641043

Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2025 nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

641043
LawNet .vn

Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2025 nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu: 15/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Nông Quang Nhất
Ngày ban hành: 15/01/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 15/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
Người ký: Nông Quang Nhất
Ngày ban hành: 15/01/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 15 tháng 01 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO SỨC KHỎE ĐẤT VÀ QUẢN LÝ DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Chỉ thị số 6656/CT-BNN-TT ngày 09/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững; Quyết định số 3458/QĐ-BNN-BVTV ngày 11/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ về nâng cao sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng và thực hiện có hiệu quả các giải pháp được đề ra tại Chỉ thị và Đề án nêu trên, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG VỀ SỨC KHOẺ ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Tổng diện tích sản xuất các cây trồng nông nghiệp chính trên địa bản tỉnh là 53.048 ha, trong đó diện tích sản xuất cây lương thực có hạt 36.120 ha, cây rau 3.250 ha, cây ăn quả 6.269 ha, cây chè 1.450 ha, các cây trồng hàng năm khác (Đậu tương, lạc, dong riềng, thuốc lá, gừng, nghệ ...) 5.959 ha [1].

Cơ bản sức khỏe đất vẫn đang đảm bảo để sản xuất nông nghiệp đạt năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, những năm gần đây tình trạng thoái hóa đất bắt đầu xuất hiện cục bộ trên diện tích đất trồng cây ăn quả, đất lúa và rau màu làm cho đất sản xuất không còn tơi xốp mà chặt lại, chai cứng, kết cấu thay đổi, dinh dưỡng trong đất mất cân đối như thừa lân, thiếu kali, thiếu vi lượng, sinh vật có hại nhiều hơn sinh vật có ích.

Nguyên nhân chính gây thoái hóa đất là do lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc trừ cỏ, trồng độc canh, nền đất mặt không được che phủ bị xói mòn vào mùa mưa hay khô hạn vào mùa nắng...

Tình trạng thoái hóa đất khiến cây trồng bị rối loạn, thiếu hụt dinh dưỡng; sinh trưởng, phát triển kém, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Trước thực trạng đó, hàng năm các ngành chuyên môn của tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hữu cơ, kỹ thuật sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, hiệu quả, kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón cho cây trồng cho nông dân nhằm thay đổi dần từ phương thức sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ, bảo vệ đất sản xuất và đảm bảo dinh dưỡng cây trồng; số lớp tập huấn, tuyên truyền từ năm 2022-2024 trên 400 lớp, với trên 12.000 lượt nông dân tham gia. Tổ chức các lớp đào tạo giảng viên, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn về nông nghiệp hữu cơ và quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, số lớp tập huấn, bồi dưỡng từ năm 2022-2024 là 6 lớp, với 210 lượt công chức, viên chức tham gia. Triển khai các mô hình áp dụng kỹ thuật sản xuất hữu cơ trên cây lúa, sản xuất lúa theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, số mô hình đã triển khai trong năm 2024 là 42 mô hình diện tích thực hiện 1.015 ha. Ngoài ra phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng và phát sóng phóng sự, tin bài tuyên truyền về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.

Tuy nhiên, số lượng các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất còn ít, tỷ lệ nông dân được tiếp cận chưa cao. Do đó hiệu quả tuyên truyền, áp dụng chưa đạt được kết quả mong muốn. Mặt khác, việc quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng chưa được quan tâm đúng mức, nguồn lực và nhân lực để triển khai, thực hiện còn thiếu.

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả, nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt (bao gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm), góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phát thải các-bon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Phân tích, đánh giá chất lượng đất trồng lúa để xác định sự thiếu hụt dinh dưỡng và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho 200 ha đất trồng lúa/năm.

b) Xây dựng 20 mô hình/năm áp dụng các giải pháp kỹ thuật để nâng cao sức khỏe đất trồng trọt gắn với sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc.

c) Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật để nâng cao sức khỏe đất trồng trọt gắn với sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc cho 1.000 lượt nông dân/năm.

d) Phối hợp thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý của tỉnh để hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) về chất lượng các loại đất chính (bao gồm các chỉ tiêu về lý, hóa và sinh học đất) và sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực trên phạm vi toàn quốc. Khai thác, sử dụng có hiệu quả bộ CSDL quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

e) Phối hợp thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý của tỉnh để xây dựng bộ chỉ tiêu và thang phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất trồng trọt trên phạm vi toàn quốc.

f) Xây dựng, hoàn thiện quy trình, hướng dẫn kỹ thuật một số cây trồng chủ lực gắn với sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính.

g) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và sự quan tâm của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng trên địa bàn tỉnh.

3. Tầm nhìn đến năm 205

Hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho năm 2030, phấn đấu để tỉnh Bắc Kạn là tỉnh thực hiện tốt công tác nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng.

II. NHIỆM VỤ

1. Định hướng, quản lý sử dụng đất trồng trọt; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng

a) Phối hợp thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý của tỉnh để thống nhất hệ thống phân loại đất với bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất trong toàn quốc và rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sức khỏe đất trồng trọt và chất lượng phân bón.

b) Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương; chủ động xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án của địa phương về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế, lồng ghép các nội dung về tăng cường sức khỏe đất trồng trọt với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

c) Chủ động triển khai các hoạt động quản lý nhà nước, điều tra, đánh giá, cải tạo đất trồng trọt làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và từng loại cây trồng của địa phương.

d) Xây dựng vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chỉnh phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa.

e) Tiếp tục duy trì vùng quy hoạch trồng cây ăn quả đặc sản (cam, quýt, mơ, hồng không hạt), cây công nghiệp (chè, dong riềng)[2].

2. Thực hiện đánh giá chất lượng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; tham gia xây dựng, sử dụng có hiệu quả bộ CSDL quốc gia về chất lượng các loại đất chính và sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực

a) Đánh giá tính chất lý, hoá học và sinh học đất (thực hiện trước và sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ sức khỏe đất); xây dựng bản đồ nông hoá, thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa.

b) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về sức khỏe đất nói riêng và cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực trồng trọt nói chung (bao gồm cả phân bón, thuốc BVTV...) khi có yêu cầu từ cơ quan chuyên môn cấp trên thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c) Triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về sức khỏe đất nói riêng và cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực trồng trọt nói chung (khi đã hoàn thiện) đến cấp cơ sở; hướng dẫn truy cập, nhập liệu, khai thác, sử dụng thông tin,... trên hệ thống.

3. Tham gia xây dựng bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất trồng trọt gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng

Tham gia các hoạt động, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết cho việc xây dựng bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất trồng trọt về vật lý, hóa học và sinh học theo các loại đất chính và cây trồng chủ lực hài hòa với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế khi có yêu cầu từ các cơ quan chuyên môn cấp trên thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Áp dụng thang phân cấp đất trồng trọt để phân vùng sản xuất, định hướng phát triển cây trồng phù hợp với chất lượng đất từng khu vực nhằm đảm bảo năng suất, sản lượng cây trồng đồng thời bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

4. Tăng cường công tác quản lý sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc BVTV; xây dựng, hoàn thiện quy trình, hướng dẫn sản xuất, sử dụng phân bón và thuốc BVTV đảm bảo an toàn, hiệu quả, giảm thất thoát dinh dưỡng đa lượng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính cho các cây trồng chủ lực trên các loại đất chính ở các vùng sinh thái

a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.

b) Đề xuất cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, sản xuất phân bón, đặc biệt phân bón hữu cơ, phân bón mới thân thiện với môi trường và hướng dẫn, kết nối tạo liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, HTX, tổ hợp tác, chuyên gia, nhà khoa học.

c) Tổng hợp, đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón hiện nay trên các cây trồng chủ lực trên các loại đất chính ở các vùng sinh thái.

d) Xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

e) Hoàn thiện quy trình, hướng dẫn sử dụng phân bón phù hợp và hiệu quả đáp ứng nguyên tắc “đúng loại đất, đúng loại cây”.

5. Xây dựng, hoàn thiện quy trình, hướng dẫn kỹ thuật canh tác một số cây trồng chủ lực gắn với sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc, góp phần ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích, giảm phát thải khí nhà kính

a) Xây dựng các mô hình thử nghiệm, trình diễn về quy trình canh tác một số cây trồng chủ lực gắn với sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc nhằm bảo vệ, phục hồi, cải tạo đất sản xuất và đảm bảo dinh dưỡng cây trồng là cơ sở xây dựng và hoàn thiện quy trình canh tác, quy trình quản lý dinh dưỡng hiệu quả theo hướng tuần hoàn.

b) Xây dựng mới và nhân rộng quy trình canh tác cho cây trồng chủ lực trên các loại “đất có vấn đề” (đất dốc, đất xám bạc màu,…) gắn với quy trình quản lý dinh dưỡng hiệu quả theo hướng ổn định và phục hồi chất lượng đất.

c) Xây dựng mô hình canh tác cho cây trồng chủ lực phù hợp với sức khỏe đất trồng trọt trên các loại đất chính ở các vùng sản xuất thâm canh gắn với tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận như ‘‘Canh tác lúa cải tiến - SRI’’; biện pháp canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng dụng biện pháp sinh học phòng chống sinh vật gây hại tổng hợp, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM),...

d) Tuyên truyền, hướng dẫn các quy trình canh tác bảo đảm ổn định, nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả.

6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và sự quan tâm của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng từ tỉnh đến cơ sở

a) Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn, đào tạo về sức khỏe đất trồng trọt và hướng dẫn sử dụng phân bón.

b) Phối hợp tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và đào tạo giảng viên nguồn về sức khỏe đất trồng trọt, phân bón và dinh dưỡng cây trồng.

c) Xây dựng mạng lưới cán bộ kỹ thuật phục vụ công tác nâng cao sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng với sự tham gia, phối hợp, hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà sản xuất,...

d) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân về nâng cao sức khỏe đất trồng trọt gắn với sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc.

7. Xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất

Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Đập, hồ chứa nước, kênh mương nội đồng, đường nội đồng, bể thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV và rác thải khác trong sản xuất nông nghiệp,...

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, quản lý

a) Xây dựng hoạt động nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng lồng ghép trong các chương trình, dự án tại địa phương hàng năm; tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện tại báo cáo tổng kết năm của địa phương.

b) Áp dụng linh hoạt các chính sách đã được ban hành, cụ thể hóa phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm triển khai kế hoạch nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng một cách đồng bộ hiệu quả.

2. Về khoa học, công nghệ và khuyến nông

a) Lựa chọn triển khai các đề tài, dự án khoa học, trong đó ưu tiên lĩnh vực sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng gắn với chuyển giao, ứng dụng công nghệ cho hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

b) Khuyến khích nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ mới thực hiện dựa trên cơ sở khai thác/kế thừa, tận dụng tối đa kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã và đang triển khai.

c) Huy động các nguồn lực khoa học và công nghệ của địa phương, trung ương và từ các nguồn khác để thực hiện các đề tài, dự án có sự tham gia phối hợp thực hiện của các viện/trung tâm nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan/đơn vị của địa phương.

d) Xây dựng và tuyên truyền, quảng bá các mô hình canh tác, mô hình sử dụng phân bón có hiệu quả nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, góp phần giảm phát thải khí nhà kính bằng nhiều hình thức như tin, bài, tổ chức hội thảo, tập huấn,... Tổ chức tổng kết, đánh giá các mô hình để rút kinh nghiệm, nhân rộng quy mô trên địa bàn tỉnh.

3. Về chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng

a) Ứng dụng, tuyên truyền phổ biến các công cụ chuyển đổi số trong công tác quản lý hỗ trợ công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, nhu cầu tra cứu thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người dân về dinh dưỡng đất, sử dụng đất trồng trọt, phân bón,…

b) Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại, các kênh thông tin khác nhau trong tham gia thảo luận về cách ứng dụng công nghệ cao để chuyển giao công nghệ về quản lý sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng (chẩn đoán, phân tích đất để xác định khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho các cây trồng và sự thiếu hụt dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng phân bón và cải tạo đất,…) cho cây trồng của nông hộ.

4. Về thông tin, truyền thông

a) Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các chính sách liên quan đến sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng.

b) Phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội, hội, hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn để tuyên truyền, phổ biến các thông tin, tài liệu, kiến thức về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng.

c) Phối hợp với cơ quan truyền thông thực hiện các phóng sự, bài viết để truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, sự cần thiết của việc nâng cao sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả, phổ biến, giới thiệu các mô hình canh tác, mô hình sử dụng phân bón tiến bộ để nâng cao nhận thức của người dân.

5. Về đào tạo, tập huấn

a) Phối hợp rà soát, hoàn thiện chương trình, tài liệu đào tạo, tập huấn chuyên sâu; trong đó, xây dựng các nội dung chương trình tập huấn theo chuỗi liên kết giá trị để tối đa hóa hiệu quả tập huấn. Tổ chức tập huấn cho từng nhóm đối tượng (nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp, người dân) về nâng cao sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng.

b) Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực đất, phân bón và dinh dưỡng cây trồng.

6. Về hợp tác công tư

a) Tăng cường hợp tác công tư với sự tham gia phối hợp của nhà nước, hội, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và người dân để xây dựng, chuyển giao và nhân rộng các mô hình canh tác, mô hình sử dụng phân bón góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất trồng trọt, quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính.

b) Thúc đẩy các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, sử dụng phân bón và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt.

7. Về hợp tác quốc tế: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế về nguồn vốn, khoa học và công nghệ tiên tiến, kiến thức, kinh nghiệm để đạt được các mục tiêu của đề án.

8. Về thanh tra, kiểm tra và đánh giá, giám sát: Cơ quan quản lý các cấp từ tỉnh đến các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng đất trồng trọt và phân bón. Xử lý triệt để và công khai kết quả thanh tra, kiểm tra thông tin các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

9. Giải pháp chính sách và kinh phí

a) Rà soát, ban hành hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động trồng trọt gắn với mục tiêu bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng (khuyến khích việc bảo vệ, khai thác sinh vật có ích, phân bón sinh học, phân bón mới có hiệu quả sử dụng cao, áp dụng các mô hình canh tác góp phần duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất và giảm phát thải khí nhà kính).

b) Tổ chức thực hiện tốt các chính sách đã ban hành:

- Chính sách của Trung ương như: Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa.

- Chính sách của tỉnh như: Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về ban hành quy định, nội dung, mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông tại địa phương từ nguồn ngân sách tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày 04/6/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 27/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

c) Kinh phí: Nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép kinh phí từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo kế hoạch này.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở hằng năm xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ của ngành, trình thẩm định, cấp kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp với các địa phương thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 102/KH-SNN ngày 20/11/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về “Thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” và Kế hoạch số 103/KH-SNN ngày 21/11/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về “Thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”.

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương.

Định kỳ hằng năm tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe đất trồng trọt trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Sở Tài chính: Hằng năm, căn cứ khả năng ngân sách của địa phương tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các nội dung do cấp tỉnh thực hiện theo Kế hoạch này.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các nội dung về nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.

5. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan ưu tiên các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo quy trình có ứng dụng các giải pháp nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến về các hoạt động của kế hoạch này cũng như kết quả triển khai thực hiện.

7. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Thực hiện có hiệu quả phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và phát huy vai trò đại diện khu vực kinh tế tập thể nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc biệt sản phẩm cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh

Phối hợp và tham gia tổ chức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông sản được sản xuất theo quy trình kỹ thuật có ứng dụng các giải pháp nâng cao sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng trong cộng đồng. Phát động các phong trào sản xuất nông sản theo quy trình kỹ thuật có ứng dụng các giải pháp nâng cao sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác giám sát cộng đồng.

9. UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng các hoạt động nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng tại địa phương.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện xây dựng và hoàn thiện bộ CSDL về chất lượng các loại đất chính, xây dựng bộ chỉ tiêu và thang phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất trồng trọt trên phạm vi toàn quốc.

- Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng các quy trình kỹ thuật có ứng dụng các giải pháp nâng cao sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng.

- Lồng ghép nguồn kinh phí các chương trình của Trung ương, của tỉnh và chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch.

10. Chế độ báo cáo: Hằng năm các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) hoặc báo cáo kết hợp với các nội dung khác của cơ quan, đơn vị theo quy định của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan.

Căn cứ nội dung kế hoạch này, yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, đơn vị báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh (Ô. Nhất);
- UBMTTQ VN tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, TC, CT, KH&CN, TT&TT, TN&MT;
- Các Hội: ND tỉnh, LHPN tỉnh;
- Tỉnh đoàn BK;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- CVP, LĐVP (Ô. Trung);
- Lưu: VT, Bắc.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nông Quang Nhất

 



[1] Theo báo cáo số 03/CTK-KTXH ngày 02/01/2025 của Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn - Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và 12 tháng năm 2024.

[2] Kế hoạch số 774/KH-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh về phát triển cây ăn quả đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 - 2025; số 775/KH-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh về phát triển, chế biến sản phẩm chè, miến dong trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2020 - 2025.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác