Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2009 thực hiện Quyết định 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại và hỗ trợ lãi suất do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2009 thực hiện Quyết định 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại và hỗ trợ lãi suất do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
Số hiệu: | 02/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long | Người ký: | Phạm Văn Đấu |
Ngày ban hành: | 23/02/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 02/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký: | Phạm Văn Đấu |
Ngày ban hành: | 23/02/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 02/CT-UBND |
Vĩnh Long, ngày 23 tháng 02 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 14/2009/QĐ-TTG VÀ QUYẾT ĐỊNH 131/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LÃNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HỖ TRỢ LÃI SUẤT .
Ngày 23/01/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngắn hạn bằng VND tại các ngân hàng để sản xuất kinh doanh và ngày 21/01/2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế bảo lãnh cho vay nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại. Đây là hai chủ trương lớn của chính phủ triển khai Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế chính sách của Chính phủ đã ban hành, nhất là các giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo việc tổ chức thực hiện chủ trương của Chính phủ được nhanh chóng, đúng mục đích, đúng đối tượng, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót, tiêu cực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị cho các Ngành, các cấp trong tỉnh cần thực hiện ngay những công việc sau đây:
1.- Giao Giám đốc Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Vĩnh Long chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển trên địa bàn triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg và Thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 của thống đốc Ngân hàng Việt Nam; Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc; sơ kết tình hình thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Thống đốc ngân hàng Nhà nước VN giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
2- Giao Chi nhánh ngân hàng phát triển Vĩnh Long phối hợp thật tốt với các huyện, thị xã triển khai ngay nhiệm vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký vay vốn của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh. Thực hiện nhanh chóng đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng các đối tượng được hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh vay vốn của các ngân hàng thương mại.
3- Các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan như: Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Công thương, Cục thuế, Công an tỉnh, , tuỳ theo lĩnh vực ngành quản lý hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bảo lãnh và hồ sơ hỗ trợ lãi suất; đồng thời kiến nghị kịp thời về UBND tỉnh những vướng mắc, khó khăn để UBND tỉnh chỉ đạo hoặc kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cho phù hợp nhằm phấn đấu đảm bảo thực hiện có hiệu quả cao nhất Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
4.- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn dự án tốt nhất, mang tính khả thi cao và khi được bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất phải thực hiện vốn đúng mục đích, có hiệu quả và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển trên địa bàn của hồ sơ vay vốn.
5.- Các ngành Toà án, Tư Pháp, Công an, Viện kiểm sát: phối hợp chặt với các ngành có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh của Ngân hàng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro, tranh chấp; đảm bảo an toàn vốn cho nhà nước, kinh donah có hiệu quả, đúng quy định của Chính phủ.
6.- Sở Thông tin truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng, Chủ tịch UBND huyện, thị xã phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn: tổ chức tuyên truyền rộng rãi, kịp thời nội dung, chính sách này tới cộng đồng doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân, đối tượng được hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh cho vay vốn của các ngân hàng thương mại..
Đây là chủ trương lớn của Chính phủ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,....Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp, các ngân hàng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, quyết tâm thực hiện để việc bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất đi vào cuộc sống, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các địa phương cần phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây