2010 – 2016”. Triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm giai đoạn 2011 đến năm 2020.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thực tiễn của tỉnh.
Đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên theo chuẩn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trên cơ sở kết quả tự bồi dưỡng thường xuyên và đóng góp thực tế với nhà trường được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh ghi nhận. Đồng thời, có những giải pháp phù hợp trong việc xử lý sau đánh giá.
d) Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục
Triển khai thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp tục thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020, Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 – 2015, quy hoạch và xây dựng các trường phổ thông dân tộc bán trú, Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011 – 2015, Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2012 – 2015. Thực hiện tốt công tác thiết bị và thư viện trường học.
Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 – 2015 sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và các chương trình, dự án về giáo dục đào tạo.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần bổ sung về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai những hoạt động cụ thể để thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Trên cơ sở Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc thẩm quyền xây dựng và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2013 – 2014; tổ chức và thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua tại địa phương.
Rà soát và tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, dạy học tiếng Anh theo chương trình mới, xây dựng phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, đào tạo học sinh dân tộc thiểu số chất lượng cao và kế hoạch xây dựng trường chất lượng cao.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp và quan tâm hỗ trợ các điều kiện cho các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể
Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác giáo dục và đào tạo để các hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân biết, tích cực tham gia thực hiện. Đồng thời, tăng cường phối hợp trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị này.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan và các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây