Báo cáo 78/BC-UBDT năm 2016 sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 04/CT-TW về công tác đối ngoại nhân dân do Ủy ban Dân tộc ban hành
Báo cáo 78/BC-UBDT năm 2016 sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 04/CT-TW về công tác đối ngoại nhân dân do Ủy ban Dân tộc ban hành
Số hiệu: | 78/BC-UBDT | Loại văn bản: | Báo cáo |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Dân tộc | Người ký: | Đinh Quế Hải |
Ngày ban hành: | 21/06/2016 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 78/BC-UBDT |
Loại văn bản: | Báo cáo |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Dân tộc |
Người ký: | Đinh Quế Hải |
Ngày ban hành: | 21/06/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN DÂN TỘC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/BC-UBDT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2016 |
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TW ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Ủy ban Dân tộc báo cáo như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ngay sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04/CT-TW ngày 6/7/2011 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Ủy ban Dân tộc đã quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức viên chức nắm, hiểu và vận dụng với tình hình thực tế để triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chỉ thị này.
Với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả” trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng, phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại đảng và ngoại giao nhà nước, Ủy ban Dân tộc chủ trương nghiên cứu, thiết lập, duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ quốc tế không chỉ nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, mà còn tuyên truyền, quảng bá và khẳng định đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua, Ủy ban Dân tộc đã nghiên cứu, ưu tiên xây dựng phát triển và duy trì mở rộng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng, các nước trong khối ASEAN, một số nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Nam Thái Bình Dương và các tổ chức quốc tế khác đã có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam. Đẩy mạnh quan hệ, hợp tác quốc tế thông qua các diễn đàn đối thoại, tìm kiếm, tranh thủ các nguồn lực của các quốc gia, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hỗ trợ, viện trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam với mục tiêu: Xóa đói giảm nghèo; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc; phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường và phát triển tài nguyên thiên nhiên.
1. Thực hiện đầy đủ các Công ước, Điều ước và Thỏa thuận quốc tế Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết tham gia, được Chính phủ giao cho Ủy ban Dân tộc thực hiện; đồng thời tiếp tục duy trì và triển khai thực hiện tốt các Thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Ủy ban Dân tộc với các nước, các tổ chức quốc tế: với Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Bộ các vấn đề Biên giới Mianma, Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người Thái Lan... trên cơ sở thỏa thuận, luân phiên hàng năm hai bên đều có trao đổi đoàn, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, qua trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm và ủng hộ nhau thông qua các diễn đàn đa phương.
Từ năm 2014 đến nay, Ủy ban Dân tộc thường xuyên trao đổi với Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia về các nội dung, chương trình hợp tác mà hai bên cùng quan tâm, qua đó hướng tới ký Thỏa thuận hợp tác.
Trên cơ sở chương trình hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc với Bộ Ngoại giao và Thương mại nước Cộng hòa Ai Len trong giai đoạn 2011 - 2015, năm 2015 Ủy ban Dân tộc tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, nhằm trao đổi, bàn bạc và đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trực tiếp với Bộ Thương mại và Phát triển Ai Len, Ai Len tiếp tục giúp đỡ hỗ trợ Ủy ban Dân tộc công tác giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số cho giai đoạn 2016 - 2020.
2. Chủ động tìm hiểu, tiến tới thiết lập quan hệ với các cơ quan chịu trách nhiệm về người dân tộc thiểu số các nước trong khu vực ASEAN. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay Ủy ban Dân tộc đã tổ chức đoàn công tác cấp Bộ cấp Vụ, làm việc với Bộ Các vấn đề xã hội Cộng hòa Inđônêxia; Bộ Phát triển nông thôn, Bộ đoàn kết các dân tộc của Liên bang Malaysia; Bộ Dân tộc Ấn Độ; Bộ về dân tộc vùng núi Chittagong Cộng hòa Bangladesh; Bộ các vấn đề Dân tộc và Truyền thống Nam Phi; Bộ xã hội và Hội nhập, Bang Heseen, CHLB Đức vv... nhằm xúc tiến trao đổi, khảo sát nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc. Thông qua các hoạt động, các nước đánh giá cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương, đường lối tốt về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt trong lĩnh vực giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Thời gian qua, các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt các nước lớn thường xuyên quan tâm chú ý tới tình hình công tác dân tộc, vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo trên địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Việt Nam. Ủy ban Dân tộc luôn sẵn sàng tiếp và làm việc với các đoàn của Hoa Kỳ, EU, Canada, Australia vv... đến tìm hiểu, đồng thời cử cán bộ tham gia tích cực vào các phái đoàn đối thoại nhân quyền song phương hàng năm giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Mỹ, Thụy Sỹ, Na-Uy, Australia... thông qua trao đổi, các nước, các tổ chức quốc tế hiểu hơn về chủ trương, quan điểm ưu việt của Đảng Nhà nước Việt Nam về công tác dân tộc, các chính sách dân tộc.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi: Trong thời gian qua, Ủy ban Dân tộc đã chủ động xây dựng đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số" đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn tại Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án 2214, Ủy ban dân tộc đã phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai, xây dựng nội dung, chương trình, xác định và lựa chọn những vấn đề cần quan tâm, kêu gọi đầu tư, viện trợ; đồng thời đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các đối tác phát triển, trên cơ sở nhu cầu thực tế, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, viện trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi.
Kết quả đã thu hút đầu tư, viện trợ không hoàn lại hàng tỷ đồng từ cộng đồng trong nước và quốc tế vào vùng dân tộc và miền núi, cụ thể: Về lĩnh vực giao thông vận tải, đã huy động "Xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số" với tổng số 4.145 cầu, trong đó có 3.664 cầu cứng và 481 cầu treo, với tổng mức đầu tư là 8.339 tỷ đồng; về đầu tư cơ sở hạ tầng khác, đã huy động được gần 700 triệu USD; về lĩnh vực nông, lâm nghiệp hơn 300 triệu USD; về lĩnh vực giáo dục và đào tạo 277 triệu USD, trong đó có dự án "Giáo dục THCS khu vực khó khăn nhất - giai đoạn 2" tạo điều kiện học tập tốt hơn cho các em học sinh dân tộc thiểu số; về lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường hơn 200 triệu USD, vv...
III. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Công tác dân tộc nói chung và hoạt động đối ngoại nói riêng trong lĩnh vực dân tộc mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, song chưa đạt được kết quả như mong muốn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, đó là:
- Về pháp lý và thể chế vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu.
- Vùng dân tộc thiểu số vẫn là vùng khó khăn, tỷ lệ nghèo cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước; đồng bào dân tộc sống chủ yếu ở miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiên tai, khó khăn trong công tác hỗ trợ nên nguy cơ tái nghèo luôn ở mức cao, hiệu quả xóa đói giảm nghèo kém bền vững.
- Nhận thức về hội nhập, về cơ chế thị trường và quan hệ giao lưu, quảng bá văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại chưa nhạy bén, hình thức chưa sinh động, hấp dẫn; cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa được như mong muốn.
- Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh còn bộc lộ nhiều sơ hở, chủ quan; các thế lực thù địch nước ngoài cấu kết với một số phần tử cơ hội, bất mãn trong nước lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để móc nối, lôi kéo, kích động người dân tộc thiểu số đòi ly khai thành lập nhà nước tự trị; tổ chức các tà đạo trái pháp luật, vượt biên trái phép; chống phá đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, nên ảnh hưởng không nhỏ trong hoạt động đối ngoại.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc đa phần chưa được đào tạo đúng chuyên môn đối ngoại và số lượng người sử dụng thành thạo ngoại ngữ không nhiều, đây là trở ngại lớn cho việc tiếp cận đối tác và nghiên cứu tư liệu.
- Cơ sở vật chất được trang bị còn thiếu, yếu, ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động đối ngoại.
- Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế liên quan tới công tác đối ngoại.
- Đề nghị Ban Bí thư, Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan, quan tâm và hỗ trợ giúp Ủy ban Dân tộc trong việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Ủy ban Dân tộc được tham gia các chương trình quốc gia, lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về công tác đối ngoại.
- Tăng cường công tác chia sẻ, cập nhập thông tin về hoạt động đối ngoại, để Ủy ban Dân tộc nắm bắt, có giải pháp, nhằm vừa tuyên truyền văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cũng như chủ trương, đường lối chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước Việt Nam; đồng thời tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát tốt các hoạt động đối ngoại.
Trên đây là báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TW ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Ủy ban Dân tộc trân trọng gửi Ban Đối ngoại Trung ương tổng hợp theo quy định./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây