Quyết định 2601/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình
Quyết định 2601/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: | 2601/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình | Người ký: | Bùi Văn Khánh |
Ngày ban hành: | 29/11/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2601/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình |
Người ký: | Bùi Văn Khánh |
Ngày ban hành: | 29/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2601/QĐ-UBND |
Hòa Bình, ngày 29 tháng 11 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024;
Căn cứ Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 225/TTr-SYT ngày 27 tháng 11 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
(Có Phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA SỞ Y TẾ TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 2601/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2024, của UBND tỉnh
Hòa Bình)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT |
Tên thủ tục hành chính nội bộ |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
I |
TTHC CẤP TỈNH |
|
|
1 |
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh. |
Y tế dự phòng |
UBND cấp tỉnh |
II |
TTHC CẤP HUYỆN |
|
|
1 |
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện. |
Y tế dự phòng |
UBND cấp huyện |
III |
TTHC CẤP XÃ |
|
|
1 |
Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã. |
Y tế dự phòng |
UBND cấp xã |
CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 2601/QĐ-UBND ngày 29/11/2024 của Chủ tịch UBND
tỉnh Hòa Bình )
1. Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế xây dựng văn bản, dự thảo Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
Bước 2: Sau khi nhận được văn bản của Sở Y tế về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, qua đường văn bản điều hành.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
1.3.1 Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
- Dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, và Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
1.3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND tỉnh Hòa Bình
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, và Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh
1.8. Phí, lệ phí: không có;
1.9. Tên mẫu đơn: không có
1.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:
*) Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp bao gồm những thành viên:
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp như sau:
Điều 2. Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Các Tiểu ban chống dịch được quy định cụ thể như sau:
a) Cấp quốc gia và cấp tỉnh gồm các tiểu ban: Giám sát, Điều trị, Tuyên truyền và Hậu cần. Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định cụ thể thành phần, nhiệm vụ và hoạt động của các Tiểu ban chống dịch;
b) Cấp huyện và cấp xã: Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định thành lập hoặc không thành lập các Tiểu ban chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để thực hiện nhiệm vụ chống dịch.
3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại cơ quan y tế cùng cấp và do người đứng đầu cơ quan y tế đó phụ trách
*) Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
Theo Điều 3 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp, cụ thể như sau:
- Ban Chỉ đạo chống dịch làm việc theo chế độ tập thể.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp chịu trách nhiệm sử dụng bộ máy tổ chức của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch và sử dụng con dấu do đơn vị mình quản lý.
- Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
*) Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
Theo Điều 4 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp như sau:
- Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch theo quy định tại Điều 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp có nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chống dịch và chịu trách nhiệm trước chính quyền cùng cấp về toàn bộ các hoạt động chống dịch;
+ Phê duyệt, tổ chức và thực hiện kế hoạch chống dịch, đề xuất việc áp dụng các biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
+ Phân công và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của các Phó Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch;
+ Thành lập các đội chống dịch cơ động theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
+ Các Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ: giúp việc cho Trưởng Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực và công việc được phân công.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cơ quan phụ trách công tác y tế thuộc UBND cấp huyện xây dựng văn bản, dự thảo Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
Bước 2: Sau khi nhận được văn bản của cơ quan phụ trách công tác y tế thuộc UBND cấp huyện về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, qua đường văn bản điều hành.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
1.3.1 Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
- Dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện, và Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
1.3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan phụ trách công tác y tế thuộc UBND cấp huyện
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện, và Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện
1.8. Phí, lệ phí: không có;
1.9. Tên mẫu đơn: không có
1.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:
*) Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp bao gồm những thành viên:
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp như sau:
Điều 2. Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Các Tiểu ban chống dịch được quy định cụ thể như sau:
a) Cấp quốc gia và cấp tỉnh gồm các tiểu ban: Giám sát, Điều trị, Tuyên truyền và Hậu cần. Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định cụ thể thành phần, nhiệm vụ và hoạt động của các Tiểu ban chống dịch;
b) Cấp huyện và cấp xã: Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định thành lập hoặc không thành lập các Tiểu ban chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để thực hiện nhiệm vụ chống dịch.
3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại cơ quan y tế cùng cấp và do người đứng đầu cơ quan y tế đó phụ trách
*) Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
Theo Điều 3 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp, cụ thể như sau:
- Ban Chỉ đạo chống dịch làm việc theo chế độ tập thể.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp chịu trách nhiệm sử dụng bộ máy tổ chức của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch và sử dụng con dấu do đơn vị mình quản lý.
- Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
*) Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
Theo Điều 4 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp như sau:
- Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch theo quy định tại Điều 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp có nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chống dịch và chịu trách nhiệm trước chính quyền cùng cấp về toàn bộ các hoạt động chống dịch;
+ Phê duyệt, tổ chức và thực hiện kế hoạch chống dịch, đề xuất việc áp dụng các biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
+ Phân công và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của các Phó Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch;
+ Thành lập các đội chống dịch cơ động theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
+ Các Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ: giúp việc cho Trưởng Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực và công việc được phân công.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã.
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trong vòng 24 giờ, kể từ khi có công bố dịch của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cơ quan phụ trách công tác y tế thuộc UBND cấp xã xây dựng văn bản, dự thảo Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã.
Bước 2: Sau khi nhận được văn bản của cơ quan phụ trách công tác y tế thuộc UBND cấp xã về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến, qua đường văn bản điều hành.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
1.3.1 Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã.
- Dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện, và Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã.
1.3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan phụ trách công tác y tế thuộc UBND cấp xã
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã/phường/thị trấn.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã, và Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã
1.8. Phí, lệ phí: không có;
1.9. Tên mẫu đơn: không có
1.10. Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính:
*) Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp bao gồm những thành viên:
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp như sau:
Điều 2. Tổ chức của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Các Tiểu ban chống dịch được quy định cụ thể như sau:
a) Cấp quốc gia và cấp tỉnh gồm các tiểu ban: Giám sát, Điều trị, Tuyên truyền và Hậu cần. Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định cụ thể thành phần, nhiệm vụ và hoạt động của các Tiểu ban chống dịch;
b) Cấp huyện và cấp xã: Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định thành lập hoặc không thành lập các Tiểu ban chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để thực hiện nhiệm vụ chống dịch.
3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đặt tại cơ quan y tế cùng cấp và do người đứng đầu cơ quan y tế đó phụ trách
*) Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
Theo Điều 3 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp, cụ thể như sau:
- Ban Chỉ đạo chống dịch làm việc theo chế độ tập thể.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp chịu trách nhiệm sử dụng bộ máy tổ chức của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch và sử dụng con dấu do đơn vị mình quản lý.
- Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
*) Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp
Theo Điều 4 Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp như sau:
- Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch theo quy định tại Điều 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp có nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chống dịch và chịu trách nhiệm trước chính quyền cùng cấp về toàn bộ các hoạt động chống dịch;
+ Phê duyệt, tổ chức và thực hiện kế hoạch chống dịch, đề xuất việc áp dụng các biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
+ Phân công và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của các Phó Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch;
+ Thành lập các đội chống dịch cơ động theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
+ Các Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ: giúp việc cho Trưởng Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực và công việc được phân công.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây