Báo cáo số 224/BC-BGDĐT về việc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2008 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Báo cáo số 224/BC-BGDĐT về việc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2008 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 224/BC-BGDĐT | Loại văn bản: | Báo cáo |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Bành Tiến Long |
Ngày ban hành: | 20/06/2008 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 224/BC-BGDĐT |
Loại văn bản: | Báo cáo |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Bành Tiến Long |
Ngày ban hành: | 20/06/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 224/BC-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2008 |
BÁO CÁO
VỀ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2008
Từ năm học 2007 – 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chủ trương giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2008, bao gồm cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên (GDTX) theo quy trình như những năm vừa qua; tổ chức thi thật nghiêm túc, an toàn và hiệu quả, tăng cường sự tham gia của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng (gọi chung là các trường ĐH, CĐ), tạo tiền đề vững chắc cho việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2009, lấy kết quả để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa làm một căn cứ quan trọng để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp.
Riêng quy chế thi có một nội dung mới là đảm bảo sự công bằng, thống nhất giữa giáo dục THPT và GDTX trong xét công nhận tốt nghiệp đối với thí sinh, trong đó quy định về diện 2 và 3 như sau:
Diện 2: từ 4,75 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và có thời gian học tập cấp THPT ít nhất là 2 năm học tại các trường phổ thông nơi cư trú hoặc tại các địa phương khác, trừ các trường phổ thông trên địa bàn các quận, huyện nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học
- Con của người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;
- Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi.
Diện 3: từ 4,5 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đang học tại các các nhà trường phổ thông trên địa bàn các tỉnh, thành phố (trừ các thành phố trực thuộc trung ương);
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên; con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên.
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
Quán triệt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục (gọi tắt là cuộc vận động Hai không), Bộ GDĐT đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, nghiêm túc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2007-2008; đồng thời tăng cường tuyên truyền về kỳ thi, quán triệt quy chế thi, thống nhất quyết tâm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, đảm bảo cho kết quả thi thực sự khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học, tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Bộ đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo: Quy chế thi tốt nghiệp THPT; công văn Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2008; Quyết định về việc tổ chức thanh tra, giám sát công tác sao in đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT năm 2008; Công điện gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm các điều kiện cho kỳ thi, tăng cường chỉ đạo các ngành các cấp thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; công văn gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành liên quan đề nghị phối hợp bảo đảm các điều kiện cho các kỳ thi năm 2008.
Công tác đề thi được chỉ đạo tiếp tục cải tiến. Đề thi ra theo yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng thực hành của học sinh, phù hợp với các đối tượng thí sinh và thời gian quy định, đảm bảo cho mọi thí sinh đủ điều kiện dự thi nếu cố gắng, chăm chỉ, đều có thể tốt nghiệp.
Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được tăng cường; Bộ đã điều động 65 đoàn thanh tra gồm 7912 cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ đến làm nhiệm vụ tại các địa phương (tăng 2183 người so với kỳ thi lần 1 năm 2007) trong đó 7718 cán bộ giám sát trực tiếp tại các địa điểm thi, 64 cán bộ giám sát các hội đồng sao in đề thi, 65 trưởng đoàn và 65 thanh tra viên làm việc tại Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh. Ngay trước kỳ thi, các đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ dẫn đầu, các đoàn công tác gồm thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan trong cơ quan Bộ đến kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại 8 tỉnh, thành phố.
II. CÔNG TÁC COI THI
Ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt Quy chế thi, xây dựng kế hoạch khả thi và có các phương án hợp lý huy động các lực lượng xã hội tham gia bảo vệ an toàn tổ chức thi; phối hợp chặt chẽ với thanh tra của Bộ, đảm bảo tốt an toàn vòng ngoài và duy trì kỷ cương trường thi, kỷ luật phòng thi, hạn chế tối đa những biểu hiện tiêu cực.
Công tác coi thi được chuẩn bị khá chu đáo và tổ chức thực hiện nghiêm túc tại tất cả các địa phương, đơn vị. Tổng số học sinh đăng kí dự thi THPT là 1.029.061 tăng 11.97% so với năm 2007, tổng số học viên đăng kí dự thi hệ GDTX là 161.211 giảm 3.56% so với năm 2007. Tỷ lệ thí sinh dự thi so với số đăng ký ban đầu trên phạm vi toàn quốc đạt 99,24%; trong đó, giáo dục THPT đạt 99,55%, GDTX đạt 97,22%.
Ý thức về kỳ thi của người dân được nâng cao đã góp phần tạo nên không khí thi cử nghiêm túc. Trên phạm vi toàn quốc, không có hiện tượng người ngoài vây quanh khu vực thi làm mất an ninh trật tự như trong kỳ thi các năm trước.
Thí sinh được chuẩn bị kỹ về kiến thức, kỹ năng và được học tập đầy đủ về quy chế, có tâm thế thoải mái, tự tin, tập trung làm bài thi, hạn chế các biểu hiện sai phạm. Trong các buổi thi, không có ý kiến thắc mắc gì về đề thi; dư luận chung biểu lộ thái độ tích cực đối với đề thi của hầu hết các môn thi.
Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra đã đạt tác dụng tích cực; các đoàn thanh tra đã phát hiện và chỉ đạo các địa phương, đơn vị kịp thời khắc phục những thiếu sót, hạn chế, bất cập trong quy trình tổ chức kỳ thi theo yêu cầu nghiêm túc, đúng quy chế, an toàn và hiệu quả.
Quy chế thi được thực hiện nghiêm túc tại các Hội đồng coi thi (HĐCT); những hiện tượng vi phạm quy chế được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Toàn quốc có 1.076 thí sinh bị đình chỉ thi, chỉ bằng 41% so với kỳ thi lần 1 năm 2007 (2.621 trường hợp), chứng tỏ ý thức tự giác chấp hành quy chế thi của học sinh đã được tiếp tục nâng lên. Nhưng so với số thí sinh bị đình chỉ thi năm 2005 (164 trường hợp) và năm 2006 (270 trường hợp), số thí sinh bị đình chỉ thi năm 2008 lớn hơn nhiều lần, thể hiện sự nghiêm túc hơn hẳn của kì thi năm 2008. Có 14 giám thị bị xử lý kỷ luật trong quá trình làm công tác thi (năm 2005: 5 trường hợp; năm 2006: 3 trường hợp, năm 2007, lần 1: 33 trường hợp), so với lần 1 năm 2007 chỉ bằng 42%, chứng tỏ ý thức tự giác chấp hành quy chế thi của giám thị đã được tiếp tục nâng lên.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập:
Điều kiện cơ sở vật chất của một số điểm thi, nhất là các điểm thi đặt tại trường THCS, trung tâm GDTX ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức thi; việc thực hiện nội quy thi tại một số điểm thi chưa tốt: không niêm yết danh sách thi sinh và bản nội quy tại cửa phòng thi theo quy định; chưa quản lý tốt các phương tiện cá nhân không được phép mang vào phòng thi của cán bộ làm công tác thi và của thí sinh trong các giờ thi; chưa quản lý chặt chẽ người không thuộc thành phần của Hội đồng coi thi trong khu vực thi; vẫn còn tình trạng nhiễu thông tin trong dư luận xã hội về đề thi làm ảnh hưởng tới tâm lý của phụ huynh, học sinh.Quy trình in sao đề thi tại một số địa phương còn chưa chặt chẽ theo chỉ đạo của Bộ làm xảy ra các tình huống như thiếu đề thi và đề thi thiếu trang tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Hà Tây, Nam Định. Gian lận trong thi cử tuy có chiều hướng giảm dần nhưng vẫn còn xảy ra tại một số địa phương như việc thi hộ tại Hải Phòng, Khánh Hoà và Bắc Giang. Đặc biệt là sự cố cướp đề thi trong buổi thi môn Toán tại Hội đồng coi thi Trung tâm TGDTX huyện Hoằng Hoá và ở điểm thi đặt tại trường THCS Hoằng Quỳ, tỉnh Thanh Hoá; tại một số Hội đồng coi thi ở Thanh Hoá, Ninh Bình... vẫn có tình trạng thí sinh mang tài liệu vào phòng thi. Vẫn còn cán bộ coi thi mang theo và sử dụng điện thoại di động trong khu vực thi tại Cao Bằng, Bình Thuận; quản lý thí sinh trong phòng thi thiếu chặt chẽ, để thí sinh sử dụng tài liệu hoặc không phát hiện được tiêu cực (sử dụng “phao” thi) tại Phú Yên, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nội.
Việc phân công cán bộ giám sát trong đoàn thanh tra của Bộ tại một số Hội đồng coi thi chưa rõ ràng; cán bộ thanh tra chưa bám sát vị trí, chưa phát huy hết trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, dẫn đến việc cán bộ coi thi mang theo và sử dụng điện thoại di động trong khi thi, không làm tròn nhiệm vụ được phân công, để thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi.
III. CÔNG TÁC CHẤM THI
Công tác chấm thi được thực hiện tại các địa phương từ ngày 01/6/2008. Theo Quy chế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập chỉ một Hội đồng chấm thi cho cả THPT và GDTX. Một số sai sót nhỏ trong Hướng dẫn chấm thi của các môn Toán, Vật lí (THPT không phân ban và THPT phân ban thí điểm) đã được Hội đồng ra đề thi đính chính kịp thời để các đơn vị thực hiện, không làm ảnh hưởng đến tiến độ chấm thi. Việc chấm thi đảm bảo chặt chẽ, đúng quy chế, hoàn thành ngày 12/6/2008 theo đúng tiến độ. Từ ngày 12/6/2008 các đơn vị duyệt kết quả tốt nghiệp sơ bộ và báo cáo về Bộ ngày 15/6/2008.
IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ
Theo báo cáo của các đơn vị, tỷ lệ tốt nghiệp lần 1 năm 2008 của giáo dục THPT là 75,96%, tăng hơn kỳ thi lần 1 năm 2007 là 9,24% (lần 1 năm 2007 là 66,72%), của GDTX là 42,42% tăng hơn kỳ thi lần 1 năm 2007 là 15,96% (lần 1 năm 2007 là 26,46%). Tỷ lệ thí sinh đạt kết quả khá giỏi là 11.46%, chỉ tăng 0.84% so với lần 1 năm 2007 (10.62%).
1. Phân tích số liệu
a) Đối với giáo dục THPT:
Tỷ lệ tốt nghiệp chung cả nước tăng lên so với năm 2007: Năm 2007 có 30 đơn vị đạt tỷ lệ tốt nghiệp trên 70%, năm 2008 tăng thêm 12 đơn vị; năm 2007 có 12 đơn vị đạt tỷ lệ tốt nghiệp dưới 50%, năm 2008 giảm mạnh, chỉ còn 2 đơn vị (Bắc Kạn và Cao Bằng).
Một số đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất cả nước năm 2007, nay có tỷ lệ tốt nghiệp tăng khá nhiều: Tuyên Quang tăng 45,60% (lần 1 năm 2007 là 14,28%, năm 2008 đạt 59,88%); Sơn La tăng 30,31% (lần 1 năm 2007 là 24,33%, năm 2008 đạt 54,64%), Điện Biên tăng 28,86% (lần 1 năm 2007 là 45,94%, năm 2008 đạt 74,80%).
Các đơn vị có kết quả cao năm 2007 (như TP. Hồ Chí Minh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội …) năm 2008 vẫn tiếp tục đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao và ở những vị trí đầu; đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp năm 2008 cao nhất là Nam Định (94,33% - năm 2007 là 90,38%), tiếp đó là TP. Hồ Chí Minh (93,26% - năm 2007 là 95,14%) và Hà Nội (91,87% - năm 2007 là 86,48%).
Các đơn vị như Yên Bái, Sơn La, Bắc Kạn, Tuyên Quang tuy kết quả đã có sự tiến bộ đáng kể so với năm 2007 về xếp hạng nhưng vẫn xếp cuối bảng. Đơn vị năm nay có tỷ lệ thấp nhất là Cao Bằng (40,56% - năm 2007 là 27,89%), trên đó là Bắc Kạn (43,18% - năm 2007 là 20,26%) và Yên Bái (52,39% - năm 2007 là 27,11%).
Kết quả tốt nghiệp có sự phân hoá cao theo các đối tượng thí sinh và vùng miền khác nhau. Tỷ lệ tốt nghiệp loại khá, giỏi toàn quốc là 11,46% (năm 2007 là 10,62%), chứng tỏ đề thi có khả năng phân loại học sinh cao, sát với chất lượng thực tế, trong khi tỷ lệ tốt nghiệp 75.96% cũng phản ánh khá hợp lý trình độ chung của học sinh cả nước. Đây là một cơ sở quan trọng cho kế hoạch thực hiện kỳ thi THPT quốc gia năm 2009, vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa là một căn cứ quan trọng để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp. Các địa phương có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp khá giỏi cao là TP. Hồ Chí Minh: 25,83%, Hà Nội: 20,20%, Hải Phòng 20.08%, Tiền Giang 19.3%, Nam Định: 16,17%, Đà Nẵng 15.47%. Các tỉnh có tỷ lệ khá giỏi thấp nhất là Sơn La: 3,55%, Lai Châu 4.23%, Bắc Kạn: 4,39%, Đăk Nông 4,97%, Hà Giang: 4,99%. Đối với từng địa phương, các trường THPT Chuyên, các trường ở khu vực trung tâm huyện, thành phố, thị xã có điều kiện thuận lợi và chất lượng tuyển sinh đầu cấp THPT tốt đều đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao, nhiều trường có 100% học sinh tốt nghiệp; ngược lại, các trường ngoài công lập, nhất là các trường dân lập thuộc các vùng khó khăn có tỷ lệ tốt nghiệp rất thấp.
Trong khi đa số các địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp tăng so với kỳ 1 năm 2007, cũng có một số địa phương giảm nhưng mức độ không lớn: TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ tốt nghiệp năm nay là 93.26% (lần 1 năm 2007 là 95.12%), Tiền Giang là 81.45% (lần 1 năm 2007 là 84%), Long An là 81.21% (lần 1 năm 2007 là 83,38%), Phú Yên là 68.49% (lần 1 năm 2007 là 71.19%). Có một số địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp hầu như không đổi : Ninh Bình, Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
b) Đối với GDTX:
Tình hình chung tương tự như ở giáo dục THPT: tỷ lệ tốt nghiệp GDTX tăng ở mỗi địa phương với mức khá đồng đều, không làm cho thứ hạng của các đơn vị trên toàn quốc thay đổi nhiều. Ở một số địa phương, vị trí xếp hạng tăng cao như tỉnh Hoà Bình năm 2007 xếp thứ 42 (12,64%) năm 2008 xếp thứ 4 (71,08%); tỉnh Tuyên Quang năm 2007 xếp thứ 65 (0,22%), năm 2008 xếp thứ 45 (22,16%). Một nguyên nhân quan trọng của việc tăng tỷ lệ tốt nghiệp ở các địa phương này là theo quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành năm 2008, học viên giáo dục thường xuyên được công nhận tốt nghiệp theo các diện ưu tiên như học sinh THPT.
2. Đánh giá sơ bộ
Kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2008 đã được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế. Tỷ lệ tốt nghiệp của giáo dục THPT là 75.96%, tăng 9.24% so với kỳ thi lần 1 năm 2007 và tỷ lệ đạt khá giỏi là 11.46% phản ánh kết quả nỗ lực dạy và học cả năm học của toàn ngành sát với chất lượng giáo dục thực tế.
Tỷ lệ tốt nghiệp tăng tương đối đồng đều ở tất cả các địa phương, không làm thay đổi nhiều về thứ hạng của các đơn vị trên cả nước theo tỷ lệ tốt nghiệp so với kỳ thi lần 1 năm 2007: các địa phương có điều kiện giáo dục tốt và tổ chức dạy học nghiêm túc như Nam Định, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình... vẫn đứng hàng đầu; trong khi đó, tuy tỷ lệ tốt nghiệp đã được nâng lên so với năm 2007 nhưng các địa phương vùng sâu, vùng xa, biên giới, điều kiện giáo dục còn khó khăn như Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La ... vẫn ở thứ hạng cuối.
Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ tốt nghiệp tăng như trên là kết quả của việc nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động Hai không. Nghiêm túc rút kinh nghiệm các kỳ thi tốt nghiệp năm 2007, ngay từ đầu năm học 2007-2008, cấp uỷ, chính quyền và ngành giáo dục các địa phương đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và cuộc vận động Hai không với 4 nội dung, kết hợp chặt chẽ với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”. Các địa phương đều chú trọng rà soát, phân loại trình độ học sinh, xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, triệt để khắc phục tình trạng học sinh “ngồi sai lớp”, thực hiện sàng lọc kỹ trước kỳ thi. Nhiều tỉnh như Nghệ An, Bắc Giang, Tuyên Quang...đã vào cuộc một cách quyết liệt và thể hiện quyết tâm cao trong việc chấn chỉnh để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng thi tốt nghiệp THPT nói riêng theo hướng “dạy thật, học thật, thi thật, đánh giá thật để có chất lượng thật”. Công tác tuyên truyền, quán triệt được tăng cường làm thay đổi nhận thức của xã hội về dạy, học và thi cử theo chiều hướng tích cực. Chất lượng dạy và học ở các địa phương, vì thế, được nâng lên khá rõ; theo đó, chất lượng của thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2008 tốt hơn năm trước, dẫn đến tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn năm 2007 (kỳ thi lần 1).
Mặt khác, việc ban hành năm 2008 Quy chế thi tốt nghiệp THPT có sự thống nhất, đảm bảo sự công bằng giữa giáo dục THPT và GDTX về công nhận tốt nghiệp đã làm cho tỷ lệ tốt nghiệp GDTX ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, có nhiều thí sinh thuộc diện 2 và 3 như Tuyên Quang, Hoà Bình, Bạc Liêu... tăng hơn so với các kỳ thi tốt nghiệp trước đây.
Có thể khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 đã được tổ chức đúng kế hoạch, đúng quy chế và an toàn, nghiêm túc. Việc tổ chức tốt kỳ thi với tỷ lệ thí sinh dự thi cao hơn, giảm đáng kể các tiêu cực, sai phạm trong thi cử, là bằng chứng khẳng định thực tế là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và cuộc vận động Hai không cùng với những giải pháp tích cực đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc nhận thức về thi cử của toàn ngành và toàn xã hội, đánh dấu bước chuyển biến rõ rệt, đồng thời tạo niềm hy vọng, tin tưởng đối với chủ trương của Bộ GDĐT đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi cử, từng bước đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ phát triển và hội nhập./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây