Quyết định 11/QĐ-UBND năm 2025 về Quy định Bộ tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 11/QĐ-UBND năm 2025 về Quy định Bộ tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu: | 11/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Phan Thái Bình |
Ngày ban hành: | 06/01/2025 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 11/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Phan Thái Bình |
Ngày ban hành: | 06/01/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 06 tháng 01 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định 2958/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 1514/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2480/TTr-SCT ngày 31/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định Bộ tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỘ TIÊU CHÍ, CÁCH THỨC LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ
LỰC, ĐẶC THÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 06/01/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh Quảng Nam.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, đơn vị, cơ quan, ban, ngành giới thiệu và đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đặc sản: Là những sản vật quý riêng có ở mỗi địa phương.
2. Nghề truyền thống: Là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
3. Ngành nghề nông thôn[1]: Các ngành nghề tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nông thôn. Các ngành nghề nông thôn bao gồm: (1) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; (2) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; (3) Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; (4) Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; (5) Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; (6) Sản xuất muối; (7) Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
4. Sản phẩm chủ lực là sản phẩm hàng hóa, có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lượng lớn và năng lực cạnh tranh cao, là trung tâm lan tỏa, lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển.
5. Sản phẩm đặc thù là các sản phẩm hàng hóa mang tính riêng có, mang ý nghĩa văn hóa của tỉnh Quảng Nam, bao gồm nông sản, đặc sản của địa phương, các sản phẩm làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp (không bao gồm các sản phẩm của các ngành công nghiệp quy mô lớn).
6. Sản phẩm chủ lực, đặc thù theo quy định này là sản phẩm hàng hóa bao gồm sản phẩm chủ lực, đặc thù như giải thích bên trên.
Các sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm chủ lực hoặc đặc thù của các ngành do UBND tỉnh ban hành còn hiệu lực thì đương nhiên thuộc Danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù
1. Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh Quảng Nam được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Tiêu chí phải bảo đảm tính định lượng: Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực, đặc thù có thể xây dựng dưới dạng định tính hoặc định lượng. Tuy nhiên, để bảo đảm rõ ràng, minh bạch thì các tiêu chí cần được lượng hóa. Những tiêu chí không thể lượng hóa được như chỉ tiêu đánh giá độ mạnh của thương hiệu, biểu trưng văn hóa địa phương… thì cần có tiêu chí trung gian khác để làm cơ sở đánh giá.
b) Tiêu chí phải bảo đảm tính khách quan, khoa học: Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực, đặc thù được xây dựng dựa trên các số liệu, dữ kiện khách quan, không áp đặt theo cảm tính hay ý chí chủ quan. Đồng thời phải phù hợp với các yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội.
c) Tiêu chí phải bảo đảm tính đặc trưng của địa phương: Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực, đặc thù phải thể hiện được những đặc trưng của từng vùng, miền. Đây là cơ sở phân biệt một hàng hóa của địa phương này với hàng hóa của địa phương khác.
d) Tiêu chí phải bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện: Xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực, đặc thù không nên sử dụng các mô hình toán phức tạp, làm cho việc áp dụng tiêu chí vào thực tế gặp khó khăn phức tạp.
đ) Tiêu chí phải bảo đảm tính công khai: Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương cần được xây dựng và góp ý công khai, công bố rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan đều biết.
2. Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù
a) Sản phẩm hàng hóa đáp ứng tiêu chí và đạt số điểm từ 80 điểm trở lên là sản phẩm chủ lực, đặc thù cấp tỉnh và sản phẩm chủ lực, đặc thù định hướng cấp quốc gia.
b) Tùy theo thời điểm và điều kiện cụ thể hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể xem xét mức điểm phù hợp (nhưng không thấp hơn 50 điểm) theo Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù tại Quy định này để lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù cấp tỉnh và sản phẩm chủ lực, đặc thù định hướng cấp Quốc gia.
BỘ TIÊU CHÍ VÀ CÁCH THỨC LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC, ĐẶC THÙ CẤP TỈNH
Điều 4. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh
4.1. Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm. Bao gồm: Quy mô vùng nguyên liệu; Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo,…); Định hướng vùng nguyên liệu. (Tối đa 10 điểm).
4.2. Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm. Bao gồm: Quy mô sản xuất sản phẩm; Giá trị sản xuất của sản phẩm; Tính địa phương hóa của sản phẩm; Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP hoặc sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Doanh nghiệp/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị. (Tối đa 32 điểm). Cụ thể:
- Giá trị sản xuất của sản phẩm phản ánh qua tỷ trọng của sản phẩm so với toàn tỉnh. Tỷ trọng của sản phẩm so với toàn tỉnh (R): Phản ánh tầm quan trọng của sản phẩm chủ lực thông qua sự đóng góp giá trị sản xuất của nó vào giá trị sản xuất của toàn tỉnh. R càng cao, vai trò của sản phẩm đối với địa phương càng lớn.
- Hệ số địa phương hóa của sản phẩm: (L) Đo lường mức độ tập trung của sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong mối quan hệ với quốc gia và toàn bộ nền kinh tế.
Nếu L < 1: Cho biết địa phương ít có tiềm năng phát triển sản phẩm;
Nếu L ≥ 1: Cho biết địa phương có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm.
4.3. Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Bao gồm: Thiết bị, công nghệ; Trình độ nhân lực, công nghệ; Ứng dụng công nghệ thông tin; Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (Tối đa 15 điểm).
4.4. Tiêu chí 4: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ. Bao gồm: Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước; Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm; Khả năng xuất khẩu; Khả năng cạnh tranh trên thị trường (Tối đa 10 điểm).
4.5. Tiêu chí 5: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm; Nộp ngân sách; Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện; Bảo vệ môi trường; Các hình thức được vinh danh. (Tối đa 33 điểm). Trong đó:
Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trên địa bàn tỉnh qua các năm: (G) Cho biết mức độ tăng trưởng sản lượng, giá trị sản xuất của sản phẩm qua các năm, đồng thời dự đoán khả năng, triển vọng phát triển trong tương lai. Nếu G cao có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của sản phẩm qua các năm cao và có triển vọng tăng trưởng trong tương lai tốt.
Quy định chi tiết tại Biểu mẫu 1 - Phụ lục I Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh Quảng Nam.
Điều 5. Cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh Quảng Nam
1. Thẩm quyền, tổ chức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù: Theo Quyết định 2958/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030; Quyết định 1514/QĐ-UBND ngày 24/6/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của BND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, Sở Công Thương chủ trì đánh giá lựa, chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù cấp tỉnh theo Bộ tiêu chí, và trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định công nhận.
2. Đề xuất sản phẩm chủ lực, đặc thù
Căn cứ quy định về Bộ tiêu chí và cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của Quy định này, mỗi địa phương đề xuất tối thiểu 03 sản phẩm, mỗi cơ quan, đơn vị đề xuất tối thiểu 01 sản phẩm (nếu có) để phục vụ đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh Quảng Nam (Đề xuất theo Biểu mẫu 1,2 – Phụ lục II) gửi về Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam.
3. Trình tự đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh
Bước 1: Sở Công Thương tổng hợp danh mục sản phẩm trên cơ sở đề xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị và phân theo nhóm ngành.
Bước 2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các địa phương, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức Hội đồng đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí lựa chọn danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh (Biểu mẫu 1 – Phụ lục I); Tổng hợp đánh giá lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù cấp tỉnh (Biểu mẫu 2 – Phụ lục I) và đề xuất công nhận Danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù cấp tỉnh (theo Biểu mẫu 3 - Phụ lục I) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh Quảng Nam (theo Biểu mẫu 3, Phụ lục I).
Điều 6. Rà soát, cập nhật danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh
1. Tùy theo tình hình thực tiễn hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, cơ quan, đơn vị (nếu có), Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các các địa phương, ngành, đơn vị để rà soát, tổ chức cuộc họp đánh giá, xem xét bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
2. Mỗi 05 năm, Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh chủ trì tổ chức đánh giá kết quả phát triển của các sản phẩm chủ lực, đặc thù trong Danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh đã được công nhận, để đề xuất kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh phát triển đối với các sản phẩm phù hợp, có khả năng phát triển trong giai đoạn tiếp theo hoặc đưa ra khỏi danh mục các sản phẩm chưa phù hợp để tập trung nguồn lực cho các sản phẩm có tiềm năng khác, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
1. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ - Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; triển khai áp dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực, đặc thù trên thị trường trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và cải thiện khả năng thương mại hóa của các sản phẩm chủ lực, đặc thù”.
c) Căn cứ quy định về Bộ tiêu chí và cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của Quy định này, tổ chức thực hiện rà soát, đề xuất danh mục lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh (nếu có).
2. Trách nhiệm của Sở Công Thương:
a) Căn cứ quy định về Bộ tiêu chí và cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của Quy định này, chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức Hội đồng đánh giá, lựa chọn và đề xuất Danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù tỉnh Quảng Nam, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, công nhận Danh mục sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh Quảng Nam;
b) Hướng dẫn ngành, địa phương, đơn vị có liên quan đề xuất sản phẩm, thực hiện lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất các chính sách về khuyến công, thương mại; thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chủ lực, đặc thù.
d) Phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan hỗ trợ quảng bá, phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc thù.
e) Căn cứ quy định về Bộ tiêu chí và cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của Quy định này, tổ chức rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí khi cần thiết.
3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bổ sung, xây dựng mới các kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh.
b) Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
c) Căn cứ quy định về Bộ tiêu chí và cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của Quy định này, tổ chức thực hiện rà soát, đề xuất danh mục lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh.
4. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
Thực hiện công tác tài chính theo quy định tại Quyết định 2958/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030; Quyết định 1514/QĐ- UBND ngày 24/6/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030.
5. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Tài chính, các cơ quan liên quan huy động, lồng ghép nguồn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù được UBND tỉnh phê duyệt.
6. Trách nhiệm Sở Tài nguyên và Môi trường:
Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, đặc thù theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn các thủ tục đăng ký và chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, đặc thù.
7. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc lựa chọn, quảng bá sản phẩm chủ lực, đặc thù gắn với phát triển du lịch và dịch vụ trên địa bàn.
8. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường:
Kiểm soát chặt chẽ thị trường, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chủ lực, đặc thù.
9. Trách nhiệm của Cục Thống kê:
Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương đơn vị có liên quan cung cấp các số liệu sẵn có hoặc tổ chức, đánh giá, thu thập số liệu mới về sản phẩm phục vụ công tác đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh.
10. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành khác:
a) Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Công Thương trong tổ chức thực hiện Quy định này; Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực của ngành mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Quy định có hiệu quả.
b) Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù gắn theo chức năng quản lý của mình.
11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố:
a) Căn cứ quy định về Bộ tiêu chí và cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực đặc thù của Quy định này, tổ chức thực hiện rà soát, đề xuất sản phẩm để thực hiện đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh.
b) Tăng cường phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác chỉ đạo phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương; bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kịp thời và hiệu quả.
12. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực, đặc thù
a) Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Nhà nước; đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên.
b) Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, đặc thù.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Kèm theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 06/01/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)
BỘ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC, ĐẶC THÙ TỈNH QUẢNG NAM
STT |
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
Tổng điểm của các tiêu chí |
Ghi chú |
I. |
Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, tính địa phương của sản phẩm |
|
10 |
|
1. |
Quy mô vùng nguyên liệu |
6 |
|
|
|
Có vùng nguyên liệu đáp ứng Quy mô các nghành hàng, sản phẩm khuyến khích và ưu tiên[2] được tính 1 điểm, cứ tăng lên 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu không có điểm. |
|
|
|
2. |
Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...) |
2 |
|
|
|
Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm. |
|
|
|
3. |
Định hướng vùng nguyên liệu |
2 |
|
|
|
Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm |
|
|
|
II. |
Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm |
|
32 |
|
1. |
Quy mô sản xuất sản phẩm |
5 |
|
|
a) |
Đối với nhóm thực phẩm.[3] |
|
|
|
|
- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 1.000ha đối với cây lương thực có hạt; 500ha đối với cây trồng hàng năm; 100ha đối với cây công nghiệp lâu năm; 50ha đối với cây ăn quả, cây lương thực có bột, đối với cây dược liệu đạt diện tích theo quy định tại Quyết định 291/QĐ- UBND được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm. |
|
|
|
|
- Đối với sản phẩm chăn nuôi: - Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 500.000 con đối với gia cầm; 30.000 con đối với gia súc được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm. |
|
|
|
|
- Sản phẩm thủy sản (Khai thác, nuôi trồng): Đạt sản lượng đạt 500 tấn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm. |
|
|
|
|
- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 2tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm. |
|
|
|
b) |
Đối với các nhóm sản phẩm khác |
|
|
|
|
Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn (được tính 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm. |
|
|
|
2. |
Giá trị sản xuất của sản phẩm |
10 |
|
|
|
Tỷ trọng của sản phẩm so với toàn tỉnh (R): Phản ánh tầm quan trọng của sản phẩm chủ lực thông qua sự đóng góp giá trị sản xuất của nó vào giá trị sản xuất của toàn tỉnh. (*) |
|
|
|
3. |
Hệ số địa phương hóa của sản phẩm (L) |
10 |
|
|
|
Đo lường mức độ tập trung của sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong mối quan hệ với quốc gia và toàn bộ nền kinh tế. (*) |
|
|
|
4. |
Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP |
2 |
|
|
|
Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc là sản phẩm OCOP,hoặc sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu được tính 2 điểm. |
|
|
|
5. |
Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị |
5 |
|
|
|
Có sự tham gia của từ 1 đến 2 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, từ 2 đến 4 cơ sở được tính 3 điểm, trên 4 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia vào chuỗi không có điểm. |
|
|
|
III. |
Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; Hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất |
|
15 |
|
1. |
Thiết bị, công nghệ: |
5 |
|
|
a) |
Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 3.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 1.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 5.000USD không có điểm. |
2 |
|
|
b) |
Có từ 30% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm; từ các nước còn lại 1 điểm. |
2 |
|
|
c) |
Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình chung trong nước được tính 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm. |
1 |
|
|
2. |
Trình độ nhân lực công nghệ |
4 |
|
|
a) |
Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên >10% trong tổng số được 2 điểm; từ trên 5% đến 10% được 1 điểm; từ 5% trở xuống 0 điểm. |
2 |
|
|
b) |
Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 2 điểm; từ trên 10% đến 20% được 1 điểm; từ 10% trở xuống được tính 0 điểm. |
2 |
|
|
3. |
Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số |
1 |
|
|
|
Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm |
|
|
|
4. |
Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến |
5 |
|
|
a) |
Đối với nhóm thực phẩm. |
|
|
|
|
- Sản phẩm trồng trọt: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, hữu cơ, globalgap,… ) cho tối thiểu 20% diện tích, được cấp mã số vùng trồng được 2 điểm, cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được chứng nhận thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm”. |
|
|
|
|
- Sản phẩm chăn nuôi: áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGahp hoặc tiêu chuẩn chất lượng khác (GlobalGAP, GMP, ISO, HACCP, hữu cơ…) được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn trên, còn hiệu lực cho tối thiểu 20% tổng đàn được 2 điểm, cứ tăng 10% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm. |
|
|
|
|
- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 10% tổng sản lượng được tính 2 điểm, cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm. |
|
|
|
|
Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 5 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm. |
|
|
|
b) |
Đối với nhóm sản phẩm khác |
|
|
|
|
Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 20% tổng sản lượng, dịch vụ được 2 điểm, cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm. |
|
|
|
IV. |
Tiêu chí 4: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ |
|
10 |
|
1. |
Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước |
4 |
|
|
a) |
Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 30% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, từ 20 – 29% tính 2 điểm, từ 10 - 19% tính 1 điểm, dưới 10% không có điểm. |
3 |
|
|
b) |
Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 20% tổng sản lượng trở lên, được 1 điểm; không đạt không có điểm. |
1 |
|
|
2. |
Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm |
3 |
|
|
|
Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu của chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 20% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được tính 1 điểm); cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm. |
|
|
|
3. |
Khả năng xuất khẩu |
3 |
|
|
|
Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 10% tổng sản lượng/năm được tính 2 điểm, cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm. |
|
|
|
V. |
Tiêu chí 5: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường |
|
33 |
|
1 |
Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trên địa bàn tỉnh qua các năm (Gr) |
10 |
|
|
|
Cho biết mức độ tăng trưởng sản lượng, giá trị sản xuất của sản phẩm qua các năm, đồng thời dự đoán khả năng, triển vọng phát triển trong tương lai.(*) |
|
|
|
2 |
Nộp ngân sách |
3 |
|
|
|
Nộp ngân sách đạt 250 triệu đồng/năm/cơ sở/địa bàn được tính 1 điểm, cứ thêm 150 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 3 điểm. |
|
|
|
3 |
Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển |
8 |
|
|
a) |
Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh được tính 2 điểm; nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu từ ngoại tỉnh không có điểm. |
2 |
|
|
b) |
Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 500 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm. |
3 |
|
|
c) |
Sản phẩm mang bản sắc đặc trưng của địa phương gắn với các tuyến điểm du lịch, du lịch sinh thái được 1 điểm; không đạt không có điểm. |
3 |
|
|
4. |
Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện |
8 |
|
|
|
- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 20 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 20 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 4 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm. |
4 |
|
|
|
- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 3.450.000 đồng/người/tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm. |
3 |
|
|
|
- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm |
1 |
|
|
5. |
Bảo vệ môi trường |
2 |
|
|
|
Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm. |
|
|
|
6. |
Các hình thức được vinh danh |
2 |
|
|
|
Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 2 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm. |
2 |
|
|
|
TỔNG CỘNG |
100 |
100 |
|
Ghi chú:
(*) Công thức tính và điểm số quy đổi được cụ thể như sau:
1. Tỷ trọng của sản phẩm so với toàn tỉnh: (R) Phản ánh tầm quan trọng của sản phẩm chủ lực thông qua sự đóng góp giá trị sản xuất của nó vào giá trị sản xuất của toàn tỉnh.
Trong đó:
- R: Tỷ trọng của sản phẩm so với toàn tỉnh;
- GOst: Giá trị sản xuất của sản phẩm trên địa bàn tỉnh;
- GOt: Tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh.
R càng cao, vai trò của sản phẩm đối với địa phương càng lớn.
2. Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trên địa bàn tỉnh qua các năm: (G) Cho biết mức độ tăng trưởng sản lượng, giá trị sản xuất của sản phẩm qua các năm, đồng thời dự đoán khả năng, triển vọng phát triển trong tương lai.
Trong đó:
- Gr: Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trên địa bàn tỉnh;
- GOt: Giá trị sản xuất/sản lượng của sản phẩm tại thời điểm đang xét;
- GO0: Giá trị sản xuất/sản lượng của sản phẩm tại thời điểm định gốc so sánh (2015, 2010).
Nếu Gr cao có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của sản phẩm qua các năm cao và có triển vọng tăng trưởng trong tương lai tốt.
3. Hệ số địa phương hóa của sản phẩm: (L) Đo lường mức độ tập trung của sản phẩm trên địa bàn tỉnh trong mối quan hệ với quốc gia và toàn bộ nền kinh tế.
Trong đó:
- L: Hệ số địa phương hóa của sản phẩm;
- GOst: Giá trị sản xuất của sản phẩm trên địa bàn tỉnh;
- GOt: Tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh;
- GOsq: Giá trị sản xuất của sản phẩm trên cả nước;
- GOq: Tổng giá trị sản xuất trên cả nước.
Nếu L < 1: Cho biết địa phương ít có tiềm năng phát triển sản phẩm;
Nếu L ≥ 1: Cho biết địa phương có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm
Thang điểm quy đổi:
R (%)/Gr/L |
Điểm quy đổi |
R (%)/Gr/L |
Điểm quy đổi |
0 - 10 |
1 |
51 - 60 |
6 |
11 - 20 |
2 |
61 – 70 |
7 |
21 - 30 |
3 |
71 - 80 |
8 |
31 - 40 |
4 |
81 – 90 |
9 |
41 - 50 |
5 |
91 - 100 |
10 |
TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CHỦ LỰC, ĐẶC THÙ TỈNH QUẢNG NAM NĂM…
(Kèm theo biên bản cuộc họp đánh giá)
STT |
Tên sản phẩm |
Địa phương/cơ sở sản xuất |
Nhóm ngành* |
Tổng điểm |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Ghi chú: *: Thực hiện phân loại theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
DANH MỤC SẢN PHẨM CHỦ LỰC, ĐẶC THÙ TỈNH QUẢNG NAM
STT |
Tên sản phẩm |
Địa phương/cơ sở sản xuất |
Nhóm ngành* |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
Có/ Chưa có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ… |
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: *: Thực hiện phân loại theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
(Kèm theo Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 06/01/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Cơ quan / đơn vị/ UBND huyện, thị xã, thành phố
ĐỀ XUẤT SẢN PHẨM CHỦ LỰC, ĐẶC THÙ TỈNH QUẢNG
NAM
NĂM ….
(Kèm theo văn bản đề xuất)
1. Tên sản phẩm:..................................................................................................
2. Nhóm ngành*: ..................................................................................................
3. Địa phương/cơ sở sản xuất: .............................................................................
4. Địa chỉ: ............................................................................................................
5. Chi tiết về sản phẩm
STT |
Tiêu chí |
Số liệu |
Có/không |
Ghi chú |
I. |
Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, tính địa phương của sản phẩm |
|
|
|
1. |
Quy mô vùng nguyên liệu |
|
|
|
|
Vùng nguyên liệu của sản phẩm |
….ha |
|
|
2. |
Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...) |
|
|
|
|
Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu được hay không? |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
3. |
Định hướng vùng nguyên liệu |
|
|
|
|
Vùng nguyên liệu có phù hợp với quy hoạch không? |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
II. |
Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm |
|
|
|
1. |
Quy mô sản xuất sản phẩm |
|
|
|
a) |
Đối với nhóm thực phẩm. |
|
|
|
|
- Đối với sản phẩm trồng trọt: diện tích đạt được |
….ha |
|
|
|
- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn …. con đối với gia cầm; ….. con đối với gia súc (được tính 2 điểm),. |
… con |
|
|
|
- Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt: |
…. Tấn |
|
|
|
- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu làm chuẩn. Tổng vốn đầu tư ban đầu |
…. Tỷ đồng |
|
|
b) |
Đối với các nhóm sản phẩm khác |
|
|
|
|
Tổng sản lượng năm trước liền kề |
…. |
|
|
2. |
Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP |
|
|
|
|
Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc là sản phẩm OCOP hoặc là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu ? |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
3. |
Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị |
|
|
|
|
Có sự tham gia của từ các doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) vào quá trình sản xuất |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết (1,2… cơ sở) |
III. |
Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; Hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất |
|
|
|
1. |
Thiết bị, công nghệ: |
|
|
|
a) |
Giá trị thiết bị công nghệ |
…. Triệu đồng |
|
|
b) |
Xuất xứ thiết bị |
Tên quốc gia sản xuất thiết bị |
|
|
c) |
Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm |
… nghìn đồng |
|
|
2. |
Trình độ nhân lực công nghệ |
|
|
|
a) |
Tổng số lao động - Cao đẳng, Đại học và trên đại học; - Còn lại |
… … … |
|
|
b) |
Công nhân có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên |
… |
|
|
3. |
Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số |
|
|
|
|
Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
4. |
Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến |
|
|
|
a) |
Đối với nhóm thực phẩm. |
|
|
|
|
- Sản phẩm trồng trọt: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, hữu cơ, globalgap,… ) |
Vietgap, globalgap, iso… |
|
Bổ sung thông tin chi tiết Áp dụng vào cho khoảng bao nhiêu % toàn quy trình sản xuất |
|
Sản phẩm chăn nuôi: áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGahp hoặc tiêu chuẩn chất lượng khác (GlobalGAP, GMP, ISO, HACCP, hữu cơ…) được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn trên, còn hiệu lực |
Vietgap, globalgap, iso… |
|
Bổ sung thông tin chi tiết Áp dụng vào cho khoảng bao nhiêu % toàn quy trình sản xuất |
|
- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận |
Vietgap, globalgap, iso… |
|
Áp dụng vào cho khoảng bao nhiêu % toàn quy trình sản xuất |
|
Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) |
(HACCP, GMP, ISO,...) |
|
Bổ sung thông tin chi tiết Áp dụng vào cho khoảng bao nhiêu % toàn quy trình sản xuất |
b) |
Đối với nhóm sản phẩm khác |
|
|
|
|
Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận |
ISO,… |
|
Bổ sung thông tin chi tiết Áp dụng vào cho khoảng bao nhiêu % toàn quy trình sản xuất |
IV. |
Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ |
|
|
|
1. |
Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước |
|
|
|
a) |
Sản lượng tiêu thụ ngoại tỉnh/năm. |
…. |
|
|
b) |
Sản lượng được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) |
….. |
|
|
2. |
Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm |
|
|
|
|
Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu của chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) |
…. |
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
3. |
Khả năng xuất khẩu |
|
|
|
|
Sản lượng xuất khẩu |
…. |
|
|
V. |
Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường |
|
|
|
1 |
Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trên địa bàn tỉnh qua các năm (Gr) |
|
|
|
|
Sản lượng sản phẩm các năm liên tiếp từ 2020, 2021,2022,2023,2024. |
… |
|
|
2 |
Nộp ngân sách |
|
|
|
|
Nộp ngân sách đạt |
… triệu đồng |
|
|
3 |
Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển |
|
|
|
a) |
Nguồn nguyên liệu sử dụng: Trong tỉnh Ngoài tỉnh Nhập khẩu |
… … …. |
|
Khối lượng hoặc phần trăm |
b) |
Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt |
… tấn |
|
|
c) |
Sản phẩm mang bản sắc đặc trưng của địa phương gắn với các tuyến điểm du lịch, du lịch sinh thái được 1 điểm; không đạt không có điểm. |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
4. |
Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện |
|
|
|
|
- Số lao động làm việc |
… người |
|
|
|
- Thu nhập bình quân cho người lao động |
…Triệu đồng |
|
|
|
- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 1 điểm; không đạt không có điểm |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
5. |
Bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 1 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm. |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
6. |
Các hình thức được vinh danh |
|
|
|
|
Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 2 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm. |
|
Có/không |
Bổ sung thông tin chi tiết |
Ghi chú: *: Thực hiện phân loại theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Cơ quan / đơn vị/ UBND huyện, thị xã, thành phố
TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT SẢN PHẨM CHỦ LỰC, ĐẶC THÙ
TỈNH QUẢNG NAM NĂM ….
(Ban hành kèm theo văn bản đề xuất)
STT |
TÊN SẢN PHẨM |
ĐỊA PHƯƠNG/CƠ SỞ SẢN XUẤT |
NHÓM NGÀNH |
SẢN LƯỢNG HOẶC DIỆN TÍCH/ NĂM |
DOANH THU/NĂM |
GHI CHÚ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: *: Thực hiện phân loại theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
[1] Căn cứ Điều 4, Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.
[2] Quy mô các ngành hàng, sản phẩm khuyến khích và ưu tiên được hỗ trợ theo Nghị quyết số 17/2019/NQ- HĐND của HĐNT tỉnh Quảng Nam ngày 17/12/2019 được ban hành kèm theo Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 của UBND tỉnh Quàng Nam
[3] Căn cứ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2022, Nông, lâm nghiệp và thủy sản, từ trang 401 đến trang 468, và góp ý từ các địa phương, cơ quan, đơn vị, Ban soạn thảo ước các giá trị quy mô sản xuất.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây