Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt Đề án hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường thành Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt Đề án hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường thành Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh
Số hiệu: | 108/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh | Người ký: | Vương Quốc Tuấn |
Ngày ban hành: | 18/02/2025 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 108/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Vương Quốc Tuấn |
Ngày ban hành: | 18/02/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 108/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 18 tháng 02 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỢP NHẤT SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Kết luận số 1347-KL/TU ngày 16 tháng 01 năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tổ chức lại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 395/NQ-HĐND ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hợp nhất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường thành Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh.
(có Đề án hợp nhất kèm theo)
Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh
1. Lãnh đạo Sở
Sở có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
Số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trước mắt, số lượng Phó Giám đốc có thể cao hơn quy định, nhưng sau 05 năm số lượng cấp phó đảm bảo đúng quy định.
Tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương (nếu có). Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở.
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc phụ trách, chỉ đạo một số mặt công tác của các phòng, đơn vị thuộc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Các phòng tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ
- Văn phòng Sở;
- Thanh tra Sở;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Quản lý đầu tư xây dựng;
- Phòng Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ;
- Phòng Môi trường;
- Phòng Nghiệp vụ Nông nghiệp và Môi trường.
3. Các Chi cục thuộc Sở
- Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm;
- Chi cục Quản lý chất lượng và Phát triển nông thôn
- Chi cục Thủy lợi;
- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở
- Trung tâm Phát triển quỹ đất;
- Văn phòng Đăng ký đất đai;
- Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường;
- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
- Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh căn cứ theo nội dung Đề án được phê duyệt tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh cho đến khi có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới kể từ ngày 01/3/2025. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
HỢP NHẤT SỞ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC NINH
(Kèm theo Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 18/02/2025 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Phần thứ nhất:
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và sự cạnh tranh ngày càng tăng, việc triển khai tinh gọn bộ máy chính trị ở Việt Nam không chỉ là một nhu cầu mà còn là một yêu cầu cấp thiết. Tinh gọn bộ máy không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững của đất nước. Trước hết, việc tinh gọn bộ máy chính trị giúp giảm thiểu sự chồng chéo trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực và thiếu hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, tinh gọn bộ máy chính trị cũng góp phần nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước. Khi cơ cấu tổ chức đơn giản hơn, các cán bộ công chức sẽ rõ ràng hơn về trách nhiệm của mình, từ đó thúc đẩy tinh thần làm việc cũng như giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng. Điều này cũng giúp tăng cường lòng tin của người dân đối với các cơ quan nhà nước, từ đó tạo ra một môi trường chính trị ổn định và thân thiện hơn. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc tinh gọn bộ máy trở thành một yếu tố cần thiết để ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn góp phần cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền đối với người dân.
Triển khai cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy theo chủ trương của Bộ Chính trị và Trung ương, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất. Trong đó, phải bám sát nội dung hướng dẫn của Trung ương, thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh bảo đảm đúng tiến độ; hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong quý I-2025.
Với tinh thần quyết tâm cao nhất, ngay sau Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18; việc triển khai sáp nhập hai cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường là xu thế tất yếu, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn, cũng như đảm bảo bám sát theo định hướng của Trung ương về việc nghiên cứu, sáp nhập 02 Bộ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thứ nhất, việc sáp nhập này sẽ tạo ra một cơ cấu quản lý thống nhất.
Thứ hai, sáp nhập góp phần tối ưu hóa nguồn nhân lực. Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động có thể kết hợp lại, tạo ra một đội ngũ nhân lực trình độ cao và chuyên môn đa dạng. Nhờ đó, khả năng xử lý vấn đề và sáng tạo ra những giải pháp mới sẽ trở nên tốt hơn. Việc này cũng giúp giảm thiểu tình trạng thiếu nhân lực tại một số vị trí chuyên môn dùng chung.
Thứ ba, việc sáp nhập khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
Thứ tư, việc sáp nhập có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số đòi hỏi những giải pháp sáng tạo và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu phát triển. Khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường hợp nhất, sẽ hình thành một môi trường làm việc sáng tạo hơn, kết hợp hài hoà giữa lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn và tài nguyên, môi trường.
Tóm lại, việc sáp nhập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường là cần thiết không chỉ cụ thể hóa cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy theo chủ trương của Đảng, mà còn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là bước đi cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hiện nay, và mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Luật Tổ chức chính phủ ngày 19/6/2015;
2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
4. Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
6. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
7. Kết luận số 09-KL/BCĐ ngày 24/11/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Phần thứ hai:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA 02 SỞ TRƯỚC KHI SÁP NHẬP
I. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu nông sản, lâm sản, thủy sản; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Sở) có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Tổ chức bộ máy
Theo Quyết định 34/2024/QĐ-UBND ngày 26/9/2024 của UBND tỉnh về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh; cơ cấu tổ chức của Sở, gồm:
- Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc;
- Phòng chuyên môn: 05 phòng:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: 14 người (Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng; 05 công chức và 07 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ);
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính: 04 người (Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng; 02 công chức);
+ Thanh tra Sở: 05 người (Chánh Thanh tra và 04 thanh tra viên);
+ Phòng Quản lý xây dựng công trình: 05 người (Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng; 03 công chức);
+ Phòng Kỹ thuật - Tổng hợp: 05 người (Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng; 03 công chức).
- 05 chi cục chuyên ngành:
+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Chi cục trưởng; 01 Chi cục phó, 10 công chức, 07 người làm việc và 02 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ);
+ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản (Chi cục trưởng; 03 Chi cục phó, 10 công chức, 63 người làm việc và 04 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ);
+ Chi cục Kiểm lâm (Chi cục trưởng; 02 Chi cục phó, 25 công chức và 06 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ);
+ Chi cục Thuỷ lợi (Chi cục trưởng; 02 Chi cục phó, 09 công chức, 47 người làm việc và 05 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ);
+ Chi cục Phát triển nông thôn (Chi cục trưởng; 01 Chi cục phó, 09 công chức, 09 người làm việc và 01 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ);
- 03 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở:
+ Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: 24 người làm việc (Giám đốc, 02 Phó Giám đốc);
+ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: 200 người làm việc, trong đó 18 người hưởng lương từ ngân sách (Giám đốc, 02 Phó Giám đốc), 181 người hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp (Giám đốc, 02 Phó Giám đốc);
+ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 48 người hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp (Giám đốc, 02 Phó Giám đốc);
- 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục: Ban Quản lý rừng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm: 19 người (Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban).
3. Biên chế
Tổng số biên chế được giao là 620 người. Trong đó, 114 công chức, 195 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, 281 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp, 30 HĐLĐ hỗ trợ, phục vụ. Cụ thể:
- Cơ quan Văn phòng Sở: được giao 32 công chức, 07 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: được giao 12 công chức, 07 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 03 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản: được giao 17 công chức, 66 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 04 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Chi cục Kiểm lâm: được giao 28 công chức, 05 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Chi cục Thuỷ lợi: được giao 13 công chức, 52 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 05 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Chi cục Phát triển nông thôn: được giao 12 công chức; 02 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: được giao 24 người làm việc hưởng lương từ ngân sách; 01 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: được giao 18 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 233 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; 01 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: được giao 48 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.
- Ban quản lý rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm: 19 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 01 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (đặt tại Chi cục Phát triển nông thôn): 09 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
4. Trụ sở làm việc:
Trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Cơ quan Văn phòng Sở: số 8, Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tổng diện tích được giao sử dụng: 3.618 m2.
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ ca: Km2, đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Chi cục Thuỷ lợi:
+ Văn phòng Chi cục Thuỷ lợi: Đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
+ Hạt Quản lý đê Yên Phong, Hạt Quản lý đê thành phố Bắc Ninh: Thôn Quả Cảm, phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
+ Hạt Quản lý đê Quế Võ: Phường Bồng Lai, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
+ Hạt Quản lý đê Thuận Thành: Thôn Đạo Tú, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
+ Hạt Quản lý đê Gia Bình: Thôn An Quảng, xã Lãng Ngâm, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
+ Hạt Quản lý đê Lương Tài: Thôn Cáp Trại, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
+ Hạt Quản lý đê Tiên Du: Thôn Ngô Xá, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Chi cục Kiểm lâm:
+ Văn phòng Chi cục Kiểm lâm: Khu Khả Lễ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
+ Hạt Kiểm lâm Tiên Phong: Phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
+ Hạt Kiểm lâm Gia Thuận: gồm 02 trụ sở:
Trụ sở 1: phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Trụ sở 2: Thôn Nội Phú, thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: Phường Tiền Ninh Vệ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 190, đường Ngô Quyền, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
II. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ và các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tổ chức bộ máy
Theo Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 28/2023/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh, cơ cấu tổ chức của Sở gồm:
- Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc;
- Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ, được chia thành 06 phòng, gồm:
+ Văn phòng Sở: 09 người, gồm: 02 Phó chánh Văn phòng, 04 công chức và 03 hợp đồng hỗ trợ phục vụ;
+ Thanh tra, gồm: Chánh Thanh tra, 01 Phó chánh Thanh tra, 03 Thanh tra viên và 01 công chức;
+ Phòng Kế hoạch - Tài chính, gồm: Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng và 03 công chức.
+ Phòng Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, gồm: Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và 05 công chức.
+ Phòng Nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, gồm: Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng và 03 công chức.
+ Phòng Môi trường, gồm: 01 Phó trưởng phòng và 07 công chức.
- 04 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
+ Trung tâm Phát triển quỹ đất có 54 người làm việc, gồm: Giám đốc, 02 Phó giám đốc, 25 viên chức, 26 lao động hợp đồng (trong đó có 01 bảo vệ và 01 tạp vụ);
+ Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường có 62 người làm việc, gồm: 01 Phó giám đốc, 39 viên chức, 22 lao động hợp đồng;
+ Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường, có 45 người làm việc, gồm: Giám đốc, 02 Phó giám đốc, 23 viên chức, 19 lao động hợp đồng;
+ Văn phòng Đăng ký đất đai, có 202 người, gồm: Giám đốc, 03 Phó giám đốc, 125 viên chức, 73 lao động hợp đồng.
- Đơn vị trực thuộc khác: Quỹ Bảo vệ môi trường có 10 người làm việc, gồm: Giám đốc, 09 hợp đồng lao động.
3. Biên chế
3.1. Tổng số biên chế được giao là 505 người, trong đó: 44 công chức, 454 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp, 07 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ, cụ thể:
- Cơ quan Văn phòng Sở, được giao 44 công chức, 07 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Trung tâm Phát triển quỹ đất, số biên chế được xác định theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt 70 người làm việc;
- Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường, số biên chế được xác định theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt 67 người làm việc;
- Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường, số biên chế được xác định theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt 73 người làm việc;
- Văn phòng Đăng ký đất đai, số biên chế được xác định theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt 232 người làm việc.
- Quỹ Bảo vệ môi trường, số biên chế được thống nhất với Sở Nội vụ là 12 người.
3.2. Tổng số biên chế hiện có là 417 người, trong đó: 41 công chức, 223 viên chức, 150 hợp đồng lao động và 03 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ.
4. Trụ sở làm việc:
Trụ sở làm việc của Sở và các đơn vị trực thuộc, như sau:
- Cơ quan Văn phòng Sở: Số 7, Hai Bà Trưng, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Văn phòng Đăng ký đất đai và Trung tâm Phát triển quỹ đất: Số 188, Nguyễn Gia Thiều, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường; Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường; Quỹ Bảo vệ môi trường: Số 11, Hai Bà Trưng, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
* Thực trạng tổ chức, bộ máy, biên chế trước khi sáp nhập
STT |
Nội dung |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Tổng số |
1 |
Biên chế (bao gồm chi cục) |
44 CC, 454 NLV |
114 CC, 476 NLV |
158CC, 930 NLV |
2 |
Lãnh đạo Sở |
03 |
04 |
|
3 |
Tổng số Phòng thuộc Sở |
06 |
05 |
11 |
3.1 |
Văn phòng |
1 |
1 |
|
3.2 |
Thanh tra |
1 |
1 |
|
3.3 |
Phòng chuyên môn nghiệp vụ |
4 |
3 |
|
4 |
Chi cục trực thuộc |
0 |
5 |
5 |
5 |
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc |
4 |
4 |
8 |
5.1 |
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở |
4 |
3 |
|
5.2 |
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục |
0 |
1 |
|
6 |
Đơn vị trực thuộc khác |
1 |
0 |
1 |
6.1 |
Quỹ bảo vệ môi trường |
1 |
0 |
|
|
Tổng số |
|
|
25 |
Tổng số phòng chuyên môn, Chi cục, đơn vị SNCL thuộc Sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục, đơn vị trực thuộc khác trước khi sáp nhập: 25 đơn vị.
Phần thứ 3
PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất trong việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn, chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu nông sản, lâm sản, thủy sản; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật tại địa phương.
- Tinh gọn hệ thống tổ chức bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
- Xây dựng một tổ chức có vị trí pháp lý phù hợp và năng lực đủ mạnh để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Tài nguyên, Môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở.
- Tập trung nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc; nâng cao chất lượng, hiệu quả, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Tài nguyên, Môi trường mà cấp trên giao phó.
II. PHƯƠNG ÁN
1. Tên gọi
- Tên gọi: Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh.
- Tên tiếng Anh: Department of Agriculture and Environment of Bac Ninh province.
2. Phương án sáp nhập
Sáp nhập Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học; Chuyển nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Sở Lao động- Thương binh và Xã hội sang Sở Nông nghiệp và Môi trường.
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh Bắc Ninh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn; giảm nghèo; chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu nông sản, lâm sản, thủy sản; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.
2.2. Phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 07 phòng: (Giảm 04 phòng)
- Văn phòng Sở (sáp nhập Phòng Tổ chức – Hành chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường): có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức, biên chế, công chức, viên chức, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở và theo quy định của pháp luật. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Sở; giúp Giám đốc Sở tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, phòng, ban thuộc Sở thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Sở. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị; văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc của cơ quan Văn phòng Sở; công tác pháp chế, hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Thanh tra Sở (sáp nhập Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường): Tham mưu và giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; theo quy định của pháp luật.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính (sáp nhập Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Tài nguyên và Môi trường): Tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư phát triển, quản lý tài sản, kế toán, thống kê đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
- Phòng Quản lý đầu tư xây dựng (đổi tên): là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường có chức năng tham mưu Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Sở và theo quy định của pháp luật.
- Phòng Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ (giữ nguyên): là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; hoạt động đo đạc, bản đồ và viễn thám trên địa bàn tỉnh.
- Phòng Môi trường (giữ nguyên): là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường có chức năng Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Phòng Nghiệp vụ Nông nghiệp và Môi trường (đổi tên từ phòng Kỹ thuật - Tổng hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về: chính sách hỗ trợ nông nghiệp; khoa học - công nghệ, chuyển đổi số; giúp Giám đốc Sở tham mưu Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến nông nghiệp, phát triển nông thôn, tài nguyên, môi trường...theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh..
2.3. Các Chi cục thuộc Sở, gồm 04 Chi cục: (Giảm 01 Chi cục)
- Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm; (Hợp nhất Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm): giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật: về trồng trọt, bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật về trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa và cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
- Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản (giữ nguyên): giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi, thú y, thuỷ sản theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y, thủy sản;
- Chi cục Quản lý chất lượng và Phát triển nông thôn (đổi tên và bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ của Chi cục Phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về: chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu; chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông sản, lâm sản, thủy sản và muối, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế trang trại, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cơ điện nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn, bố trí dân cư, giảm nghèo và hỗ trợ an sinh xã hội nông thôn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Chi cục Thủy lợi; (sáp nhập phòng Nước, khoáng sản, khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với Chi cục Thuỷ lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn, bảo đảm an ninh nguồn nước, đê điều, phòng, chống thiên tai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;
2.4. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở, gồm: 05 đơn vị (Giảm 02 đơn vị)
- Trung tâm Phát triển quỹ đất: là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.
- Văn phòng Đăng ký đất đai: là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường, có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường: là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, có chức năng quan trắc và phân tích tài nguyên và môi trường, phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; tư vấn và thực hiện các dịch vụ về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường có chức năng thực tham mưu giúp Giám đốc Sở hiện nhiệm vụ về công tác khuyến nông và phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường; có chức năng phục vụ quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng đề án chuyển đổi cổ phần hoá.
* Sáp nhập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào Ban của tỉnh;
* Kết thúc hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật - Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường chuyển chức năng, nhiệm vụ và người làm việc sang: Văn phòng Đăng ký đất đai và Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển Quỹ đất (Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc; 05 phòng chuyên môn).
2.5. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục: 01 đơn vị
- Ban Quản lý rừng thuộc Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm (Trước mắt giữ nguyên như hiện nay): là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm có chức năng quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo quy chế quản lý rừng, quy định của Luật Lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng trừ sinh vật gây hại rừng; chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt; khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND cấp huyện có rừng (Gia Bình, Tiên Du, Quế Võ và thành phố Bắc Ninh) xác định các đối tượng đủ điều kiện giao đất, giao rừng; Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch giao đất, giao rừng cho các đối tượng làm chủ rừng thay thế Ban Quản lý rừng theo quy định của Điều 8, Luật lâm nghiệp 2017 và kết thúc hoạt động của Ban Quản lý rừng đồng thời chuyển số lượng người làm việc của Ban về các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở.
2.6. Đơn vị trực thuộc khác: Kết thúc hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường.
* Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đặt tại Sở Nông nghiệp và Môi trưởng.
* Tổ chức, bộ máy sau khi sáp nhập
TT |
Nội dung |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Lãnh đạo Sở |
06 |
|
2 |
Tổng số phòng |
07 |
|
2.1 |
Văn phòng |
01 |
|
2.2 |
Thanh tra |
01 |
|
2.3 |
Phòng chuyên môn |
05 |
|
2.3.1 |
Phòng Kế hoạch - Tài chính |
|
|
2.3.2 |
Phòng Quản lý xây dựng công trình |
|
|
2.3.3 |
Phòng Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ |
|
|
2.3.4 |
Phòng Môi trường |
|
|
2.3.5 |
Phòng Nghiệp vụ Nông nghiệp và Môi trường |
|
|
3 |
Chi cục và tương đương |
04 |
|
3.1 |
Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm |
|
|
3.2 |
Chi cục Thuỷ lợi |
|
|
3.3 |
Chi cục Quản lý chất lượng và Phát triển nông thôn |
|
|
3.4 |
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản |
|
|
4 |
Đơn vị sự nghiệp |
06 |
|
4.1 |
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở |
05 |
|
4.1.1 |
Trung tâm Phát triển quỹ đất |
|
|
4.1.2 |
Văn phòng Đăng ký đất đai |
|
|
4.1.3 |
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường |
|
|
4.1.4 |
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn |
|
|
4.1.5 |
Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao |
|
|
4.2 |
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục |
01 |
|
4.2.1 |
Ban Quản lý rừng trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm |
|
|
|
Tổng số |
17 |
|
Số tổ chức thuộc Sở sau khi sáp nhập là: 17 đơn vị, trong đó:
+ Số phòng, Chi cục, đơn vị SNCL thuộc Sở: 16 đơn vị;
+ Số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục: 01 đơn vị.
3. Số lượng người làm việc
Số người sau khi sáp nhập của 02 Sở.
Tổng số người làm việc, trong đó 158 công chức; 195 người làm việc hưởng lương từ ngân sách; 734 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; 37 lao động hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ, trong đó:
STT |
Nội dung |
Sở Tài nguyên và môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Đề xuất sau |
Ghi chú |
1 |
Biên chế công chức được giao |
44 |
114 |
158 |
|
2 |
Lãnh đạo Sở |
3 |
3 |
6 |
|
3 |
Tổng số phòng tham mưu, tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ |
6 |
5 |
7 |
|
3.1 |
Văn phòng |
1 |
1 |
1 |
|
3.2 |
Thanh tra |
1 |
1 |
1 |
|
3.3 |
Phòng chuyên môn |
4 |
3 |
5 |
|
4 |
Các Chi cục quản lý nhà nước chuyên ngành |
0 |
5 |
4 |
|
5 |
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc |
4 |
4 |
6 |
|
5.1 |
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở |
4 |
3 |
5 |
|
5.2 |
Đơn vị sự nghiệp thuộc Chi cục |
0 |
1 |
1 |
|
Sau khi sáp nhập, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng Đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và xác định số lượng người làm việc cần thiết của Sở, đề nghị UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt.
4. Về tổ chức đảng, đoàn thể
Sau khi thành lập, lãnh đạo Sở họp, bàn thống nhất với cấp ủy để xem xét, trình các cơ quan có thẩm quyền kiện toàn tổ chức Đảng, đoàn thể của Sở theo quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ các đoàn thể và theo phân cấp của Tỉnh ủy Bắc Ninh.
1. Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm:
1.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, biên chế của 02 Chi cục:
1.1.1. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Biên chế được giao: 22 biên chế. Trong đó: 12 công chức, 07 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 03 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Chi cục: 02 người (Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng)
- Phòng Hành chính - Thanh tra;
- Phòng Kỹ thuật;
- Trạm Dự tính dự báo sinh vật gây hại cây trồng.
1.1.2. Chi cục Kiểm lâm
- Biên chế được giao: 53 biên chế. Trong đó: 28 công chức, 19 người làm việc hưởng lương từ ngân sách; 06 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ.
- Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng.
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Nghiệp vụ;
- Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng;
- Hạt Kiểm lâm liên huyện, gồm:
+ Hạt Kiểm lâm Tiên Phong.
+ Hạt Kiểm lâm Gia Thuận.
- Ban Quản lý rừng.
1.2. Cơ cấu tổ chức dự kiến của Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm
- Biên chế được giao: 75 biên chế. Trong đó: 40 công chức, 26 người làm việc hưởng lương từ ngân sách; 09 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ.
- Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: tham mưu giúp Chi cục trưởng về các lĩnh vực hành chính quản trị, kế hoạch-tổng hợp, tài chính, kế toán, tổ chức, biên chế, cán bộ và xây dựng lực lượng; cải cách hành chính; quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật; thường trực công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật.
+ Phòng Lâm nghiệp - Kiểm lâm: tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh; Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh.
+ Phòng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, phân bón, sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp và bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật (KDTV).
+ Hạt Kiểm lâm Tiên Phong: tham mưu giúp Chi cục trưởng và Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn các huyện Tiên Du, Yên Phong và thành phố Từ Sơn; Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm làm việc tại địa bàn cấp xã.
+ Hạt Kiểm lâm Gia Thuận: tham mưu giúp Chi cục trưởng và Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn các huyện Gia Bình, Lương Tài, thị xã Thuận Thành, thị xã Quế Võ và thành phố Bắc Ninh; Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm làm việc tại địa bàn cấp xã.
+ Trạm Dự tính, dự báo sinh vật gây hại cây trồng: tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện chức năng nhiệm vụ về dự tính, dự báo, phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng; chuyển giao kỹ thuật sản xuất trồng trọt, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục.
- Ban Quản lý rừng thuộc Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm (Trước mắt giữ nguyên như hiện nay): là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm có chức năng quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo quy chế quản lý rừng, quy định của Luật Lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng trừ sinh vật gây hại rừng; chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt; khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
* Kết thúc hoạt động của Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng. Toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của Đội do các Hạt Kiểm lâm đảm nhiệm.
- Tổng số phòng, ban, hạt, đội, trạm trước khi sáp nhập là 09 đơn vị. Tổng số phòng, ban, hạt, đội, trạm sau khi sáp nhập là 07 đơn vị (giảm 02 đơn vị) đạt tỷ lệ 02/09 đạt tỷ lệ 22,2%.
2. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản:
2.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, biên chế
- Biên chế được giao: 87 biên chế. Trong đó: 17 công chức, 66 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 04 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ;
- Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Chi cục: 04 người (Chi cục trưởng và 03 Phó Chi cục trưởng)
- Phòng Hành chính - Thanh tra;
- Phòng Chăn nuôi và Thú y;
- Phòng Thủy sản;
- 09 Trạm trực thuộc
+ Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật;
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản Thành phố Bắc Ninh
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản Thành phố Từ Sơn
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản thị xã Quế Võ
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản thị xã Thuận Thành
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản huyện Yên Phong
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản huyện Tiên Du
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản huyện Lương Tài
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản huyện Gia Bình
2.2. Cơ cấu tổ chức dự kiến của Chi cục
- Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng)
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: tham mưu giúp Chi cục trưởng về công tác tổ chức, biên chế, vị trí việc làm; giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ công chức, viên chức; ban hành các quy chế, quy định nội bộ quản lý biên chế công chức, viên chức; công tác tài chính - kế toán.
+ Phòng Nghiệp vụ (hợp nhất phòng Chăn nuôi, Thú y và Phòng Thuỷ sản): Tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi, thú y và thủy sản: phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; về nuôi trồng thủy sản, chất lượng giống thủy sản; thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; quan trắc, cảnh báo, giám sát, xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; khai thác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh...
- Các Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản cấp huyện (Giải thể Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật chuyển nhiệm vụ về các trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản cấp huyện): Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản; đồng thời phối hợp với phòng Nông nghiệp và Môi trường cấp huyện tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi, thú y và thủy sản trên địa bàn quản lý và thực hiện nhiệm vụ Chẩn đoán bệnh động vật, gồm 08 trạm:
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản Thành phố Bắc Ninh
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản Thành phố Từ Sơn
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản thị xã Quế Võ
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản thị xã Thuận Thành
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản huyện Yên Phong
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản huyện Tiên Du
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản huyện Lương Tài
+ Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản huyện Gia Bình
- Tổng số phòng, trạm trước khi sáp nhập là 12 đơn vị (03 phòng và 09 trạm). Tổng số phòng, trạm sau khi sáp nhập là 10 đơn vị (giảm 01 phòng và 01 trạm) đạt tỷ lệ 02/12 bằng 16,7%.
3. Chi cục Quản lý chất lượng và Phát triển nông thôn
- Biên chế được giao: 14 biên chế Trong đó: 12 công chức, 02 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ (trong thời gian tới sẽ sắp xếp, bổ sung biên chế cho phù hợp).
- Cơ cấu tổ chức (giữ nguyên và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ)
- Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng.
- Phòng Hành chính - Tổng hợp: Thực hiện các nhiệm vụ hành chính - quản trị, tổng hợp, kế hoạch, thông tin, báo cáo, thống kê, văn thư lưu trữ, tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, thi đua khen thưởng và các nhiệm vụ khác.
- Phòng Nghiệp vụ: Tham mưu giúp Chi cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về: chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu; chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông sản, lâm sản, thủy sản và muối, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế trang trại, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cơ điện nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn, bố trí dân cư, giảm nghèo và hỗ trợ an sinh xã hội nông thôn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.
4. Chi cục Thuỷ lợi
4.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, biên chế
- Biên chế được giao:
+ Chi cục Thuỷ lợi: 70 biên chế Trong đó: 13 công chức, 52 người làm việc hưởng lương từ ngân sách; 05 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ.
+ Phòng Nước, khoáng sản, khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu: 05 công chức.
- Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Chi cục: 03 người (Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục trưởng)
- Lãnh đạo Phòng Nước, khoáng sản, khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu: 02 người (Trưởng phòng, 01 Phó trưởng phòng)
- Phòng Hành chính - Thanh tra;
- Phòng Nghiệp vụ;
- 07 Hạt quản lý đê trực thuộc, gồm:
+ Hạt quản lý đê thành phố Bắc Ninh;
+ Hạt quản lý đê huyện Tiên Du;
+ Hạt quản lý đê huyện Yên Phong;
+ Hạt quản lý đê thị xã Quế Võ;
+ Hạt quản lý đê thị xã Thuận Thành;
+ Hạt quản lý đê huyện Gia Bình;
+ Hạt quản lý đê huyện Lương Tài.
4.2. Cơ cấu tổ chức dự kiến của Chi cục Thuỷ lợi
- Biên chế được giao: 75 biên chế Trong đó: 18 công chức, 52 người làm việc hưởng lương từ ngân sách; 05 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ.
- Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: Thực hiện các nhiệm vụ hành chính - quản trị, tổng hợp, kế hoạch, thông tin, báo cáo, thống kê, văn thư lưu trữ, tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, thi đua khen thưởng và các nhiệm vụ khác.
+ Phòng Đê điều và Thuỷ lợi: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều, thủy lợi, nước sạch nông thôn, phòng chống lụt, bão, thiên tai.
+ Phòng Nước, Khoáng sản, khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu: Tham mưu, giúp Chi cục trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Các Hạt Quản lý đê: 04 Hạt: Hạt Quản lý đê là cơ quan đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc Chi cục Thủy lợi, giúp Chi cục trưởng trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều trên địa bàn được phân công theo quy định của Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn.
+ Hạt Quản lý đê Số 1 (Thành phố Bắc Ninh và Yên Phong)
+ Hạt Quản lý đê Số 2 (Thuận Thành, Tiên Du)
+ Hạt Quản lý đê Số 3 (Quế Võ)
+ Hạt Quản lý đê Số 4 (Gia Bình, Lương Tài)
- Tổng số phòng, hạt trước khi sáp nhập là 10 đơn vị (03 phòng và 07 hạt)
- Tổng số phòng, trạm sau khi sáp nhập là 07 đơn vị (giảm 03 hạt) đạt tỷ lệ 03/10 bằng 30%.
5. Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
5.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, biên chế
- Biên chế được giao: 252 biên chế. Trong đó: 18 người làm việc hưởng lương từ ngân sách, 233 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; 01 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ.
- Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Trung tâm: 03 người (Giám đốc và 02 Phó Giám đốc)
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật - Xây dựng cơ bản;
- Phòng Tuyên truyền - Xét nghiệm nước;
- Ban Quản lý cấp nước sạch (gồm 17 trạm cấp nước sạch nông thôn)
5.2. Cơ cấu tổ chức dự kiến của Trung tâm
- Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực: Tổ chức, hành chính; kế hoạch; tài chính, kế toán của Trung tâm; Tuyên truyền về lĩnh vực nước sạch và VSMT nông thôn.
+ Phòng Kỹ thuật: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng cơ bản; thực hiện phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm; kiểm định (theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước) về chất lượng nước theo quy định pháp luật.
+ Ban Quản lý cấp nước sạch: tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực quản lý, vận hành các hệ thống cấp nước sạch do Trung tâm quản lý;
* Kết thúc hoạt động của Phòng Tuyên truyền - Xét nghiệm nước chuyển chức năng tuyên truyền sang phòng Hành chính - Tổng hợp; chức năng xét nghiệm nước sang Phòng Kỹ thuật. Giảm 01 đơn vị/04 đơn vị đạt 25%.
6. Trung tâm Khuyến nông và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao
6.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, biên chế
- Biên chế được giao: 25 biên chế. Trong đó: 24 người làm việc hưởng lương từ ngân sách; 01 hợp đồng hỗ trợ, phục vụ.
- Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Trung tâm: 03 người (Giám đốc, 02 Phó Giám đốc)
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật;
- Phòng Phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
6.2 Cơ cấu tổ chức dự kiến của Trung tâm
+ Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và các Phó Giám đốc
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về công tác hành chính, tổng hợp và tổ chức cán bộ, thông tin, tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện, tư vấn, dịch vụ và xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Phòng Kỹ thuật: là phòng chuyên môn, nghiệp vụ giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện nhiệm vụ về công tác khuyến nông, khuyến công, phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
* Hợp nhất phòng Phát triển nông nghiệp công nghệ cao vào phòng Kỹ thuật. Giảm 01 phòng đạt tỷ lệ 33,3%
7. Trung tâm Phát triển quỹ đất;
7.1. Biên chế hiện trạng: 62 biên chế Trong đó: 28 viên chức, 32 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; 02 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ. (chuyển lao động từ quỹ bảo vệ môi trường sang).
- Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất;
- Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai;
- Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng.
7.2. Cơ cấu tổ chức dự kiến của Trung tâm Phát triển quỹ đất
- Biên chế được giao: Nằm trong tổng số biên chế (số lượng người làm việc) theo vị trí việc làm đã được phê duyệt, với 26 vị trí và 79 người làm việc, cụ thể: Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý (04 vị trí, với 19 người làm việc); Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (08 vị trí, với 48 người làm việc); Vị trí việc làm chức danh chuyên môn dùng chung (11 vị trí, với 12 người làm việc); Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ (03 vị trí).
- Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: Tham mưu và thực hiện các nghiệp vụ về: Công tác tổ chức, cán bộ; thi đua khen thưởng, kỷ luật; kế hoạch, tài chính; hành chính, quản trị nội vụ; tổng hợp, báo cáo. Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ trong công tác xây dựng các Đề án, dự án, chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm; xây dựng, soạn thảo Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng giao khoán và các loại hợp đồng khác; thành lập tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Phối hợp các phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ được giao
+ Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất: Tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm Quản lý quỹ đất quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Đất đai; Lập và thực hiện dự án tạo quỹ đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; Lập danh mục và tổ chức cho thuê ngắn hạn các khu đất, thửa đất được giao quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất.
+ Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai: Tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm Xây dựng bảng giá đất; xác định giá đất cụ thể theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính; bản đồ địa hình; trích đo bản đồ địa chính; Tư vấn dịch vụ đo vẽ bản đồ; đo đạc xác định vị trí, xây dựng, hoàn thiện các mốc, chuyển các mốc của các công trình từ hồ sơ thiết kế ra thực địa, từ thực địa lên bản đồ địa chính để phục vụ cho công tác xin giao, thuê đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Đo vẽ hoàn công các công trình; Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, phương án, dự án, đề án và các hoạt động dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn được giao.
+ Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng: Tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm Lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các dịch vụ khác trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Dự kiến tiếp nhận một phần chức năng nhiệm vụ từ Trung tâm Kỹ thuật – Công nghệ thông tin và môi trường.
* Hợp nhất phòng Kế hoạch - Tài chính vào phòng Hành chính – Tổng hợp. Giảm 01 phòng đạt tỷ lệ 20,0 %.
8. Văn phòng Đăng ký đất đai;
8.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, biên chế
- Biên chế được giao: 253 biên chế.
Biên chế có mặt hiện tại là: 202 cán bộ, trong đó: 129 viên chức, 73 hợp đồng lao động.
- Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Văn phòng: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
- Phòng Hành chính - Tổng hợp.
- Phòng Đăng ký và Cấp giấy chứng nhận.
- Phòng Kỹ thuật và Đo đạc bản đồ.
- Phòng Thông tin - Lưu trữ.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bắc Ninh.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Từ Sơn.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Quế Võ.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Thuận Thành.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Du.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Yên Phong.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Gia Bình.
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lương Tài.
8.2. Cơ cấu tổ chức dự kiến của Văn phòng đăng ký đất đai
- Lãnh đạo Văn phòng: Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: Tham mưu giúp Giám đốc về các công tác cải cách hành chính, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, kế toán, tài chính, văn thư, quản lý phôi Giấy chứng nhận và các báo cáo thường xuyên, đột xuất khác;
+ Phòng Đăng ký và Cấp giấy chứng nhận: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện các thủ tục đăng ký đất đai, cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối tượng là Tổ chức; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chuyên môn của các Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng,…
+ Phòng Kỹ thuật và Đo đạc bản đồ: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ; lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất, đo vẽ hiện trạng nhà ở và công trình xây dựng khác đối với các đối tượng là Tổ chức; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chuyên môn của các chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng,…
+ Phòng Thông tin - Lưu trữ: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý hệ thống thông tin, mạng, máy chủ, các cơ sở dữ liệu, các loại tài liệu số hoặc số hóa; quản lý vận hành cơ sở dữ liệu đất đai; cung cấp thông tin đất đai, trích lục bản đồ theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc các Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng,….
+ Các Chi nhánh trực thuộc: Theo phân cấp thực hiện các thủ tục về đăng ký đất đai; đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thực hiện đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy Giấy chứng nhận; cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định và thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Dự kiến tiếp nhận một phần chức năng nhiệm vụ từ Trung tâm Kỹ thuật – Công nghệ thông tin và môi trường.
9. Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường;
9.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức, biên chế
Biên chế được giao: 70 biên chế. Trong đó: 67 người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp; 03 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ.
Biên chế có mặt: 62 người. Trong đó 40 viên chức, 21 lao động hợp đồng lương từ nguồn thu sự nghiệp; 01 hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ.
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Trung tâm: 01 người (01 Phó Giám đốc);
- Phòng Tổ chức – Hành chính;
- Phòng Quan trắc môi trường;
- Phòng Phân tích môi trường;
- Phòng Tư vấn kỹ thuật môi trường;
- Dự kiến tiếp nhận 01 phòng (Phòng Phát triển công nghệ) thuộc Trung tâm kỹ thuật - Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường do giải thể Trung tâm kỹ thuật - Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường và chuyển chức năng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin về Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường.
9.2. Cơ cấu tổ chức dự kiến của Trung tâm
- Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực: Tổ chức, hành chính; kế hoạch; tài chính, kế toán của Trung tâm; Tư vấn, dịch vụ kỹ thuật môi trường.
+ Phòng Quan trắc môi trường: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ về lĩnh vực quan trắc môi trường của Trung tâm; Tổng hợp, xử lý số liệu môi trưởng, lập báo cáo các hồ sơ dịch vụ môi trường; Chuyển chức năng giám sát việc quản lý, vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục và Bảng thông tin môi trường sang Phòng Dữ liệu thông tin tài nguyên và môi trường.
+ Phòng Phân tích môi trường: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ về lĩnh vực phân tích môi trường của Trung tâm.
+ Phòng Dữ liệu thông tin tài nguyên và môi trường (gộp từ phòng Phát triển công nghệ và một số nhiệm vụ, chức năng giám sát việc quản lý, vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục và Bảng thông tin môi trường của phòng Quan trắc môi trường): có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện giám sát việc quản lý, vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục và Bảng thông tin môi trường; thực hiện các ứng dụng về công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường; thực hiện công tác tin học hóa quản lý hành chính nhà nước trên lĩnh vực công tác; hướng dẫn, kiểm tra, quản lý hệ thống thông tin và các phần mềm chuyên ngành.
* Giải thể Phòng Tư vấn kỹ thuật môi trường chuyển chức năng tư vấn, dịch vụ kỹ thuật môi trường về phòng Tổ chức - Hành chính; chuyển chức năng Tổng hợp, xử lý số liệu môi trưởng, lập báo cáo các hồ sơ dịch vụ môi trường sang Phòng Quan trắc môi trường.
Giảm 01 phòng/05 phòng thuộc Trung tâm đạt tỉ lệ 20%.
V. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP NHÂN SỰ DÔI DƯ, TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, TRANG THIẾT BỊ HOẠT ĐỘNG
1. Sắp xếp nhân sự
- Lãnh đạo: Giám đốc và 05 Phó Giám đốc Sở.
- Trường hợp Trưởng phòng không được bổ nhiệm thì bố trí làm Phó trưởng phòng.
- Số Phó Trưởng phòng dôi dư, Sở sẽ xây dựng phương án sắp xếp giảm trong 05 năm, kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất, phải thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó theo quy định. Trường hợp được bổ nhiệm chức vụ mới có phụ cấp chức vụ thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ, được bảo lưu quy hoạch, bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến hết thời hạn bổ nhiệm hoặc thực hiện giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
- Rà soát, đánh giá, xây dựng phương án cụ thể việc sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương, chuyên viên và tương đương phù hợp với vị trí việc làm, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của từng người. Trước mắt, bố trí theo số nhân sự hiện có, đồng thời đề xuất tuyển dụng biên chế công chức, viên chức, người làm việc được giao còn thiếu theo quy định.
2. Tài chính, tài sản, trang thiết bị hoạt động
a) Tài chính
Tiếp nhận toàn bộ kinh phí hoạt động hiện có của 02 Sở; thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
b) Tài sản, trang thiết bị hoạt động
Tiếp nhận toàn bộ tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động từ 02 Sở; thực hiện quản lý, bảo quản, sử dụng theo quy định về tiêu chuẩn định mức.
3. Trụ sở làm việc
Khi sáp nhập, Sở tiếp tục sử dụng 02 trụ sở làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường như hiện nay
Đối với các tổ chức thuộc Sở và trực thuộc các đơn vị tiếp tục sử dụng trụ sở làm việc như hiện nay.
VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SAU KHI SẮP XẾP, HỢP NHẤT
Khi thực hiện hợp nhất thành Sở Nông nghiệp và Môi trường được tổng hợp, sắp xếp hợp lý, tổ chức bộ máy tinh giản, không làm tăng số biên chế được giao. Các nhiệm vụ được thực hiện thống nhất bởi một đầu mối về công tác quản lý nhà nước về Nông nghiệp và Môi trường; bảo đảm công việc để hoạt động thường xuyên, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Giảm đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảm số đầu mối tổ chức bên trong từ hệ thống Trưởng phòng của 02 Sở được tinh giản, bố trí, sắp xếp trong 01 Sở, cụ thể như sau:
- Số phòng, đơn vị thuộc Sở giảm 08 phòng, đơn vị đạt tỷ lệ 8/25 bằng 32% (Trong đó 04 phòng và 01 Chi cục, 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, 01 đơn vị trực thuộc khác).
- Số lượng phòng, trạm, hạt, đội trực thuộc các đơn vị giảm: 15 phòng, hạt, trạm đội.
Phần thứ tư:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cơ quan có thẩm quyền quyết định về tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tổ chức, hoạt động của đơn vị.
2. Sở Tài chính
Hướng dẫn bàn giao trang thiết bị, tài chính, tài sản của đơn vị sáp nhập.
3. Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu có liên quan, tài chính, tài sản, số lượng người làm việc của 02 Sở bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
- Thực hiện sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc được giao theo thẩm quyền được phân cấp để thực hiện nhiệm vụ.
- Sau khi sáp nhập, lãnh đạo Sở thống nhất với cấp ủy để xem xét, trình các cơ quan có thẩm quyền kiện toàn tổ chức Đảng, đoàn thể của Sở theo quy định của Điều lệ Đảng, Điều lệ các đoàn thể và theo phân cấp của Tỉnh ủy.
- Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở.
- Xây dựng quy chế làm việc của Sở, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Sở xây dựng quy chế làm việc, quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây