Quyết định 18/2025/QĐ-UBND về Quy định miễn nhiệm từ chức, điều chuyển, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên sau khi bị kỷ luật hoặc uy tín giảm sút; năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 18/2025/QĐ-UBND về Quy định miễn nhiệm từ chức, điều chuyển, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên sau khi bị kỷ luật hoặc uy tín giảm sút; năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 18/2025/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Phan Văn Mãi |
Ngày ban hành: | 12/02/2025 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 18/2025/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Phan Văn Mãi |
Ngày ban hành: | 12/02/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2025/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 116/2024/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 69/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Tờ trình số 10706/TTr-SNV ngày 31 tháng 12 năm 2024, Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 6426/BC-STP ngày 01 tháng 10 năm 2024, Công văn số 8592/STP-VB ngày 18 tháng 12 năm 2024 và ý kiến thống nhất của các Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên sau khi bị kỷ luật hoặc uy tín giảm sút; năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2025.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc các công ty 100% vốn nhà nước thuộc Thành phố, Tổng biên tập các cơ quan báo chí thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ MIỄN NHIỆM, TỪ CHỨC, ĐIỀU CHUYỂN, THAY THẾ ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP, KIỂM SOÁT
VIÊN, SAU KHI BỊ KỶ LUẬT HOẶC UY TÍN GIẢM SÚT; NĂNG LỰC HẠN CHẾ, KẾT QUẢ CÔNG
TÁC KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 18/2025/QĐ-UBND
ngày 12 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, hướng dẫn việc xem xét miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sau khi bị kỷ luật hoặc uy tín giảm sút; năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Điều chuyển, thay thế” là việc cấp có thẩm quyền quyết định điều động, bố trí công tác khác.
2. “Cấp có thẩm quyền” là tập thể lãnh đạo hoặc ban thường vụ cấp ủy hoặc người đứng đầu cơ quan được giao quyền đề xuất, thẩm định, tham mưu và quyết định về công tác tổ chức, cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
3. “Tập thể lãnh đạo” là cơ quan lãnh đạo, quản lý, chỉ huy ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể.
4. “Uy tín giảm sút” là khi cán bộ có một trong các trường hợp như sau:
a) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
b) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đến mức phải xử lý kỷ luật hình thức “cảnh cáo” trở lên.
c) Kết quả lấy phiếu tín nhiệm: nếu có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp (kể cả trường hợp lấy phiếu tín nhiệm đột xuất khi có chỉ đạo của cấp trên).
5. “Năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu” thể hiện một trong các trường hợp sau:
a) Địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công trực tiếp phụ trách được xếp loại “không hoàn thành nhiệm vụ” 01 năm và có hạn chế, khuyết điểm đến mức cấp có thẩm quyền phê bình bằng văn bản.
b) Địa phương, cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách có 02 năm liên tục xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và có hạn chế, khuyết điểm đến mức cấp có thẩm quyền phê bình bằng văn bản.
c) Cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình vi phạm tham ô, tham nhũng và có nhiều cán bộ bị xử lý kỷ luật theo quy định (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục được hậu quả).
d) Chỉ hoàn thành dưới 50% số chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm.
6. “Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng” là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
7. “Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng” là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác.
8. “Khi có đủ căn cứ” là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản liên quan đến căn cứ để thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế.
1. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.
2. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu nêu cao trách nhiệm trong việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.
3. Kiên quyết, kịp thời xem xét cho miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên khi có đủ căn cứ.
4. Việc xem xét, quyết định miễn nhiệm, từ chức; điều chuyển, thay thế cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên phải thực hiện đúng chủ trương, quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên, nhất là người đứng đầu.
5. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên bị xử lý kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện xin từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm, điều chuyển, thay thế theo quy định.
6. Khi chưa có quyết định miễn nhiệm, từ chức thì cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên được điều chuyển, thay thế được xem xét bố trí công tác phù hợp trình độ, năng lực, đạo đức, kinh nghiệm theo yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
7. Trường hợp tự nguyện xin điều chuyển, thay thế vị trí công tác do nhận thấy uy tín giảm sút hoặc năng lực, sức khỏe hạn chế; do nhận thấy có trách nhiệm đối với các sai phạm, yếu kém của cơ quan, đơn vị phụ trách, thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
8. Không bố trí giữ chức vụ quản lý đối với lĩnh vực mà người bị điều chuyển đã vi phạm (là nguyên nhân của việc điều chuyển, thay thế).
1. Thực hiện theo phân cấp quản lý công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đối với các cá nhân thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố trình Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, đề xuất, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị khi có đủ căn cứ theo Quy định này.
4. Tập thể lãnh đạo, cơ quan, đơn vị cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới xem xét, thực hiện việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị khi có đủ căn cứ theo Quy định này.
Điều 5. Căn cứ xem xét miễn nhiệm
Việc xem xét miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ.
2. Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.
3. Có hai năm liên tiếp xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
4. Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
5. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
6. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
7. Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
8. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Căn cứ xem xét từ chức
Việc xem xét đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Do hạn chế về năng lực hoặc uy tín giảm sút để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng.
3. Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
4. Có đơn tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
5. Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.
Điều 7. Căn cứ xem xét việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu
Việc xem xét miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực; căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
1. Miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
2. Người đứng đầu lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực thì tùy tính chất, mức độ sai phạm để xem xét xử lý kỷ luật trước khi cho từ chức.
3. Cho từ chức đối với người đứng đầu khi cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.
4. Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
Điều 8. Căn cứ xem xét điều chuyển, thay thế cán bộ
1. Để đơn vị mất đoàn kết hoặc là nhân tố gây mất đoàn kết trong đơn vị theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc qua kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả kiểm điểm, đánh giá xếp loại cán bộ, tổ chức, cơ quan, đơn vị đến mức cơ quan có thẩm quyền kết luận năng lực hạn chế, kết quả công tác không đáp ứng yêu cầu.
2. Qua kết luận kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp, thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành chỉ ra những tồn tại, hạn chế kéo dài tại địa phương, đơn vị, lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách.
3. Có nhiều đơn thư, dư luận, thông tin phản ánh về năng lực, phẩm chất, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và được các tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận có cơ sở.
4. Những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp.
1. Khi có đủ căn cứ xem xét miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Quy định này, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc Sở Nội vụ có trách nhiệm làm việc, trao đổi với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên tại các cơ quan, đơn vị, địa phương do Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Sau khi làm việc với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên và cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả làm việc, đề xuất phương án bố trí công tác sau khi miễn nhiệm từ chức, điều chuyển, thay thế trình Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố cho chủ trương, quyết định hoặc trình Ban Thường vụ Thành ủy cho chủ trương hoặc xem xét, quyết định (thông qua Ban Tổ chức Thành ủy).
3. Trên cơ sở chủ động đề xuất của các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố. Sở Nội vụ thẩm định, đánh giá đề xuất của đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố cho chủ trương hoặc trình Ban Thường vụ Thành ủy (thông qua Ban Tổ chức Thành ủy) xem xét, quyết định.
4. Căn cứ quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
1. Khi có đủ căn cứ xem xét miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính - Tổ chức, Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Nội vụ, Văn phòng Sở/Ban (sau đây gọi là Cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ) tham mưu cấp ủy, người có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế cán bộ.
2. Quy trình xem xét thực hiện miễn nhiệm, từ chức, điều chuyển, thay thế cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý
a) Cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ xin ý kiến cấp ủy về phương án dự kiến bố trí cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý
b) Sau khi có ý kiến của cấp ủy, Cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ có trách nhiệm làm việc, trao đổi với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp thẩm quyền quản lý.
c) Sau khi làm việc với cán bộ, Cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ báo cáo người đứng đầu và xin ý kiến cấp ủy cùng cấp về kết quả làm việc.
d) Căn cứ quyết định của cấp ủy cùng cấp về công tác cán bộ, Cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
1. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc xin nghỉ công tác thì cấp có thẩm quyền xem xét theo nguyện vọng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên có nguyện vọng tiếp tục công tác thì cấp có thẩm quyền có thể căn cứ vào năng lực, đạo đức, kinh nghiệm để xem xét, bố trí công tác phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cụ thể như sau:
a) Trường hợp thời gian công tác còn dưới 05 năm: xem xét bố trí làm công tác chuyên môn (không làm công tác lãnh đạo, quản lý), được giữ nguyên ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức đã được bổ nhiệm.
b) Trường hợp thời gian công tác còn từ 05 năm trở lên:
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên sau khi bị kỷ luật tự nguyện xin từ chức thì được cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp so với chức vụ khi bị kỷ luật. Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, nếu khắc phục tốt những sai phạm, khuyết điểm, được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên bị miễn nhiệm do có trên 2/3 phiếu tín nhiệm thấp, cấp có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công tác theo hướng giảm một cấp theo quy định về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở của Ban Thường vụ Thành ủy. Sau 24 tháng công tác ở vị trí mới, được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện thì được cấp có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lại chức danh đã đảm nhiệm hoặc tương đương.
3. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ hai (02) năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Giám đốc các công ty 100% vốn nhà nước thuộc Thành phố, các cơ quan báo chí thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện Quy định này; chỉ đạo cụ thể hóa phù hợp từng cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Thanh tra Thành phố theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy định này. Hằng năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, Sở Nội vụ phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây