Chỉ thị 03/CT-UBND về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018
Chỉ thị 03/CT-UBND về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018
Số hiệu: | 03/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Lò Văn Tiến |
Ngày ban hành: | 05/04/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 03/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên |
Người ký: | Lò Văn Tiến |
Ngày ban hành: | 05/04/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND |
Điện Biên, ngày 05 tháng 04 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018
Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn những tháng giữa và cuối năm 2018 có nhiều diễn biến bất thường và ngày càng phức tạp khó lường theo chiều hướng cực đoan, nghiêm trọng hơn như mưa lớn, hạn hán, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét hại... Để chủ động phòng, chống ứng phó kịp thời và có hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh. UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các Sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý hồ chứa thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017, xây dựng phương án, nhiệm vụ năm 2018 sát với thực tế, thời gian xong trước ngày 05/5/2018. Xây dựng và ban hành Quy chế trực ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành, đơn vị, địa phương mình để tổ chức trực ban theo quy định. Xây dựng kế hoạch thu và triển khai công tác thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai để tăng nguồn tài chính phục vụ công tác ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai; Riêng đối với UBND cấp huyện thực hiện mở tài khoản Quỹ Phòng chống thiên tai tại địa phương để thuận tiện cho việc thu, nộp và quản lý Quỹ Phòng chống thiên tai.
2. Kiện toàn tổ chức và rà soát Quy chế hoạt động Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN); tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN của địa phương; xây dựng, kiểm tra, bổ sung nội dung phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ”; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo, thông báo thường xuyên để mọi người dân tu sửa, chằng chống nhà cửa, che chắn chuồng trại, vật nuôi, chủ động bảo vệ tài sản, phòng, chống rét, mưa đá, lốc xoáy, mưa lớn, lũ quét,....
3. Tiến hành kiểm tra, rà soát, xác định những khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai như: Lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét hại... gây mất an toàn trên địa bàn (kể cả khu vực hạ lưu hồ chứa) để xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho sát với tình hình của ngành, đơn vị và địa phương nhằm chủ động xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống có thể xảy ra trước, trong, sau mùa mưa lũ. Kiên quyết di dời hoặc sơ tán những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm, nhất là vùng ven sông, suối cạn có độ dốc lớn, các công trình giao thông, công trình đang thi công và san ủi mặt bằng có địa chất không ổn định có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét. Tổ chức kiểm tra, kiên quyết đình chỉ thi công đối với các dự án có thải đất đá gây cản trở thoát lũ hoặc gây sạt lở, lấp dòng chảy tạo nguy cơ lũ bùn đá ảnh hưởng đến đời sống dân sinh; xử lý những tổ chức, cá nhân lấn chiếm dòng chảy yêu cầu hoàn trả lại dòng chảy như trạng thái ban đầu.
4. Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch để đáp ứng kịp thời khi thiên tai xảy ra, nhất là các địa phương còn gặp khó khăn về giao thông, đi lại trong mùa mưa lũ. Chủ động sử dụng nguồn ngân sách của đơn vị, địa phương để khắc phục có hiệu quả những thiệt hại do thiên tai gây ra, sớm ổn định lao động sản xuất và đời sống nhân dân vùng bị thiên tai.
5. Duy trì thường xuyên chế độ thường trực 24/24 giờ trong mùa mưa, lũ (Từ ngày 05/5 đến ngày 31/10/2018) báo cáo kịp thời tình hình và kết quả triển khai nhiệm vụ về UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh.
6. Một số nhiệm vụ cụ thể của các Sở, ngành, đơn vị:
6.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh. Chỉ đạo Văn phòng thường trực tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, tham mưu đề xuất biện pháp khắc phục các sự cố, tình huống thiên tai xảy ra trên đại bàn. Phụ trách công tác phòng chống thiên tai, theo dõi kiểm tra công tác quản lý, vận hành của chủ đập về việc đảm bảo an toàn cho các công trình hồ, đập thủy lợi do cấp tỉnh quản lý trên địa bàn. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai của các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố.
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi thực hiện nghiêm Quy trình vận hành điều tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập, phương án bảo vệ đập (Đối với công trình chưa XD phương án) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương kiểm tra, đánh giá thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh và báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh theo quy định. Tổ chức trực ban tại Văn phòng Ban Chỉ huy 24/24 giờ trong mùa mưa lũ.
6.2. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị phương án, kế hoạch luyện tập, diễn tập, chuẩn bị lực lượng, rà soát phương tiện, vật tư phục vụ tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra.
6.3. Công an tỉnh: Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra; phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền địa phương trong việc sơ tán, cứu hộ, cứu nạn nhân dân khi thiên tai xảy ra, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai; bố trí lực lượng, phối hợp với thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị thiên tai.
6.4. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên: Cung cấp các số liệu đo đạc khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo đặc biệt là các bản tin dự báo, cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, về diễn biến các tình huống thời tiết như: Lốc xoáy, sét, mưa lớn, mưa đá, lũ quét, ngập lụt, rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán, sương muối... kịp thời để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành của UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp; đồng thời cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết nguy hiểm cho các cơ quan: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ để phát trên các kênh thông tin đại chúng, giúp mọi người dân biết và chủ động phòng tránh.
6.5. Sở Thông tin và truyền thông: Chỉ đạo, kiểm tra mạng lưới thông tin, xây dựng phương án cụ thể đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống; phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tổ chức truyền báo số liệu đo đạc kịp thời nhằm phục vụ mọi hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các cấp. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tuyên truyền, hướng dẫn, đưa tin về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6.6. Sở Giao thông vận tải: Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị quản lý đường bộ chuẩn bị phương tiện, lực lượng đảm bảo giao thông trên các tuyến giao thông chính trong mọi tình huống khi xảy ra thiên tai; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra xác định các điểm có nguy cơ cao gây ách tắc giao thông, các công trình giao thông như cầu, cống, ngầm..., có kế hoạch sửa chữa trước mùa mưa, lũ; bố trí vật tư, máy móc dự phòng tại những khu vực trọng yếu để kịp thời ứng phó; tổ chức thường trực và có phương án chuẩn bị đủ nhân lực, thiết bị, vật tư đảm bảo giao thông kịp thời trong suốt mùa mưa lũ.
6.7. Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành quản lý như (Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Các công ty dược trên địa bàn...) xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai của ngành, đơn vị mình, chuẩn bị đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết, lực lượng y tế đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ sơ, cấp cứu, điều trị nạn nhân, xử lý nguồn nước uống cho người, gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh môi trường không để dịch bệnh bùng phát trong và sau khi mưa, lũ, thiên tai xảy ra.
6.8. Sở Công Thương: Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị quản lý đập thủy điện, đơn vị thi công các công trình thủy điện để đảm bảo các hồ đập thủy điện phải có Phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du, Phương án bảo vệ đập, Phương án phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn đập trong mùa mưa lũ.
- Chủ trì, tổ chức kiểm tra về tình hình an toàn các công trình hồ thủy điện. Tham mưu các biện pháp để đảm bảo cho công trình và hạ du công trình an toàn trước, trong và sau mùa mưa lũ; tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, giám sát việc vận hành tích nước, xả lũ của các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh trong mùa mưa lũ; thường xuyên tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu trước mùa mưa, lũ đặc biệt các vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thường bị chia cắt khi có thiên tai xảy ra.
6.9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh: Thông tin kịp thời tình hình, diễn biến của thời tiết, thiên tai do Đài Khí tượng thủy văn Điện Biên cung cấp, truyền tải các Chỉ thị, Công điện và văn bản chỉ đạo trong công tác phòng, chống thiên tai của Trung ương, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tỉnh biết để chủ động phòng, tránh. Chủ động nắm bắt tình hình và kịp thời đưa tin các điển hình của đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với các cơ quan truyền thông Trung ương đưa tin kịp thời về diễn biến thiên tai, tình hình ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
6.10. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành, tổ chức có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời xử lý hoặc tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh trong mùa mưa, lũ, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai ở cơ quan, ban, ngành, đơn vị và phối hợp thực hiện các công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh: Thường xuyên phối hợp cùng chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác PCTT-TKCN trên địa bàn tỉnh.
8. Kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh) trên cơ sở báo cáo đề xuất của các ngành, UBND cấp huyện về thiệt hại do thiên tai, có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ khối lượng và mức độ thiệt hại được kiểm tra thẩm định theo quy trình, báo cáo và tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý để kịp thời khắc phục hậu quả sau thiên tai.
Nhận được Chỉ thị này, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, tổ chức trong tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây