Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do thành phố Hải Phòng ban hành
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế do thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu: | 06/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 05/06/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 06/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 05/06/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND |
Hải Phòng, ngày 05 tháng 06 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện qua nhiều Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong đảm bảo an sinh xã hội.
Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố thời gian qua đã được các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các năm; lượng người nghỉ hưu từng bước được cải thiện, bảo hiểm thất nghiệp tích cực hỗ trợ người lao động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm; chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cải thiện, chi phí người dân tự trả trong chăm sóc sức khỏe được giảm dần.
Tuy nhiên, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố còn một số hạn chế như: số người tham gia bảo hiểm còn thấp, mới chỉ có khoảng 24,41% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khoảng 70% dân số tham gia bảo hiểm y tế; tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp; thủ tục tham gia, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn phức tạp, rườm rà; thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn gây bức xúc cho người bệnh; năng lực và trách nhiệm của một số cán bộ giám định bảo hiểm y tế còn yếu; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chưa được nhịp nhàng.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật cũng như khắc phục những hạn chế và triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế” (gửi kèm theo), Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:
1. Các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội, cơ quan, doanh nghiệp:
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020”; phấn đấu đạt mục tiêu hết năm 2015 số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 27% lực lượng lao động xã hội của thành phố, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 75% dân số thành phố.
2. Sở Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế; phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố hàng năm tham mưu giao chỉ tiêu phát triển bảo hiểm y tế cho các địa phương;
b) Tổ chức tốt việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng và thuận tiện, đáp ứng yêu cầu và quyền lợi khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở;
c) Tăng cường và thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; ngăn ngừa và xử lý nghiêm các biểu hiện lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế;
d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các cơ sở y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn thành phố. Phấn đấu trong năm 2015 cơ bản hoàn thành kết nối dữ liệu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên phạm vi từ tuyến thành phố đến tuyến quận, huyện, xã, phường phục vụ thanh toán bảo hiểm y tế nhanh, chính xác, không thất thoát.
e) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Bảo hiểm xã hội thành phố xây dựng giá dịch vụ y tế theo lộ trình quy định về tính đúng, tính đủ và đổi mới phương thức thanh toán bảo hiểm y tế.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố, các ban, ngành và các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả các giải pháp làm tăng thêm nhanh số người tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp, Bảo hiểm xã hội thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức; trong đó tập trung tuyên truyền về quyền và trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động;
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa người lao động, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước và minh bạch thông tin về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên phạm vi toàn thành phố.
4. Bảo hiểm xã hội Hải Phòng:
a) Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan và các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả các nhóm đối tượng;
b) Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các quận, huyện phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kiểm tra, rà soát hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý và kiến nghị xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
c) Đẩy mạnh cải cách, đơn giản thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ và tạo thuận lợi cho các bên tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Trong năm 2015, tập trung triển khai giao dịch điện tử, tiến tới không sử dụng phương pháp giao dịch bằng hồ sơ giấy trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp về đề nghị cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế; phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế;
d) Quản lý tốt đối tượng đóng và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng cường đôn đốc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đảm bảo quản lý, sử dụng các quỹ hiệu quả, an toàn theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
a) Xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại địa phương, coi chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người dân tham gia bảo hiểm y tế; vận động học sinh, sinh viên, hộ gia đình có mức sống trung bình mua bảo hiểm y tế, góp phần tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế;
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, nhất là hành vi trốn đóng, nợ đọng và gian lận, trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức kiểm tra và triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách trên địa bàn;
d) Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo sự hài lòng của người bệnh; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu trong quản lý bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội thành phố.
6. Các Sở, ngành và các cơ quan liên quan:
a) Sở Tài chính:
- Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí đóng bảo hiểm y tế và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng theo quy định của Nhà nước; phối hợp với các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thu, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế;
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố xem xét, đề xuất hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế còn lại cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ năm 2016.
b) Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhất là đối tượng thuộc diện tham gia.
c) Công an thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố:
Chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho quân nhân lực lượng vũ trang theo quy định; chế độ bảo hiểm y tế cho thân nhân lực lượng vũ trang, đảm bảo đạt tỷ lệ bao phủ 100%.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố và các ngành xây dựng kế hoạch phát triển bảo hiểm y tế tại mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo và tổ chức thực hiện các giải pháp mở rộng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên, phấn đấu đạt tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 100%.
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan đưa tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế vào vào hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch kinh tế - xã hội của thành phố.
g) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể:
Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chủ động tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với bản thân và gia đình.
h) Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố:
Chỉ đạo các Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động các quận, huyện nêu cao vai trò bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định; thường xuyên với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố trong công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
i) Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng, Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp thành phố:
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố tuyên truyền, vận động chủ sử dụng lao động nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Tổ chức thực hiện:
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo, triển khai nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị này;
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội thành phố theo chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây