656298

Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2025 tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

656298
LawNet .vn

Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2025 tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu: 04/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Khắc Hiếu
Ngày ban hành: 24/01/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 04/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký: Nguyễn Khắc Hiếu
Ngày ban hành: 24/01/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 24 tháng 01 năm 2025

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả quan trọng: Thể chế và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cơ bản đã và đang hoàn thiện; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được nâng lên rõ rệt; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được hình thành và nhân rộng; công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm đã được tăng cường, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, bức xúc trong xã hội, nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn tiềm ẩn, tiếp tục gây lo lắng cho người dân[1]. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các sở, ngành chuyên môn và UBND cấp huyện, cấp xã còn nhiều tồn tại, bất cập; việc xác minh, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm gia súc, gia cầm, rau, củ, quả tiêu thụ trên địa bàn tỉnh còn khó khăn do phần lớn cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, phân tán; hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng vẫn đang diễn biến rất phức tạp; chưa quản lý và kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ, chợ đầu mối và đặc biệt là các chợ dân sinh; còn buông lỏng quản lý đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố; việc xử lý vi phạm chưa nghiêm; công tác tuyên truyền còn hạn chế.

Trong năm 2025, trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra nhiều các sự kiện chính trị quan trọng, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân 2025 đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ các thực phẩm, sản phẩm thực phẩm là rất lớn. Thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 22/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2025; để tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân đón Tết, vui Xuân và triển khai nhiệm vụ công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2025, đồng thời góp phần bảo đảm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm và an sinh xã hội trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm tổ chức thực hiện:

a) Tiếp tục quán triệt sâu sắc, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022[2], các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số: 13/CT-TTg ngày 09/5/2016, 17/CT-TTg ngày 13/4/2020[3], 38/CT-TTg ngày 11/10/2024, 45/CT-TTg ngày 18/12/2024[4] và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

b) Triển khai thực hiện tốt, hiệu quả công tác an toàn thực phẩm cho nhân dân đón Tết và Lễ hội trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

c) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm.

d) Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; công khai các cơ sở vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm để cảnh báo cho cộng đồng, đồng thời biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn và công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

đ) Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu lực, hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, nhất là phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm theo nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 31/10/2024 về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

e) Tăng cường quán triệt, chỉ đạo, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

g) Các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm/các nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động công bố, tự công bố, quảng cáo thực phẩm theo đúng quy định pháp luật. Đẩy mạnh kiểm tra liên ngành việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng tần suất kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao, chợ đầu mối, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất, kinh doanh thịt, cá, mứt, bánh, kẹo, rượu,... Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở vi phạm, thu hồi và xử lý thực phẩm không an toàn theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chỉ đạo các địa phương thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.

b) Tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thuộc lĩnh vực quản lý.

c) Tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

3. Sở Công Thương

a) Chỉ đạo phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; quản lý chợ an toàn thực phẩm.

b) Tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc.

c) Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

4. Sở Y tế

a) Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất, đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn để chủ động cấp cứu và điều trị, điều tra dịch tễ, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ trong những ngày nghỉ trong dịp Tết và Lễ hội.

b) Tăng cường thực hiện công tác giám sát nguy cơ, phòng ngừa và ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin, cảnh báo nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm; vận động nhân dân thay đổi các tập quán ăn uống lạc hậu trong các ngày lễ hội, ngày Tết để nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng; không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không ăn tiết canh và thức ăn chưa được nấu chín; không uống rượu tự ngâm các loại cây, củ, rễ, nội tạng động vật, mật động vật, rượu không có nguồn gốc xuất xứ, gây ra ngộ độc do rượu, methanol và các độc tố từ các vật ngâm trong rượu; không lạm dụng rượu bia trong ngày Tết, ngày lễ hội.

c) Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và quy định của pháp luật.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn, suất ăn tập thể của các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

6. Công an tỉnh Vĩnh Phúc: Tăng cường chỉ đạo điều tra, xử lý hình sự đối với các vụ việc, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp luật.

7. Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc

a) Tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát thị trường; kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, tập trung đấu tranh với hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng thực phẩm bẩn, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm giả, gian lận thương mại không đủ các điều kiện lưu thông trên thị trường, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, dụng cụ bao gói chứa đựng thực phẩm theo đúng quy định pháp luật.

b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm như: quảng cáo không đúng, ghi nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, vi phạm về sở hữu trí tuệ, đo lường, niêm yết giá bán,...đặc biệt là tại các điểm văn hóa, du lịch, chợ truyền thống và trong hoạt động thương mại điện tử. Xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm theo quy định pháp luật.

8. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

a) Phối hợp với các sở chuyên ngành (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế), UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho người quản lý, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hệ thống bếp ăn tập thể, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan, thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh: Tăng cường thông tin, tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm; chú trọng truyền thông để chuyển đổi hành vi, tập quán lạc hậu không bảo đảm an toàn thực phẩm, hướng vào đối tượng sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.

10. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố

a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở địa phương; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; kiên quyết xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm.

b) Tăng cường chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, chủ động tổ chức kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý, chú trọng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn, các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các khu lễ Tết, lễ hội xuân. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Sẵn sàng phương án, lực lượng và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

c) Tổ chức tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm. Xác định việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cư văn hóa.

d) Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn.

đ) Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường quản lý đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn xã, phường, thị trấn; kiểm soát chặt chẽ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể đối với các trường học thuộc thẩm quyền quản lý nhất là các trường mầm non (công lập, ngoài công lập), tiểu học; thường xuyên kiểm tra hoạt động buôn bán, kinh doanh thực phẩm xung quanh các nhà trường.

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm về sự cố mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm quy mô lớn xảy ra trên địa bàn.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ (6 tháng (gửi trước 20/6) và báo cáo năm (gửi trước 20/12)) hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh (thông qua Sở Y tế để tổng hợp). Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả theo đúng quy định./.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Bộ Y tế;
- TTTU, HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và hội, đoàn thể tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Ban Đảng;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Vĩnh Phúc, Đài PT&TH tỉnh;
- Lưu: VT, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Khắc Hiếu

 



[1] Trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận 04 vụ, sự cố do ngộ độc thực phẩm (tại thành phố Vĩnh Yên: 02 vụ bếp ăn tập thể trường học, 01 vụ bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam; tại huyện Lập Thạch có 01 vụ tại hộ gia đình) làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị; các bệnh nhân đều được cấp cứu, điều trị kịp thời và không có trường họp nào tử vong.

[2] Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về việc tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

[3] Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

[4] Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác