Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 03/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận | Người ký: | Lê Văn Bình |
Ngày ban hành: | 15/01/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 03/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Lê Văn Bình |
Ngày ban hành: | 15/01/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND |
Ninh Thuận, ngày 15 tháng 01 năm 2019 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Trong thời gian qua, ngành Giáo dục cùng với các địa phương và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về dạy thêm, học thêm kịp thời, đồng bộ và trách nhiệm. Từ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức đúng đắn của cha mẹ học sinh và học sinh về dạy thêm, học thêm, đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao kiến thức cho một bộ phận học sinh yếu, kém một cách hiệu quả. Nhìn chung, về cơ bản, ngành Giáo dục đã quản lý, kiểm soát được tình hình dạy thêm, học thêm trong nhà trường; không có điểm nóng, không là nỗi trăn trở, bức xúc của gia đình học sinh, của xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm: Những biểu hiện tiêu cực trong dạy thêm, học thêm diễn ra khá phổ biến tác động xấu đến chất lượng dạy học và các mối quan hệ trong trường học; việc theo dõi, quản lý, kiểm tra của hiệu trưởng đối với giáo viên của trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường còn buông lỏng; công tác quản lý giáo viên tiểu học nhận giữ, chăm sóc học sinh tại nhà xuất phát từ thực tiễn đặt ra nhưng chưa có giải pháp giải quyết; công tác kiểm tra việc công khai, minh bạch và kiểm soát nội dung, chương trình, số lượng giáo viên, học sinh học thêm theo quy định chưa tốt; các địa phương vào cuộc chưa quyết liệt, mạnh mẽ; công tác kiểm soát dạy thêm, học thêm chưa thật tốt, vẫn còn tình trạng cơ sở dạy thêm bên ngoài nhà trường không được cấp phép vẫn tổ chức hoạt động;
Để triển khai thực hiện có hiệu quả và đúng quy định Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
I. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Thường xuyên chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác ra đề, kiểm tra định kỳ, thi học kỳ, năm học nghiêm túc, khách quan nhằm đánh giá khách quan và nâng cao chất lượng dạy học chương trình giáo dục phổ thông chính khóa trong nhà trường trên phạm vi toàn tỉnh; tăng cường việc giáo dục kỹ năng tự học của học sinh; chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm.
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; ban hành văn bản chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh; định kỳ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường; phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc những trường hợp sai phạm theo thẩm quyền quy định, đồng thời có biện pháp chấm dứt hoạt động đối với các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm trái quy định.
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường phải cam kết thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch tổ chức dạy học, nội dung, chương trình, số lượng học sinh, công khai giấy phép, mức thu học phí, thời khóa biểu, đảm bảo an ninh trật tự, giữ vệ sinh môi trường xung quanh, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
2. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, chấn chỉnh các địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường trên địa bàn theo thẩm quyền quy định; kịp thời phát hiện và có hình thức xử lý nghiêm khắc, có biện pháp chấm dứt hoạt động đối với các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trái quy định; kiến nghị cơ quan cấp phép thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân được phép tổ chức dạy thêm, học thêm nhưng có biểu hiện vi phạm các cam kết với chính quyền địa phương.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác quản lý theo thẩm quyền việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường về kế hoạch tổ chức dạy học, nội dung, chương trình, số lượng học sinh; công khai giấy phép, mức thu học phí, thời khóa biểu, kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý điều hành, quản lý thu, chi, quản lý phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường trên địa bàn quản lý để phát hiện, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định để tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm.
- Chỉ đạo các cơ quan liên quan khai thác các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình phát thanh thôn xóm, khu dân cư tại địa phương để đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin cho nhân dân hiểu đúng, đủ các quy định về dạy thêm, học thêm; phát huy vai trò giám sát và phản ánh của người dân đối với những vi phạm về dạy thêm, học thêm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn; thực hiện việc cho phép dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác ra đề, kiểm tra định kỳ, thi học kỳ, năm học nghiêm túc, khách quan nhằm đánh giá khách quan và nâng cao chất lượng dạy học chương trình giáo dục phổ thông chính khóa trong nhà trường trên địa bàn huyện, thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, chấn chỉnh các địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường trên địa bàn theo quy định; kịp thời phát hiện và có hình thức xử lý nghiêm khắc, có biện pháp ngừng hoạt động đối với các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trái quy định.
4. Đối với Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông:
- Tiếp tục phổ biến, quán triệt Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 và Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 27/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về dạy thêm, học thêm cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường, đặc biệt phổ biến và quán triệt sâu kỹ Điều 4. “Các trường hợp không được dạy thêm” tại Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính chủ động, khả năng tự học, tư duy, sáng tạo của học sinh; có giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm hạn chế tiêu cực trong hoạt động kiểm tra định kỳ, học kỳ, năm học nhằm đảm bảo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh thực chất, công bằng, khách quan.
- Cập nhật theo từng học kỳ hồ sơ quản lý dạy thêm, học thêm của đơn vị, bao gồm: Nội dung chương trình dạy học, thời khóa biểu dạy học, đối tượng tham gia lớp học thêm, số lượng nhóm và số lượng người học của mỗi nhóm, mức thu học phí.
- Rà soát kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đã xây dựng, cơ cấu các lớp dạy thêm phù hợp với trình độ học sinh, phân công giáo viên giảng dạy đáp ứng nguyện vọng của học sinh; công khai nội dung chương trình giảng dạy cho gia đình học sinh, tuyệt đối không cắt, xén chương trình chính khóa và không đưa chương trình dạy thêm vào giờ học chính khóa.
- Kiểm tra, xử lý, không để xảy ra tình trạng giáo viên của trường tự tổ chức dạy thêm, học thêm, có hành vi tiêu cực, bắt ép học sinh học thêm; không để giáo viên của nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm trái quy định, chưa được cấp phép làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Giáo dục.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chặt chẽ, khoa học, chính xác số giáo viên tham gia dạy thêm trong và ngoài nhà trường; yêu cầu giáo viên tham gia dạy thêm ngoài nhà trường báo cáo, cung cấp giấy phép dạy thêm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho cá nhân, tổ chức mà giáo viên cộng tác để kiểm tra, theo dõi.
- Phối hợp kịp thời với chính quyền địa phương để thực hiện trách nhiệm giải trình nhà nước về giáo dục địa phương của người đứng đầu đơn vị nói chung và quản lý giáo viên trong việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về dạy thêm, học thêm theo quy định của pháp luật.
- Từng học kỳ, báo cáo với cấp quản lý trực tiếp về công tác dạy thêm, học thêm.
5. Đối với Hiệu trưởng các các trường tiểu học:
- Tiếp tục phổ biến, quán triệt Thông tư số 17/2012/ TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 và Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 27/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về dạy thêm, học thêm cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường, đặc biệt phổ biến và quán triệt sâu kỹ Điều 4. “Các trường hợp không được dạy thêm” tại Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hiệu trưởng thể hiện vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý giáo viên và học sinh của nhà trường theo quy định hiện hành của Điều lệ trường tiểu học.
- Giáo viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và chấp hành nghiêm túc những chỉ đạo chuyên môn, những yêu cầu học sinh cần đạt về phẩm chất, năng lực trong mỗi bài dạy; linh hoạt phối hợp với gia đình học sinh trong việc theo dõi, kiểm tra và giúp con em tự học tại nhà.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về dạy thêm, học thêm theo quy định của pháp luật.
- Từng học kỳ, báo cáo với cấp quản lý trực tiếp về công tác dạy thêm, học thêm.
6. Đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:
- Chấp hành đúng quy định tại Thông tư số 17/2012/ TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 22/10/2012, Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 27/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về dạy thêm, học thêm và các quy định khác của Luật Giáo dục.
- Quản lý và tôn trọng quyền lợi của người học; trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ mở lớp dạy thêm, học thêm, bao gồm: nội dung chương trình dạy học, thời khóa biểu dạy học, đối tượng tham gia lớp học thêm, số lượng nhóm và số lượng người học của mỗi nhóm, danh sách giáo viên và học sinh tham gia lớp dạy thêm, học thêm.
- Trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ về thu - chi theo các quy định hiện hành; cập nhật theo từng học kỳ hồ sơ mở lớp dạy thêm, học thêm.
- Báo cáo với cấp quản lý trực tiếp về công tác dạy thêm, học thêm theo quy định.
7. Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Thuận:
Thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để các tổ chức, cá nhân, gia đình học sinh, xã hội nhận thức đúng, đầy đủ về dạy thêm, học thêm và tự giác chấp hành.
Yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ cuối năm học báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây