578015

Báo cáo 1451/BC-BGDĐT năm 2023 tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

578015
LawNet .vn

Báo cáo 1451/BC-BGDĐT năm 2023 tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 1451/BC-BGDĐT Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 30/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1451/BC-BGDĐT
Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 30/08/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1451/BC-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2023

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 12/6/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐƯA NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀO GIẢNG DẠY TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TỪ NĂM HỌC 2013-2014

Kính gửi: Thanh tra Chính phủ.

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 (sau đây gọi tắt là Chỉ thị); thực hiện Kế hoạch số 1695/KH-TTCP ngày 26/7/2023 của Thanh tra Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo kể từ năm học 2013 - 2014 theo Chỉ thị, cụ thể như sau:

I. Công tác quán triệt và chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị

1. Việc tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị tại Bộ GDĐT, các sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học

a) Việc tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị tại Bộ GDĐT

- Ngày 28/10/2013, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch số 1336/KH-BGDĐT về việc tập huấn triển khai Chỉ thị 10.

- Công tác hướng dẫn triển khai Chỉ thị 10 tại Bộ GDĐT thông qua các hình thức như hệ thống quản lý hành chính (e-Office), hệ thống thư điện tử moet.gov.vn, bản giấy, tại cuộc họp Chi bộ, Đảng bộ ...

- Mỗi năm học (từ năm học 2013-2014 cho đến nay), Bộ GDĐT có văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra đối với các Sở GDĐT đồng thời tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung thực hiện Chỉ thị 10 lồng ghép trong Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm học trước và triển khai nhiệm vụ thanh tra năm học mới, theo đó Thanh tra Sở làm đầu mối phối hợp, triển khai việc thực hiện Chỉ thị 10 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

- Trong các Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm của ngành giáo dục[1], Bộ GDĐT hướng dẫn các địa phương, sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bám sát các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ chủ yếu đã được đề ra trong Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục thực hiện đưa nội dung phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo theo Chỉ thị; các Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công PBGDPL trong nhà trường đã được triển khai đến tất cả các địa phương, các sở GDĐT; các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT, Bộ Tư pháp.

- Để phục vụ tốt cho công tác tập huấn, bồi dưỡng và giảng dạy nội dung PCTN, Bộ GDĐT đã đăng tải tài liệu học tập, nghiên cứu, giảng dạy về Chỉ thị 10 tại website http://www.moet.gov.vn để các sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo Giáo viên Mầm non tổ chức thực hiện nội dung chương trình theo quy định, ngoài ra các tài liệu liên quan và bài giảng E-learning về Chỉ thị 10 được đăng tải tại địa chỉ http://taphuan.moet.vn để giáo viên, giảng viên tham khảo, học tập, nghiên cứu.

- Từ năm 2009, Bộ GDĐT đã triển khai Chỉ thị vào Đề án[2] 1928 “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, giảng viên của các cơ sở giáo dục về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Ngày 16/8/2023, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch số 1407/KH-BGDĐT về tổng kết thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy các cơ sở giáo dục từ năm 2013-2014, theo đó đã nêu cụ thể nội dung tổng kết, phương thức tổng kết và việc tổ chức thực hiện và đã đăng tải trên trang thông tin của Thanh tra Bộ: http://thanhtra.gov.vn.

b) Việc tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị tại các Sở GDĐT

- Các Sở GDĐT tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị lồng ghép trong các cuộc tập huấn chuyên môn (dạy học tích hợp bộ môn Giáo dục công dân), hội nghị tập huấn trên địa bàn về Hướng dẫn Luật PBGDPL, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao chất lượng PBGDPL trong nhà trường.

- Mỗi cuộc tập huấn, các Sở GDĐT đã xây dựng Kế hoạch cụ thể, chi tiết, có văn bản triệu tập viên chức tham gia Hội nghị tập huấn.

c) Việc tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị tại các cơ sở giáo dục đại học

- Các cơ sở giáo dục đại học tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị lồng ghép trong các cuộc Hội nghị đầu mỗi năm học, các cuộc sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề về giáo dục pháp luật đối với giảng viên các khoa có liên quan đến giáo dục pháp luật.

- Các cuộc sinh hoạt chuyên môn, hội nghị, các cơ sở giáo dục đại học đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, chi tiết về thời gian, nội dung, kinh phí, ...

2. Công tác chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Bộ GDĐT, Sở GDĐT đối với các đơn vị trực thuộc

2.1. Bộ GDĐT

a) Bộ GDĐT đã ban hành một số văn bản để tổ chức thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

- Ngày 13/8/2013, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 2946/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện Chỉ thị. Theo đó, Tổ gồm 09 người, do Chánh Thanh tra Bộ GDĐT làm Tổ trưởng, Ủy viên là lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ: Vụ Kế hoạch-Tài chính (KHTC), Vụ Giáo dục Trung học (GDTrH), Vụ Giáo dục Đại học (GDĐH), Vụ Pháp chế (PC), Cục Công nghệ Thông tin (CNTT), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), Vụ Giáo dục Chuyên Nghiệp (GDCN) và Trưởng phòng Thanh tra HC-PCTN của Thanh tra Bộ làm ủy viên thường trực.

- Công văn số 5572/BGDĐT-TTr về việc phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị cho các đơn vị/cá nhân trong triển khai thực hiện.

- Ngày 28/10/2013, Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 5020/QĐ-BGDĐT về việc bổ sung và phân công thành viên tổ công tác triển khai thực hiện.

- Ngày 03/12/2013, Thanh tra Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch số 1081/KH-TTr về xây dựng dữ liệu (đĩa DVD) hướng dẫn giảng dạy nội dung PCTN cấp THPT.

- Ngày 20/3/2014, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch số 143/KH-BGDĐT về triển khai thực hiện Chỉ thị.

- Ngày 25/5/2016, Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGDĐT về việc bổ sung và phân công thành viên tổ công tác triển khai thực hiện.

- Ngày 10/4/2018, Bộ trưởng có văn bản số 1362/BGDĐT-TTr gửi các đơn vị sự nghiệp và các cơ sở GDĐT trực thuộc Bộ GDĐT về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị và công tác PCTN.

- Ngày 06/3/2019, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch số 164/KH-BGDĐT triển khai công tác phòng, chống tham nhũng và đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy năm 2019.

- Ngày 04/5/2019, Bộ GDĐT ban hành Quyết định số 1191/QĐ-BGDĐT về việc kiện toàn tổ công tác và tổ thư ký triển khai thực hiện.

- Ngày 18/4/2022, Bộ GDĐT tiếp tục ban hành Quyết định số 1066/QĐ-BGDĐT về việc kiện toàn Tổ công tác và Tổ Thư ký triển khai thực hiện Chỉ thị, theo đó kiện toàn Tổ công tác giúp Bộ trưởng triển khai thực hiện trách nhiệm của Bộ GDĐT được phân công trong Chỉ thị gồm 7 người với tổ trưởng là lãnh đạo Thanh tra và 06 thành viên là lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ; kiện toàn Tổ Thư ký giúp việc cho Tổ công tác Chỉ thị gồm 08 người với Tổ trưởng là lãnh đạo Phòng của Thanh tra, 7 thành viên là công chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT[3].

- Ngày 29/12/2022, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch số 1841/KH-BGDĐT về triển khai công tác PCTN, tiêu cực năm 2023 của Bộ GDĐT, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ GDĐT tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị theo quy định và chuẩn bị cho tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị; giao Vụ GDTrH xây dựng tài liệu phục vụ giảng dạy nội dung PCTN đối với cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Vụ GDĐH có văn bản hướng dẫn giảng dạy nội dung PCTN cấp THPT theo chương trình hiện hành, thống nhất trong toàn quốc; các đơn vị phối hợp chuẩn bị cho việc Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị trong năm học 2023-2024 theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ.

- Ngày 09/5/2023, Bộ GDĐT ban hành Văn bản số 2059/BGDĐT-GDĐH về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10 gửi các đại học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non, theo đó yêu cầu các đơn vị này tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT; nghiên cứu, cập nhật nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy về công tác PCTN, tiêu cực từ năm học 2023-2024 phù hợp với yêu cầu thực tế trên cơ sở các quy định Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (Luật số 36/2018/QH14), Hướng dẫn số 25-HD/BCDDTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, hướng dẫn một số nội dung về phòng chống tiêu cực, cuốn sách về PCTN, tiêu cực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nước cùng các văn bản pháp luật có liên quan, đồng thời cập nhật, bổ sung nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy PCTN, tiêu cực theo quy định tại Thông tư số 35/2021/TT-BGDĐT ngày 06/12/2021 của Bộ GDĐT quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.

- Ngày 16/8/2023, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch số 1407/KH-BGDĐT về tổng kết thực hiện Chỉ thị, theo đó phương thức tổng kết là làm báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị, Thanh tra làm đầu mối tổng hợp báo cáo trình lãnh đạo Bộ ký gửi Thanh tra Chính, phủ.

- Ngày 24/8/2016, Bộ GDĐT có Văn bản số 4145/BGDĐT về việc nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị gửi các sở GDĐT, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp, theo đó Bộ GDĐT đề nghị các địa phương và cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị, theo 7 nhóm nội dung[4].

- Ngày 10/4/2018, Bộ GDĐT có Văn bản số 1362/BGDĐT-TTr về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị và công tác PCTN gửi các đơn vị sự nghiệp và các cơ sở GDĐT trực thuộc Bộ GDĐT.

- Để thống nhất việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy cấp THPT trên toàn quốc, ngày 03/4/2014, Bộ GDĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị cho các sở GDĐT, các trường THPT trên toàn quốc. Thông qua hội nghị này, Bộ GDĐT đã hướng dẫn cách thức tổ chức giảng dạy tích hợp, lồng ghép nội dung PCTN vào môn học Giáo dục công dân (GDCD) cấp THPT; cách thức sử dụng tài liệu về PCTN trong môn GDCD cấp THPT...

Việc triển khai công tác trên đây, Bộ đã nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ, qua đề xuất, kiến nghị nêu trong Báo cáo số 874/BC-TTCP ngày 29/4/2016 của Tổng Thanh tra Chính Phủ về sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị và Công văn số 3425/VPCP-V.I ngày 13/5/2016 của Văn phòng Chính phủ. Từ ý kiến chỉ đạo hằng năm, Bộ GDĐT chủ động ban hành kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ trong việc thực hiện Chỉ thị.

b) Việc triển khai tài liệu giảng dạy đối với chương trình giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006

- Ngày 13/8/2013, Bộ GDĐT có Công văn số 5571/BGDĐT-TTr gửi các cơ sở GDĐT, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hướng dẫn thực hiện Chỉ thị, trong đó hướng dẫn cụ thể về nội dung chương trình; giáo trình, tài liệu; việc tập huấn cho giáo viên, giảng viên; thời gian giảng dạy; kinh phí thực hiện.

- Ngày 06/12/2013, Bộ GDĐT có Công văn số 8784/BGDĐT-GDTrH về việc thực hiện Chỉ thị.

- Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định phê duyệt Tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng chuyên về luật và không chuyên về luật (Quyết định số 3470/QĐ-BGDĐT, Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014).

- Ngày 12/6/2015, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch số 440/KH-BGDĐT về triển khai thực hiện Chỉ thị vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo năm 2015.

- Ngày 24/8/2016, Bộ GDĐT có Văn bản số 4145/BGDĐT về việc nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi các sở GDĐT, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp.

- Ngày 06/3/2019, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch số 164/KH-BGDĐT triển khai công tác phòng, chống tham nhũng và đưa nội dung PCTN vào giảng dạy năm 2019.

- Quyết định số 4763/QĐ-BGDĐT ngày 09/11/2017 của Bộ GDĐT về việc phê duyệt tài liệu tham khảo “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh trung học phổ thông”; Công văn số 1163/TTr-NV1 ngày 13/12/2017 của Thanh tra Bộ GDĐT về việc phát hành tài liệu tham khảo “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh trung học phổ thông”.

c) Việc triển khai tài liệu giảng dạy đối với chương trình giáo dục đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018:

Ngày 04/7/2023, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch số 583/KH-BGDĐT về xây dựng tài liệu phục vụ giảng dạy nội dung PCTN, tiêu cực đối với cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, theo đó đã nêu cụ thể 5 hoạt động xây dựng tài liệu theo tiến độ thời gian cụ thể.

2.2. Sở GDĐT

Các Sở GDĐT ngay sau khi nhận được văn bản, hướng dẫn của Bộ GDĐT, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh về thực hiện Chỉ thị, các Sở GDĐT đã có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục tại địa phương thực hiện nội dung PCTN vào giảng dạy từ năm học 2013-2014 phù hợp với tình hình của địa phương. Theo đó, chương trình chính khóa: nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào môn Giáo dục công dân (GDCD) với thời lượng 06 tiết phân bổ trong 03 năm học (2 tiết/khối/năm học) ở cấp Trung học phổ thông (Chương trình THPT năm 2006) với thời gian bắt đầu thực hiện ở trường phổ thông từ học kỳ II năm học 2013-2014 đến nay; đối với chương trình ngoại khóa, các trường đưa nội dung PCTN vào các hoạt động ngoại khóa phù hợp với đặc thù của từng cấp học với các hình thức như Báo cáo chuyên đề, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về PCTN, lồng ghép nội dung PCTN vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chính trị đầu năm, hoạt động hướng nghiệp; xây dựng chuyên mục PCTN trên trang thông tin điện tử (Website) của đơn vị.

Từ năm 2013, các Sở GDĐT đã cử giáo viên cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp chế được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh và tại Thủ đô Hà Nội; năm 2014 cử giáo viên tham dự Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị do Bộ GDĐT tổ chức và cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng hàng năm về thực hiện nội dung PCTN trong giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GDĐT tổ chức; định kỳ, hàng năm tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân cấp THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, theo đó 100% giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân được tham gia lớp tập huấn.

3. Công tác tham mưu của Sở GDĐT trong thực hiện Chỉ thị và công tác chỉ đạo, hướng dẫn đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quyền quản lý trên địa bàn

a) Công tác tham mưu ban hành văn bản

Ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, của Bộ GDĐT về triển khai thực hiện Chỉ thị, các Sở GDĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị để triển khai đồng bộ giữa các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh và có báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chỉ thị.

b) Các sở GDĐT ban hành các văn bản chỉ đạo

Căn cứ văn bản chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, của Bộ GDĐT, Thanh tra tỉnh, các Sở GDĐT đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ PCTN trong đó có nội dung thực hiện Chỉ thị chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình giáo dục của địa phương, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, tổ chức thực hiện Chỉ thị lồng ghép trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học, kiểm tra năm học, nhiệm vụ giáo dục trung học từ năm học 2013-2014 đến nay. Kết quả thanh tra, kiểm tra từ 2013 đến nay do Bộ GDĐT tiến hành tại 75 đơn vị cho thấy các Sở GDĐT có ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc quyền quản lý trên địa bàn thực hiện Chỉ thị.

II. Việc xây dựng tài liệu giảng dạy

1. Tài liệu của Bộ GDĐT

Bộ GDĐT đã tiến hành xây dựng 04 loại tài liệu giảng dạy về PCTN dành cho các đối tượng, cụ thể như sau:

- Đối với THPT: (i) Tài liệu giáo dục về PCTN cho môn học GDCD cấp THPT được ban hành theo Công văn số 8784/BGDĐT-TTr ngày 06/12/2013 của Bộ trưởng; (ii) Thiết kế, xây dựng bài giảng E-Learning cho 06 bài giảng tích hợp, lồng ghép nội dung PCTN trong môn GDCD cấp THPT; in đĩa DVD, đưa lên website của Bộ làm tư liệu hướng dẫn, tham khảo cho giáo viên, học sinh các trường THPT trên toàn quốc.

- Đối với hệ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, tài liệu giảng dạy về PCTN cho môn học Pháp luật được ban hành theo Quyết định số 976/QĐ-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng về việc phê duyệt chương trình, tài liệu về PCTN trong đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp.

- Đối với đại học, cao đẳng: 02 cuốn tài liệu giảng dạy về PCTN được ban hành theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ GDĐT về việc phê duyệt tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật và Quyết định số 3470/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ GDĐT về việc phê duyệt tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng chuyên về luật.

Ngoài ra, Bộ GDĐT đã tổ chức soạn thảo, biên tập, thẩm định, phê duyệt in ấn và phát hành miễn phí đến tất cả các Sở GDĐT, các Trường Trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc tài liệu tham khảo “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh THPT” với số lượng hơn 3.000 cuốn[5].

Đối với Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch số 583/KH-BGDĐT ngày 05/4/2023 về việc xây dựng tài liệu phục vụ giảng dạy nội dung PCTN, tiêu cực đối với cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Tài liệu của Thanh tra Chính phủ

Gồm 3 cuốn: Sổ tay công tác PCTN; Tài liệu tham khảo về PCTN; Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về PCTN dành cho giáo viên các trường THPT (do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2013).

(Thời lượng giảng dạy nội dung về PCTN cho học sinh, sinh viên, học viên tại Phụ lục 2 đính kèm)

III. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về PCTN cho giáo viên, giảng viên thuộc trách nhiệm của Bộ GDĐT

1. Tổ chức hội thảo, tập huấn

Hằng năm, Bộ GDĐT thường xuyên tổ chức Hội nghị, Hội thảo để nâng cao chất lượng việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy hoặc tích hợp nội dung giảng dạy PCTN vào các hội nghị, hội thảo, cụ thể:

- Ngày 03/4/2014, Bộ GDĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị cho các sở GDĐT, các trường THPT trên toàn quốc. Thông qua hội nghị này, Bộ GDĐT đã hướng dẫn cách thức tổ chức giảng dạy tích hợp, lồng ghép nội dung PCTN vào môn học GDCD cấp THPT; cách thức sử dụng tài liệu về PCTN trong môn GDCD cấp THPT...

- Ngày 30/12/2016, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị trực tiếp toàn quốc với 06 điểm cầu (Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ) với điểm cầu chính tại Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho khối các cơ sở giáo dục đại học.

- Ngày 29/11/2019, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị tại Hà Nội, trong đó có nội dung quán triệt về Luật PCTN năm 2018 và Chỉ thị.

- Định kỳ hàng năm, Bộ GDĐT tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác PBGDPL, trong đó có nội dung phổ biến pháp luật về PCTN. Đặc biệt, nội dung quy định pháp luật về PCTN và đạo đức liêm chính được phổ biến, cập nhật tại tập huấn báo cáo viên pháp luật, cán bộ làm công tác pháp chế các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, cụ thể: tổ chức tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật dành cho các sở GDĐT, cơ sở giáo dục đại học (ngày 29/11/2018 tại Hà Tĩnh); tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục cho cán bộ làm công tác pháp chế tại các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học các tỉnh Phía Nam (ngày 24 và 25/11/2019, tại Đà Nẵng); Hội nghị tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam năm 2020 (phía Bắc ngày 08-09/12/2020 tại Hà Nội, cho đại biểu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Trị trở ra; Hội nghị phía Nam 02 ngày từ 21-22/12/2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho đại biểu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên - Huế trở vào).

- Ngày 10, 11/8/2023, Bộ GDĐT tổ chức Hội nghị tập huấn trong đó có nội dung công tác PCTN, tiêu cực cho các đơn vị, các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ GDĐT, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó đã tuyên truyền, phổ biến, tập huấn một số quy định chung của Đảng, quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực; thực trạng công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực và các giải pháp tăng cường đấu tranh PCTN, tiêu cực trong giai đoạn hiện nay, phòng, ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị như công khai, minh bạch, xác minh tài sản thu nhập ...

- Qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn triển khai Chỉ thị, các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ GDĐT, các Sở GDĐT cũng đã chủ động tiến hành tập huấn cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy nội dung PCTN. Đối với giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp (trước 01/7/2015): Bộ GDĐT đã lồng ghép tập huấn nội dung giảng dạy PCTN với các cuộc tập huấn chuyên môn.

(Chi tiết việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về PCTN cho giáo viên, giảng viên tại cơ sở tại Phụ lục 1 đính kèm).

IV. Việc tổ chức giảng dạy

1. Tình hình biên soạn giáo trình, giáo tài liệu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cơ sở tài liệu giảng dạy do Bộ ngành chủ quản biên soạn và tài liệu bồi dưỡng dành cho giáo viên, giảng viên do Thanh tra Chính phủ biên soạn và phát hành:

Trên cơ sở 04 loại tài liệu giảng dạy về PCTN dành cho các đối tượng do Bộ GDĐT xây dựng và 3 cuốn: Sổ tay công tác PCTN; Tài liệu tham khảo về PCTN; Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về PCTN dành cho giáo viên các trường THPT (do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2013) do Thanh tra Chính phủ biên soạn, các trường đã đưa vào làm tài liệu giảng dạy trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và phổ biến tới người học[6].

Để tiếp tục triển khai tài liệu giảng dạy về PCTN đối với cấp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngày 04/7/2023, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch số 583/KH-BGDĐT về xây dựng tài liệu phục vụ giảng dạy nội dung PCTN, tiêu cực đối với cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, theo đó đã xác định cụ thể 5 hoạt động để tiến hành triển khai xây dựng tài liệu, từ đó sẽ tiếp tục hoàn thiện tài liệu và triển khai đến các cơ sở giáo dục trong giai đoạn tiếp theo.

2. Việc lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy

Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2006 ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 môn giáo dục công dân đã có các nội dung liên quan đến PCTN. Trên cơ sở đó, Bộ GDĐT tổ chức xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; tham mưu Lãnh đạo Bộ GDĐT ban hành Công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 8784/BGDĐT-GDTrH ngày 06/12/2013 của Bộ GDĐT về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT môn Giáo dục kinh tế và pháp luật tiếp tục đưa các nội dung có liên quan đến PCTN vào chương trình môn học; trong đó chương trình môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật và các sách giáo khoa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật đã thiết kế theo hướng mở để giao quyền chủ động cho giáo viên giảng dạy được chủ động thiết kế và triển khai các nội dung tích hợp với nhiều hình thức và quy mô đảm bảo phù hợp với từng chủ đề, bài học và phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch số 583/KH-BGDĐT ngày 05/4/2023 về việc xây dựng tài liệu phục vụ giảng dạy nội dung PCTN, tiêu cực đối với cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; đây là cơ sở để các cơ sở giáo dục vận dụng trong việc triển khai PCTN trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Ngoài việc tích hợp vào môn GDCD, các cơ sở giáo dục chủ động đưa nội dung này tích hợp giảng dạy trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức sân khấu hóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ, sinh hoạt chính trị đầu năm và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật...

Các nhà trường đã chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức hoạt động ngoại khóa với nhiều nội dung, có tích hợp, lồng ghép PCTN với những chủ đề phù hợp. Trung bình mỗi nhà trường tổ chức được 03 chương trình ngoại khóa/năm học (chào cờ, sinh hoạt chi đoàn,...) tích hợp, lồng ghép PCTN với các chủ đề như: Thanh niên với Pháp luật, Thanh niên với bản sắc con người Việt Nam, Tuổi trẻ tiến bước dưới cờ Đảng, Tự hào tuổi trẻ Việt Nam, Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Ngày Pháp luật Việt Nam. Phối hợp với Công an địa phương tổ chức được tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trong đó có nội dung PCTN; Tuyên truyền bằng hình thức phát thanh học đường về PCTN đến học sinh. Nội dung tuyên truyền về các quy định gần gũi đối tượng học sinh và các hoạt động của nhà trường, các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn đã và đang được xét xử và được dư luận quan tâm.

- Đối với giáo dục đại học: Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 5571). Tại Mục 2 Công văn số 5571 đã nêu “Tài liệu giảng dạy về PCTN của từng cấp học do Bộ GD&ĐT chỉ đạo biên soạn”. Tại điểm c, d của Mục 1 Công văn số 5571 đã hướng dẫn đối với cơ sở giáo dục đại học như sau:

“- Đối với các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học, cao đẳng không chuyên về luật: Nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào môn học Pháp luật đại cương hoặc môn học khác phù hợp với thời lượng 5 tiết.

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chuyên về luật: nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào môn Luật Hành chính, Luật Hình sự hoặc môn học khác phù hợp với thời lượng 15 tiết, trong đó có 5 tiết tự nghiên cứu”.

Bộ GDĐT đã tổ chức biên soạn tài liệu để làm tài liệu giảng dạy về PCTN đối với trình độ đại học, cao đẳng đưa vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo gồm: tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật và Tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng chuyên về luật. Hai tài liệu này đã được biên soạn, thẩm định theo quy định và đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành để các trường triển khai thực hiện (Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 6/9/2014 về việc phê duyệt Tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật; Quyết định số 3470/QĐ-BGDĐT ngày 6/9/2014 về việc phê duyệt Tài liệu giảng dạy về PCTN dung cho các trường đại học, cao đẳng chuyên về luật).

Hai cuốn tài liệu nêu trên đang triển khai tại các cơ sở đào tạo từ năm 2014, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong toàn hệ thống. Năm 2018, Luật PCTN năm 2018 (Luật số 36/2018/QH14) đã được ban hành (thay thế PCTN số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13), trong đó có những nội dung đã được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Tại Kế hoạch số 1841/KH-BGDĐT ngày 29/12/2022 của Bộ GDĐT, Bộ xác định: tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ; Bộ có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục, đào tạo cập nhật nội dung trong chương trình, tài liệu giảng dạy về PCTN cho phù hợp với yêu cầu thực tế, theo đó Bộ GDĐT đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở đào tạo thực hiện một số nội dung sau: (1) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị và các văn bản hướng dẫn nêu trên của Bộ GDĐT về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; (2) Nghiên cứu, cập nhật nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy về công tác PCTN, tiêu cực từ năm học 2023-2024 cho phù hợp với yêu cầu thực tế trên cơ sở các quy định tại Luật PCTN năm 2018 (Luật số 36/2018/QH14); Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN, tiêu cực hướng dẫn một số nội dung về công tác PCTN, tiêu cực; Cuốn sách về PCTN của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan của Đảng và Nhà nước cùng các văn bản pháp luật có liên quan; (3) Việc cập nhật, bổ sung nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy PCTN thực hiện theo quy định tại Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT ngày 6 tháng 12 năm 2021 của Bộ GDĐT quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học.

3. Nội dung giảng dạy thực tế đối với từng cấp học

Đối với cấp THPT, nội dung PCTN được lồng ghép vào môn GDCD[7]; đối với Giáo dục chuyên nghiệp, nội dung PCTN được lồng ghép trong môn học Pháp luật[8]; đối với giáo dục đại học, đã phát hành 02 cuốn tài liệu trong đó 01 tài liệu dùng cho các trường chuyên về luật, 01 tài liệu dùng cho các trường không chuyên về luật[9].

4. Thời lượng giảng dạy thực tế đối với từng cấp học

Bộ GDĐT đã hướng dẫn các cơ sở GDĐT thực hiện phân bổ thời lượng giảng dạy, cụ thể:

- Cấp THPT có tổng thời lượng giảng dạy là 06 tiết, phân bổ trong 03 năm học lớp 10, 11, 12, mỗi năm 02 tiết;

- Trung cấp chuyên nghiệp có tổng thời lượng giảng dạy là 04 tiết;

- Đại học, cao đẳng không chuyên về luật có tổng thời lượng là 05 tiết lý thuyết được lồng ghép vào môn Pháp luật đại cương hoặc môn học khác phù hợp (ví dụ các môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật...);

- Đại học, cao đẳng chuyên về luật có tổng thời lượng là 15 tiết được lồng ghép vào môn Luật Hành chính hoặc Luật Hình sự (trong đó có 05 tiết tự nghiên cứu). Đặc biệt, có cơ sở giáo dục đại học có môn học Pháp luật Phòng, chống tham nhũng (trình độ đại học), chuyên ngành về Phòng, chống tham nhũng (sau đại học)...

5. Phương pháp giảng dạy

Việc giảng dạy nội dung này được thực hiện trong chương trình chính khóa và ngoại khóa.

Chương trình chính khóa: nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào môn GDCD với thời lượng 06 tiết phân bổ trong 03 năm học (2 tiết/khối/năm học) ở cấp Trung học phổ thông với Chương trình THPT năm 2006, thời gian bắt đầu thực hiện ở trường THPT từ học kỳ II năm học 2013-2014 đến nay.

Đối với chương trình ngoại khóa, các trường đưa nội dung PCTN vào các hoạt động ngoại khóa phù hợp với đặc thù của từng cấp học với các hình thức như Báo cáo chuyên đề, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về PCTN, lồng ghép nội dung PCTN vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chính trị đầu năm, hoạt động hướng nghiệp; xây dựng chuyên mục PCTN trên trang thông tin điện tử (Website) của đơn vị.

6. Việc kiểm tra, đánh giá người học, bao gồm: phương pháp kiểm tra, đánh giá và kết quả kiểm tra, đánh giá (liệt kê cụ thể các phương pháp).

Việc kiểm tra, đánh giá đối với người học: Các cơ sở GDĐT đều có hoạt động kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập nội dung này của học viên với các hình thức khác nhau: kiểm tra 15 phút, kiểm tra cuối kỳ theo hình thức tự luận, vấn đáp; thảo luận nhóm, viết tiểu luận, trình bày đề án... tùy thuộc vào hệ đào tạo và nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, học viên.

V. Việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy

- Về bố trí kinh phí: căn cứ Công văn số 9848/BTC-HCSN ngày 29/7/2013 của Bộ Tài chính: “Đối với các nội dung cần triển khai trong năm 2013, các đơn vị được giao nhiệm vụ bố trí từ nguồn kinh phí đã được giao năm 2013 để thực hiện. Từ năm 2014 trở đi, các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương chủ động xây dựng dự toán chi cho nội dung này cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, tổng hợp chung vào dự toán chi của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Vì vậy:

Bộ GDĐT bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách được cấp cho các hoạt động chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị (cấp 600 triệu đồng cho 02 năm 2014 và 2015). Các năm tiếp theo, kinh phí cho việc thực hiện Chỉ thị được lồng ghép trong các hoạt động của đơn vị có liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị.

Đối với sở GDĐT tỉnh, thành phố: một số Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố đảm bảo nguồn kinh phí tổ chức thực hiện Chỉ thị. Qua kết quả kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị cho thấy: một số Sở GDĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố về việc đảm bảo nguồn kinh phí tổ chức thực hiện Chỉ thị; một số tỉnh đã bố trí kinh phí để triển khai hoạt động này (Sở GDĐT Vĩnh Phúc đã tham mưu cho UBND tỉnh bố trí 1,7 tỷ trong 02 năm học 2014, 2015 để thực hiện Chỉ thị năm); bố trí kinh phí hỗ trợ cho giáo viên dạy các môn GDCD, pháp luật và giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương (ví dụ: Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc); trích từ nguồn chi thường xuyên hoặc kinh phí xã hội hóa của cơ sở GDĐT (ví dụ, các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, An Giang, Quảng Ngãi, Long An, Đăk Lăk, Điện Biên, Lào Cai và thành phố Đà Nẵng); trích kinh phí từ các chương trình, dự án tài trợ cho giáo dục để tổ chức biên soạn tài liệu, chuyên đề, tình huống dạy học pháp luật có tích hợp nội dung PCTN, trang cấp thêm vở bài tập PCTN cho các trường THPT trên địa bàn và tổ chức hoạt động của hội đồng bộ môn (ví dụ, tỉnh An Giang);...

- Về việc tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở GDĐT: hiện nay, về cơ bản, các cơ sở GDĐT được khảo sát đã được trang bị điều kiện vật chất (máy chiếu, máy tính...) hỗ trợ giảng dạy tương đối đầy đủ nên không phát sinh thêm nhu cầu về cơ sở vật chất khi giảng dạy về PCTN. Do nội dung PCTN được giảng dạy lồng ghép nên hầu hết các trường không bố trí kinh phí riêng cho công tác này. Tuy nhiên, cũng có những cơ sở GDĐT được bố trí kinh phí riêng để hoàn thiện điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy về PCTN (ví dụ, các học viện, nhà trường QĐND, CAND).

VI. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chỉ thị

1. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT

Triển khai thực hiện Chỉ thị, hằng năm Bộ GDĐT đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị và việc tổ chức giảng dạy nội dung PCTN tại các Sở GDĐT và các cơ sở GDĐT thuộc quyền quản lý. Công tác kiểm tra được thực hiện thông qua việc thành lập các đoàn kiểm tra trực tiếp. Việc kiểm tra được thực hiện theo chuyên đề riêng về Chỉ thị hoặc kết hợp với các nội dung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm khác. Đến thời điểm báo cáo, Bộ GDĐT tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị tại các địa phương và các cơ sở giáo dục đại học, hoặc tích hợp, lồng ghép nội dung thực hiện Chỉ thị vào các cuộc thanh tra, kiểm tra của Bộ GDĐT hằng năm.

(Chi tiết số cuộc thanh tra, kiểm tra theo Phụ lục 3 kèm Báo cáo này).

2. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của UBND cấp tỉnh và Sở GDĐT đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quyền quản lý

Các Sở GDĐT: đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên đề về PCTN, bao gồm việc thực hiện Chỉ thị hoặc lồng ghép kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nội dung này với các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thanh tra trong mỗi năm học kể từ năm học 2013-2014 cho tới năm học 2022-2023.

VII. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị, đề xuất

1. Đánh giá chung về kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện Chỉ thị

- Việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở GDĐT là chủ trương đúng đắn, được xã hội đồng tình. Việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía các cơ sở GDĐT và giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên. Nội dung PCTN đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các đối tượng người học vì ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với quốc gia, dân tộc và tính chất thời sự. Nội dung này đã góp phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về PCTN; nâng cao ý thức của người học trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân và trách nhiệm đối với cộng đồng; hình thành và phát triển phẩm chất liêm chính, năng lực tự vệ của người học trước thực trạng tham nhũng và thái độ lên án, đấu tranh với tham nhũng, góp phần không nhỏ trong việc ổn định hoạt động của ngành giáo dục mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học.

- Ban cán sự Đảng, Bộ GDĐT đã quán triệt chủ trương triển khai thực hiện Chỉ thị và thường xuyên quán triệt việc thực hiện Chỉ thị này.

- Bộ GDĐT đã bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ, ban hành các văn bản bản chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị; đã biên soạn tài liệu giảng dạy cho các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý và tập huấn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; chú trong công tác thanh tra, kiểm tra thể hiện sự sự tích cực, chủ động trong thực hiện Chỉ thị, nổi bật nhất là việc triển khai đồng bộ, có chất lượng tại khối các trường THPT, các Sở GDĐT.

- Đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy về PCTN có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao; chủ động, linh hoạt trong tham gia tập huấn, tiếp cận, nghiên cứu tài liệu để đưa nội dung phù hợp vào bài giảng; chủ động, sáng tạo về phương pháp sư phạm; công chức, viên chức của ngành giáo dục đã nhận thức đúng về tác hại của tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Từ đó với chức năng, nhiệm vụ được giao, từng cá nhân, đơn vị đã đề ra được các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong các hoạt động.

- Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị, đến nay 100% các trường thuộc khối THPT đã tổ chức giảng dạy nội dung PCTN và tuyệt đại bộ phận học sinh cấp THPT đã được tiếp cận, học tập nội dung này; đối với các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm việc giảng dạy nội dung này đã có những chuyển biến tích cực và đang từng bước đi vào nề nếp theo hướng giáo dục đạo đức lối sống liêm chính.

2. Khó khăn, vướng mắc, bất cập trong chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chỉ thị 10

* Nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý về mục đích, ý nghĩa và nội dung của Chỉ thị còn chưa đồng đều; một số cấp lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác PCTN. Điều này dẫn đến công tác chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị chưa thật sâu sát, kịp thời và quyết liệt. Do vậy, kết quả thực hiện Chỉ thị ở các cấp và địa phương chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao.

* Đối với các trường THPT:

- Tài liệu biên soạn từ giai đoạn trước, giảng dạy trong chương trình 2006 còn dài, thiếu minh họa; thiếu tư liệu, hình ảnh, video nội dung PCTN phù hợp với đối tượng học sinh THPT, đặc biệt là tư liệu cụ thể (thời gian, con người, mức độ, hành vi,...) về các đối tượng tham nhũng trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Đối với chương trình giáo dục 2018, việc dạy tích hợp PCTN chưa có hướng dẫn cụ thể.

- Tài liệu tham khảo và các tư liệu minh họa liên quan đến các vụ án tham nhũng tuy phong phú nhưng thiếu tài liệu chuẩn, chính thống cho giáo viên và học sinh sử dụng. Do vậy, đa số giáo viên, giảng viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc tìm tư liệu thực tiễn để minh họa cho nội dung bài giảng, đặc biệt là tư liệu về các vụ án tham nhũng.

- Môn GDCD với đặc thù phải lồng ghép, tích hợp giảng dạy cùng rất nhiều nội dung khác nhau, còn chồng chéo với dạy học tích hợp với các nội dung tích hợp khác. Trong Chương trình môn GDCD cấp THPT đang có nhiều nội dung tích hợp và lồng ghép (Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, các tệ nạn xã hội, phổ biến giáo dục pháp luật, kỹ năng sống,...). Để đảm bảo đủ số lượng tiết học theo chương trình khung và không làm tăng nội dung chương trình học, việc cung cấp kiến thức về PCTN cho học sinh còn hạn chế.

- Các trường thiếu giáo viên dạy môn GDCD, một số trường không có giáo viên hoặc chỉ có 01 giáo viên nên việc trao đổi thông tin, rút kinh nghiệm trong thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nội dung PCTN là nội dung mới và khó đối với cả người dạy và người học nên việc tổ chức giảng dạy, phân công giáo viên, phân bổ quỹ thời gian và chuyển tải nội dung giáo dục phù hợp, theo yêu cầu của Chỉ thị đã gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, giáo viên giảng dạy môn GDCD ở THPT hầu hết không được đào tạo chuyên sâu về pháp luật, lại thường kiêm nhiệm giảng dạy môn học khác nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo; xác định hành vi tham nhũng và trách nhiệm pháp lý của hành vi tham nhũng; đưa ra ví dụ về tham nhũng phù hợp, sinh động, dễ hiểu, sát thực tế, đồng thời tránh được cái nhìn tiêu cực của học sinh trước cuộc sống ...

- Đối với các trường đại học, Cao đẳng do thời lượng giảng dạy lồng ghép nội dung PCTN rất hạn chế nên giảng viên chỉ giảng sơ lược các nội dung cơ bản về PCTN mà không thể đi sâu vào các vấn đề khoa học. Một số trường triển khai còn hình thức, một số đại học vùng giao cho đại học thành viên triển khai thực hiện.

- Về kinh phí: hầu hết các địa phương, các cơ sở giáo dục đã thực hiện đảm bảo Công văn số 9848/BTC-HCSN ngày 29/7/2013 của Bộ Tài chính[10], tuy nhiên việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy trên phạm vi toàn quốc là chủ trương mới, tiến hành trong điều kiện các cơ quan, tổ chức và người có liên quan thiếu kinh nghiệm và khó khăn về kinh phí; tại các cơ sở GDĐT, do nội dung PCTN được giảng dạy lồng ghép nên hầu hết các trường không bố trí kinh phí riêng cho công tác này; nhiều địa phương, cơ sở GDĐT còn lúng túng trong dự toán kinh phí thực hiện Chỉ thị; cũng do kinh phí eo hẹp nên nhiều cơ sở GDĐT chưa tổ chức được hoạt động ngoại khóa về nội dung PCTN và các hoạt động khác có liên quan ...

- Tài liệu về đạo đức liêm chính cho học sinh (dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục), việc in ấn, phát hành tài liệu không nằm trong danh mục được giao đặt hàng và phải đấu thầu theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên cho nên gặp khó khăn trong quá trình triển khai, tìm đối tác.

- Địa bàn trải rộng, nhiều cơ sở giáo dục nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra còn phải lồng ghép vào các cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính, chuyên ngành.

3. Bài học kinh nghiệm, bối cảnh và những vấn đề mới đặt ra trong việc thực hiện Chỉ thị

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật PCTN năm 2018, tiếp tục gắn công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng kế hoạch hành động triển khai, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc để các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ làm cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình PCTN sau đối thoại Quốc tế về PCTN ban hành kèm theo Quyết định số 3137/QĐ-BGDĐT ngày 30/7/2010 của Bộ GDĐT.

- Tăng cường công khai, minh bạch trong tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo.

- Cụ thể hóa các quy định của pháp luật về công vụ, công chức để nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ công chức, viên chức trong toàn ngành.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong phát hiện, kiến nghị xử lý các hành vi tham nhũng.

- Chỉ đạo tốt việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nêu cao vai trò của các đoàn thể quần chúng, vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Đảm bảo kinh phí cần thiết cho công tác tuyên truyền, cho hoạt động thanh tra, cho Ban chỉ đạo các cấp, các đơn vị trong công tác PCTN.

- Tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết tổng kết về công tác PCTN đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PCTN.

- Hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật để không có kẽ hở cho tham nhũng và không thể tham nhũng, không cần tham nhũng.

- Những vấn đề thực tiễn đặt ra là tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công cuộc PCTN, làm trong sách bộ máy; thực hiện vì dân, do dân, công khai, minh bạch.

4. Phương hướng và những giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao thực hiện Chỉ thị trong thời gian tới, trong đó chú trọng giải pháp giáo dục liêm chính, tiết kiệm trong học sinh, sinh viên

4.1. Phương hướng và những giải pháp

a) Bộ GDĐT

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt rà soát, triển khai nội dung nêu tại khoản 2 Điều 6 Luật PCTN năm 2018[11].

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 10 theo chiều sâu tại các cơ sở GDĐT trên phạm vi cả nước.

- Ban hành, cung cấp đủ tài liệu cho học sinh, giáo viên, giảng viên để phục vụ giảng dạy PCTN trong các CSGD; Ban hành hướng dẫn việc dạy học tích hợp PCTN đối với chương trình môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (CT GDPT 2018).

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai PCTN nói chung và việc triển khai giảng dạy các nội dung về PCTN trong các CSGD.

- Tiếp tục cung cấp bổ sung tài liệu các tình huống về nội dung PCTN (ở Việt Nam hoặc trên thế giới) phù hợp nội dung bài giảng và đối tượng học sinh; hỗ trợ tổ chức tập huấn, giúp các cơ sở giáo dục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy nội dung PCTN.

b) Các sở GDĐT

- Tiếp tục chỉ đạo, quán triệt nâng cao nhận thức cho đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giảng dạy, giáo dục nội dung về PCTN; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện việc đưa nội dung PCTN vào chương trình chính khóa đảm bảo thời lượng theo quy định, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo hình thức và nội dung phong phú; lựa chọn hình thức phù hợp để lồng ghép nội dung giảng dạy về PCTN cho học sinh.

- Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy nội dung PCTN; cung cấp tài liệu, thông tin về tham nhũng cho giáo viên, giúp giáo viên có những minh chứng phù hợp, sinh động, hiệu quả; khuyến khích giáo viên các môn khoa học xã hội lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức liêm chính và pháp luật về PCTN vào giáo án và sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, hiệu quả; lãnh đạo các cấp, các nhà trường quan tâm, chỉ đạo sâu sát việc thực hiện Chỉ thị số 10.

- Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 10. Chủ động trong việc tham khảo các tài liệu chính thống của địa phương để phục vụ cho việc giảng dạy PCTN; xây dựng kế hoạch hằng năm về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về PCTN cho giáo viên; tăng cường sinh hoạt chuyên môn, trao đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy nội dung PCTN đạt hiệu quả. Đa dạng hóa các hình thức trong hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền pháp luật về PCTN.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tổ chức đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở GDĐT nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng triển khai, kết quả thực hiện Chỉ thị 10 để có kế hoạch triển khai phù hợp với thực tế của đơn vị.

- Biểu dương khen thưởng kịp thời đối với các cơ sở giáo dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 10 với hình thức phù hợp.

4.2. Đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao thực hiện Chỉ thị trong thời gian tới, trong đó chú trọng giải pháp giáo dục liêm chính, tiết kiệm trong học sinh, sinh viên

- Đối với UBND các tỉnh: tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về Luật PCTN, các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Chính phủ, bộ, ngành, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, Ban Chỉ đạo PCTN, UBND tỉnh về công tác PCTN. Quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ sở giáo dục trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy nội dung PCTN.

- Đối với Bộ Tài chính: bố trí đủ kinh phí cho các đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị 10 theo quy định.

- Đối với các cơ sở giáo dục THPT: hiệu trưởng các trường tăng cường chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị về đưa nội dung PCTN vào giảng dạy; giao cho tổ nhóm chuyên môn tổ chức dự giờ các tiết dạy có nội dung tích hợp về PCTN để tư vấn cho giáo viên; bố trí kinh phí để mua tài liệu cho giáo viên giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề hoặc tích hợp giáo dục PCTN; lồng ghép nội dung về phòng, chống tham nhũng vào các hoạt động ngoại khóa...

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học: bố trí đảm bảo kinh phí cho khoa/bộ môn đảm bảo triển khai, thực hiện Chỉ thị, đưa nội dung PCTN vào giảng dạy theo quy định.

Trên đây là báo cáo của Bộ GDĐT về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014. Bộ GDĐT kính gửi Thanh tra Chính phủ để tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp);
- Cục CNTT, Thanh tra, các Vụ: KHTC, GDTrH, GDĐH, PC;
- Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, TTr.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

 

PHỤ LỤC 1

VIỆC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ PCTN CHO GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ GDĐT
(từ năm học 2013-2014 đến năm học 2022-2023)
(Kèm theo Báo cáo số 1451/BC-BGDĐT ngày 30/8/2023 của Bộ GDĐT)

Bộ ngành

Số giáo viên, giảng viên giảng dạy nội dung về PCTN

Số cuộc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về PCTN

Số giáo viên, giảng viên đã được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về PCTN

Cấp Trung học phổ thông

 

 

 

Năm học 2013-2014

5380

1

5380

Năm học 2014-2015

5412

1

5412

Năm học 2015-2016

5426

1

5426

Năm học 2016-2017

5455

1

5455

Năm học 2017-2018

5490

1

5490

Năm học 2018-2019

5503

1

5503

Năm học 2019-2020

5592

1

5592

Năm học 2020-2021

5756

1

5756

Năm học 2021-2022

5891

1

5891

Năm học 2022-2023

5923

1

5923

Cao đẳng

 

 

 

Năm học 2013-2014

 

1

 

Năm học 2014-2015

 

 

 

Năm học 2015-2016

 

1

 

Năm học 2016-2017

 

 

 

Năm học 2017-2018

 

 

 

Năm học 2018-2019

 

1

 

Năm học 2019-2020

 

 

 

Năm học 2020-2021

 

 

 

Năm học 2021-2022

 

 

 

Năm học 2022-2023

 

1

 

Khối Đại học, Học viện

 

 

 

Năm học 2013-2014

 

1

 

Năm học 2014-2015

 

 

 

Năm học 2015-2016

 

1

 

Năm học 2016-2017

 

 

 

Năm học 2017-2018

 

 

 

Năm học 2018-2019

 

1

 

Năm học 2019-2020

 

 

 

Năm học 2020-2021

 

 

 

Năm học 2021-2022

 

 

 

Năm học 2022-2023

 

1

 

Tổng số:

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

THỜI LƯỢNG GIẢNG DẠY NỘI DUNG VỀ PCTN CHO HỌC SINH, SINH VIÊN, HỌC VIÊN
(từ năm học 2013-2014 đến năm học 2022-2023)
(Kèm theo Báo cáo số 1451/BC-BGDĐT ngày 30/8/2023 của Bộ GDĐT)

Bộ ngành

Số tiết chính khóa

Số tiết ngoại khóa

Tên môn học riêng hoặc môn học được lồng ghép, tích hợp (ghi cụ thể tên môn học)

Cấp Trung học phổ thông

 

 

 

Năm học 2013-2014

6 tiết trong 3 học

Thực hiện lồng ghép, tích hợp trong môn Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Môn Giáo dục công dân và Lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học

Năm học 2014-2015

6 tiết trong 3 học

như trên

 

……….

 

 

 

Năm học 2022-2023

6 tiết trong 3 học

Như trên

 

Cao đẳng

 

 

 

Năm học 2013-2014

 

 

 

Năm học 2014-2015

 

 

 

……..

 

 

 

Năm học 2022-2023

 

 

 

Khối Đại học, Học viện

 

 

 

Năm học 2013-2014

5 tiết trong các năm học đại học

Tích hợp vào môn Pháp luật đại cương

Môn môn Pháp luật đại cương và tổ chức chương trình ngoại khóa, trong đó có lồng ghép nội dung PCTN vào chương trình “Tuần sinh hoạt công dân” đối với sinh viên các khóa, để phổ biến các quy định về chế độ chính sách, quy chế đào tạo, công tác khảo thí học lại, thi lại. Khảo sát lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, công tác phục vụ đào tạo

Năm học 2014-2015

Như trên

Như trên

Như trên

………

 

 

 

Năm học 2022-2023

Như trên

Như trên

Như trên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý:

- Bộ Giáo dục và Đạo tạo báo cáo đối với cấp Trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, học viện, trừ các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

- Bộ Công an báo cáo đối với cấp đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp, trường văn hóa ... trong Công an nhân dân;

- Bộ Quốc phòng báo cáo đối với cấp đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp, trường nghề ... trong Quân đội nhân dân;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo đối với trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề;

- Học viện Chính trị Quốc gia HCM báo cáo đối với hệ Trung cấp lý luận chính trị, đại học, cao cấp lý luận, sau đại học, hệ bồi dưỡng ngắn hạn ...trong hệ thống Học viện.

 

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC TỔ CHỨC GIẢNG DẠY NỘI DUNG PCTN TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2022
(Kèm theo Báo cáo số 1451/BC-BGDĐT ngày 30/8/2023 của Bộ GDĐT)

Năm

Số đơn vị thanh tra

Số đơn vị thanh tra

Các hành vi vi phạm chủ yếu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra (liệt kê cụ thể)

Do Bộ GDĐT/Thanh tra Bộ tiến hành

Do Sở GDĐT/Thanh tra sở GDĐT tiến hành

Do Bộ GDĐT/Thanh tra Bộ tiến hành

Do Sở GDĐT/Thanh tra Sở GDĐT tiến hành

2013

3

 

0

 

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ GDĐT, Sở GDĐT kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong công tác quản lý và công tác chuyên môn; đồng thời, tư vấn cho đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, thực hiện công tác quản lý và giảng dạy có hiệu quả, các tồn tại, thiếu sót, vi phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra chủ yếu như sau:

(1) Công tác tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật về PCTN ở một số Trường THPT và cơ sở giáo dục đại học chưa thường xuyên; nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chưa hấp dẫn, lôi cuốn; công tác kiểm tra, giám sát, nhất là tự kiểm tra nội bộ về PCTN và việc thực hiện Chỉ 10 chưa được chú trọng

(2) Chưa xây dựng dự toán kinh phí thực hiện việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy trong Trường theo quy định tại điểm a khoản 7 Chỉ thị số 10/CT-CP ngày 12/6/2013 về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục đào tạo từ năm học 2013-2014.

Một số trường THPT từ khi triển khai thực hiện đưa nội dung PCTN vào giảng dạy đến tháng 05/2016, trường và giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa được cấp kinh phí.

(3) Ở cấp THPT, chưa đa dạng hóa các phương thức tổ chức dạy học PCTN trong các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội khác, hoạt động giáo dục PCTN mới chủ yếu được thực hiện trong môn học Giáo dục công dân mà môn học này phải thực hiện nhiều nội dung lồng ghép, tích hợp nên giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện, phân chia thời lượng kiến thức, thời gian cho nội dung giảng dạy PCTN.

(4) Tại các địa phương, các Sở GDĐT chưa phối hợp tốt với các sở, ban, ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 10.

(5) Tại các cơ Sở giáo dục đại học, trong công tác thanh tra nội bộ chưa chú trọng đến nội dung thanh tra/kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn tại Công văn số 4145/BGDĐT-TTr của Bộ GDĐT.

2014

10

 

17

 

2015

1

 

8

 

2016

1

 

6

 

2017

1

 

0

 

2018

0

 

10

 

2019

1

 

0

 

2020

3

 

2

 

2021

2

 

2

 

2022

4

 

4

 

Tổng

26

 

49

 

 

 



[1] Quyết định số 580/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2015 về việc ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 của ngành giáo dục Quyết định 6239/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2016, Quyết định 228/QĐ-BGDĐT ngày 18/01/2018, Kế hoạch 116/KH-BGDĐT ngày 12/2/2019, Kế hoạch 115/KH-BGDĐT ngày /2/2020, Kế hoạch 159/KH-BGDĐT ngày 01/3/2021, Kế hoạch số 194/KH-BGDĐT ngày 28/02/2022 của Bộ GDĐT, Quyết định 559/QĐ-BGDĐT ngày 28/02/2023.

[2] Thực hiện từ năm 2009 đến 2013, từ 2013 đến 2016 được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài từ 2017 đến 2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021. Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 (kèm theo Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

[3] Bộ GDĐT ban hành các Quyết định số 1637/QĐ-BGDĐT ngày 13/6/2023 về việc thay đổi Tổ trưởng Tổ Công tác, Quyết định số 2373/QĐ-BGDĐT ngày 17/8/2023 về việc thay đổi thành viên Tổ Thư ký giúp việc cho Tổ công tác Chỉ thị 10.

[4] (1). Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục về PCTN tại các cơ sở GDĐT; chỉ đạo quyết liệt và có biện pháp tích cực, hiệu quả hơn nữa trong thực hiện Chỉ thị 10. (2). Đối với cấp trung học phổ thông: Việc lồng ghép, tích hợp nội dung PCTN vào giảng dạy cần đặt trọng tâm vào việc giáo dục đạo đức liêm chính, kết hợp giảng dạy pháp luật về PCTN với thời lượng phù hợp; khuyến khích giáo viên các môn khoa học xã hội lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức liêm chính và pháp luật về PCTN vào giáo án và sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, hiệu quả. (3). Đối với các trường, khoa Dự bị đại học: Căn cứ vào thực tế của đơn vị, lựa chọn hình thức phù hợp để lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy về pháp luật PCTN cho học sinh và báo cáo Bộ GDĐT về cách thức tổ chức của Trường, Khoa để có cơ sở kiểm tra, đánh giá, báo cáo Chính phủ. (4). Đối với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng: Nghiêm túc thực hiện đưa nội dung PCTN vào cả chương trình chính khóa và ngoại khóa, đảm bảo đủ thời lượng theo quy định. (5). Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 10. Có hình thức chủ động, tích cực trong việc tham khảo các tài liệu chính thống của địa phương để phục vụ cho việc giảng dạy PCTN. Chủ động xây dựng kế hoạch hằng năm về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về PCTN cho giáo viên, giảng viên; tăng cường sinh hoạt chuyên môn, trao đổi về nội dung - phương pháp giảng dạy nội dung PCTN đạt hiệu quả. Đa dạng hóa các hình thức trong hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền pháp luật về PCTN. (6). Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tổ chức đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở GDĐT nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng triển khai, kết quả thực hiện Chỉ thị 10 để có kế hoạch triển khai phù hợp với thực tế địa phương và đơn vị. (7). Chủ động tiến hành việc biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 10 với hình thức phù hợp.

[5] Kế hoạch số 120/KH-BGDĐT ngày 27/02/2017 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg năm 2017. Quyết định số 2498/QĐ-BGDĐT ngày 27/7/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc thẩm định tài liệu tham khảo “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh trung học phổ thông”. Quyết định số 4763/QĐ-BGDĐT ngày 09/11/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc việc phê duyệt tài liệu tham khảo “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh trung học phổ thông”. Công văn số 1163/TTr-NV1 ngày 13/12/2017 của Thanh tra bộ GDĐT về việc phát hành tài liệu tham khảo “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh trung học phổ thông”.

[6] (1) Đối với THPT: (i) Tài liệu giáo dục về PCTN cho môn học GDCD cấp THPT được ban hành theo Công văn số 8784/BGDĐT-TTr ngày 06/12/2013 của Bộ trưởng, (ii) Thiết kế, xây dựng bài giảng ELearning cho 06 bài giảng tích hợp, lồng ghép nội dung PCTN trong môn GDCD cấp THPT; in đĩa DVD, đưa lên website của Bộ làm tư liệu hướng dẫn, tham khảo cho giáo viên, học sinh các trường THPT trên toàn quốc.

(2) Đối với hệ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, tài liệu giảng dạy về PCTN cho môn học pháp luật được ban hành theo Quyết định số 976/QĐ-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng về việc phê duyệt chương trình, tài liệu về PCTN trong đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp.

(3) Đối với Đại học, Cao đẳng: 02 cuốn tài liệu giảng dạy về PCTN được Bộ ban hành theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ trưởng về việc phê duyệt tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật và Quyết định số 3470/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ trưởng về việc phê duyệt tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng chuyên về luật; (4) Tài liệu tham khảo “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh THPT” với số lượng hơn 3.000 cuốn. (5) 3 cuốn: sổ tay công tác PCTN; Tài liệu tham khảo về PCTN; Tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về PCTN dành cho giáo viên các trường THPT (do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2013).

[7] Công văn số 8784/BGDĐT-TTr ngày 06/12/2013 của Bộ GDĐT về việc ban hành tài liệu Giáo dục nội dung PCTN trong môn GDCD cấp THPT (Thiết kế, xây dựng bài giảng ELearning cho 06 bài giảng tích hợp, lồng ghép nội dung PCTN trong môn GDCD cấp THPT; in đĩa DVD, đưa lên website của Bộ làm tư liệu hướng dẫn, tham khảo cho giáo viên, học sinh các trường THPT trên toàn quốc).

[8] Quyết định số 976/QĐ-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ GDĐT về việc phê duyệt chương trình, tài liệu về PCTN trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

[9] Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ GDĐT về việc phê duyệt tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật và Quyết định số 3470/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ GDĐT về việc phê duyệt tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng chuyên về luật.

[10] Tại Công văn nêu rõ “đối với các nội dung cần triển khai trong năm 2013, các đơn vị được giao nhiệm vụ bố trí từ nguồn kinh phí năm 2013 để thực hiện. Từ năm 2014 trở đi, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương chủ động xây dựng dự toán chi cho nội dung này cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, tổng hợp chung vào dự toán chi của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

[11] Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác