Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 16/12/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | Khongso |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 16/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2025/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 01 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực, gồm:
1. Phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới tại khoản 4 Điều 13, khoản 8 Điều 20, khoản 3 Điều 22, khoản 2 Điều 23, điểm c khoản 2 Điều 25, khoản 5 Điều 26, khoản 7 Điều 26, khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 2 Điều 27, khoản 5 Điều 27, khoản 4 Điều 28, khoản 4 Điều 29.
2. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt trên mái nhà của công trình được đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật, gồm: nhà ở; cơ quan công sở; nhà xưởng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 của Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên bán điện dư là tổ chức, cá nhân sở hữu điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ hoặc tổ chức, cá nhân tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nêu trên theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua điện dư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam uỷ quyền.
3. Đấu nối với hệ thống điện quốc gia là đấu nối điện trực tiếp giữa phụ tải điện của tổ chức, cá nhân hoặc đấu nối điện giữa phụ tải điện của tổ chức, cá nhân với lưới điện của đơn vị điện lực và lưới điện của đơn vị điện lực (trừ đơn vị điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đấu nối với hệ thống điện quốc gia.
4. Điện mặt trời mái nhà là điện năng lượng tái tạo được sản xuất từ nguồn năng lượng mặt trời thu từ các tấm quang năng lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng.
5. Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ là điện mặt trời mái nhà được sản xuất và tiêu thụ (tối thiểu 80% công suất lắp đặt) tại địa điểm sử dụng điện do tổ chức, cá nhân thực hiện để phục vụ chính cho nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó.
6. Giấy chứng nhận đăng ký phát triển là văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đáp ứng các điều kiện theo quy định để ghi nhận về công suất, địa điểm lắp đặt, phương án đấu nối và mua bán điện dư.
7. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ (sau đây gọi là Phát triển nguồn điện) là các hoạt động đầu tư, trang bị, lắp đặt các thiết bị để sản xuất, đấu nối, mua bán điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
8. Sản lượng điện dư là sản lượng điện của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không sử dụng hết cho phụ tải và phát vào hệ thống điện quốc gia.
QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MỚI
Điều 4. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ dự án nguồn điện mặt trời và điện gió có hệ thống lưu trữ điện
Dự án nguồn điện mặt trời và điện gió có hệ thống lưu trữ điện và có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được hưởng cơ chế ưu đãi sau:
1. Ưu tiên huy động nguồn điện theo quy định hiện hành về hệ thống điện và thị trường điện.
2. Hệ thống lưu trữ điện của dự án điện từ nguồn điện mặt trời và điện gió là hàng hóa, sản phẩm được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật.
3. Cơ chế ưu đãi khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5. Chính sách ưu tiên, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển phù hợp công nghệ điện gió, điện mặt trời
1. Việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam được khuyến khích và hỗ trợ phát triển theo quy định tại Điều 8 Luật Điện lực và quy định pháp luật có liên quan.
2. Nhà nước ưu tiên thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất tấm quang năng, tua bin điện gió, thiết bị chuyển đổi nguồn điện.
3. Chính sách ưu tiên, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Điều kiện và thời hạn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện năng lượng mới
1. Dự án điện năng lượng mới được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Điện lực đáp ứng các điều kiện sau:
a) Dự án điện năng lượng được sản xuất từ 100% hydrogen xanh hoặc 100% amoniac xanh hoặc 100% hỗn hợp của hai nguồn này.
b) Dự án cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
c) Dự án đầu tiên cho từng loại hình điện năng lượng mới.
2. Dự án quy định tại khoản 1 Điều này là dự án năng lượng sạch thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, ngoài cơ chế, chính sách ưu đãi theo pháp luật về đầu tư, được hưởng các cơ chế ưu đãi sau:
a) Miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng. Giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 09 năm kể từ khi đưa vào vận hành.
b) Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng. Sau thời gian xây dựng việc miễn, giảm được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai.
c) Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn là 80% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 12 năm đối với dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia.
1. Trừ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, chủ sở hữu các nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới có trách nhiệm thực hiện quan trắc thông số nguồn năng lượng sơ cấp và thống kê sản lượng điện tại nhà máy như sau:
a) Đối với các nhà máy điện mặt trời, quan trắc các thông số: Tổng số giờ có nắng trong tháng (đơn vị tính là: giờ), mật độ năng lượng bức xạ mặt trời trung bình (đơn vị tính là: W/m2), tổng năng lượng bức xạ mặt trời (đơn vị tính là: kWh/m2);
b) Đối với các nhà máy điện gió, quan trắc các thông số: Hướng gió chủ đạo trong tháng, độ cao đo gió tính từ mặt đất (đơn vị tính là: m), tốc độ gió trung bình theo ngày (đơn vị tính là: m/s); mật độ năng lượng gió (đơn vị tính là: W/m2).
c) Đối với các nhà máy điện từ sinh khối, điện từ chất thải, thống kê các chỉ tiêu vật lý của sinh khối, chất thải được sử dụng để phát điện, gồm: Khối lượng (đơn vị tính là: kg), độ ẩm (đơn vị tính là: %), nhiệt trị (đơn vị tính là: kJ/kg).
d) Đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới khác, quan trắc, thống kê các thông số năng lượng sơ cấp, nhiên liệu đầu vào để sản xuất điện năng;
đ) Thống kê tổng sản lượng điện của nhà máy (đơn vị tính là: kWh);
2. Kết quả quan trắc các thông số và sản lượng điện theo quy định tại khoản 1 Điều này được thống kê theo từng tháng và đủ 12 tháng trong năm.
3. Chủ sở hữu các nhà máy điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới có trách nhiệm báo cáo số liệu quy định tại khoản 1 Điều này của năm trước liền kề về Sở Công Thương trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 02 hàng năm.
4. Đối với các nhà máy của dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ, Chủ sở hữu có trách nhiệm báo cáo số liệu quy định tại khoản 1 Điều này của năm trước liền kề Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 02 hàng năm.
5. Cơ quan tiếp nhận báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này có trách nhiệm lưu giữ, tổng hợp phục vụ cho mục đích điều tra cơ bản quy định tại Điều 20 Luật Điện lực, đánh giá tiềm năng, quy hoạch phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới và mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Tháo dỡ nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió
Kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật điện lực, chủ sở hữu chịu trách nhiệm hoàn thành tháo dỡ trong thời hạn sau đây:
1. Đối với dự án nhóm A được phân loại theo quy định của pháp luật về đầu tư công, thời hạn tháo dỡ tối đa là 03 năm.
2. Đối với các dự án còn lại, thời hạn tháo dỡ tối đa là 02 năm.
Điều 9. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
1. Dự án đầu tư điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật Đầu tư gồm:
a) Dự án điện gió ngoài khơi theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 20 Luật Điện lực sản xuất điện phục vụ cho một trong các mục đích sau: Cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia; sản xuất hydrogen xanh; sản xuất amoniac xanh; nhu cầu khác trong nước; xuất khẩu điện;
b) Dự án quy định tại điểm a khoản này có sử dụng đất hoặc khu vực biển trong vùng biển 06 hải lý thuộc địa giới hành chính của 01 hoặc nhiều tỉnh;
c) Dự án điện gió trên biển thuộc khu vực biển liên vùng trong vùng biển 06 hải lý.
2. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Điện lực đối với các trường hợp sau:
a) Dự án điện gió ngoài khơi không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vì lý do quốc phòng, an ninh theo ý kiến của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;
b) Dự án điện gió ngoài khơi cần phát triển để bảo đảm an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia theo đề xuất của Bộ Công Thương.
c) Dự án điện gió ngoài khơi do doanh nghiệp đề xuất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Điện lực. Trường hợp liên doanh, liên kết với nhà đầu tư nước ngoài thì phải bảo đảm tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đề xuất dự án trong tổ chức kinh tế trên 50%.
QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN TỰ SẢN XUẤT, TỰ TIÊU THỤ
Điều 10. Phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới
1. Quy hoạch phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực. Nhà đầu tư được phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ trong phạm vi diện tích đất, khu vực biển (nếu có) được giao hoặc cho thuê sử dụng.
2. Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ có trách nhiệm tính toán xác định quy mô công suất, sản lượng, lắp đặt hệ thống lưu trữ điện phù hợp với nhu cầu phụ tải của tổ chức, cá nhân đó.
3. Nhu cầu phụ tải của tổ chức, cá nhân tại khoản 2 Điều này được xác định như sau:
a) Trường hợp có sẵn phụ tải thì căn cứ theo công suất phụ tải cực đại và sản lượng điện tiêu thụ tại 12 tháng gần nhất.
b) Trường hợp chưa có phụ tải thì căn cứ theo công suất định mức của phụ tải và sản lượng điện tiêu thụ dự kiến.
Điều 11. Trình tự, thủ tục phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ
1. Đối với nguồn điện không đấu nối vào hệ thống điện quốc gia:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng nguồn điện có nghĩa vụ thông báo tới Sở Công Thương và cơ quan điện lực địa phương về loại hình, quy mô công suất, địa điểm, thời gian lắp đặt theo mẫu văn bản do Sở Công Thương ban hành.
b) Việc đầu tư xây dựng nguồn điện được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định pháp luật liên quan khác.
2. Đối với nguồn điện có đấu nối và không bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nguồn điện thỏa thuận, thống nhất với đơn vị điện lực có liên quan về điểm đấu nối, trách nhiệm đầu tư, yêu cầu kỹ thuật các thiết bị đo đếm, điều khiển bảo đảm vận hành an toàn hệ thống điện.
3. Đối với nguồn điện có bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và mua bán sản lượng điện dư như sau:
a) Đối với nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
b) Đối với các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với lưới điện hạ áp thì giá bán mua bán sản lượng điện dư là giá điện bình quân của thị trường điện năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố;
c) Trừ đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này, các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ khác tham gia thị trường điện theo quy định;
d) Trong mọi trường hợp, bên mua điện dư chỉ thanh toán cho phần sản lượng điện dư bán vào hệ thống điện quốc gia tương ứng với tối đa 10% công suất lắp đặt trừ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
5. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương 3 Nghị định này.
Mục 2. QUY ĐỊNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TỰ SẢN XUẤT, TỰ TIÊU THỤ
Điều 12. Chính sách khuyến khích phát triển
1. Tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không thuộc quy mô công suất theo quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 33 Luật Điện lực.
2. Dự án đầu tư phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ là dự án năng lượng tái tạo thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, được hưởng các cơ chế ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật.
3. Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất và công năng của công trình theo quy định pháp luật.
4. Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công.
5. Hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nếu bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh.
Điều 13. Cơ chế mua bán sản lượng điện dư
1. Nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia nhưng không vượt quá 20% công suất lắp đặt thực tế. Căn cứ vào tình hình vận hành hệ thống điện từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tỷ lệ mua bán sản lượng điện dư quy định tại khoản này.
2. Việc mua bán sản lượng điện dư tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định pháp luật về điện lực, thỏa thuận giữa bên bán điện dư và bên mua điện dư và bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Trong mọi trường hợp, bên mua điện dư chỉ thanh toán cho phần sản lượng điện dư bán vào hệ thống điện quốc gia tương ứng với tối đa 20% công suất lắp đặt thực tế của nguồn điện;
b) Giá mua điện dư là giá điện năng bình quân của thị trường điện năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố;
c) Nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt tại công sở, công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.
3. Đối với nguồn điện có công suất lắp đặt trên 1.000 kW và bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia phải được cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định pháp luật.
Điều 14. Đối tượng, thẩm quyền, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển nguồn điện
1. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển là tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt trên 1.000 kW và bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển:
a) Có đủ hồ sơ đăng ký phát triển theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
b) Có văn bản thống nhất của đơn vị điện lực địa phương.
Điều 15. Hồ sơ đăng ký phát triển
1. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với hộ gia đình cung cấp tài liệu, gồm:
- Bản vẽ thiết kế lắp đặt nguồn điện;
- Bản sao tài liệu liên quan đến công trình có mái nhà (nếu có), gồm: Giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy;
c) Đối với tổ chức, cá nhân không thuộc điểm b khoản này cung cấp tài liệu, gồm:
- Bản vẽ thiết kế lắp đặt nguồn điện;
- Bản sao tài liệu liên quan đến công trình có mái nhà trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định, gồm: Quyết định chủ trương đầu tư dự án, giấy phép xây dựng, văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, giấy phép hoặc đăng ký môi trường.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Hình thức nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Bản sao tài liệu kèm theo chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu;
b) Gửi hồ sơ qua bưu điện. Các bản sao tài liệu kèm theo phải được chứng thực;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 16. Cấp giấy chứng nhận đăng ký phát triển
1. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo trả toàn bộ hồ sơ để tổ chức, cá nhân bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy định.
2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận theo quy định và gửi hồ sơ đến đơn vị điện lực tại địa phương đề nghị cho ý kiến về khả năng gây quá tải của nguồn điện đối với trạm biến áp, lưới điện hạ áp, lưới điện phân phối tại khu vực đăng ký phát triển, sự phù hợp của công suất nguồn điện với phụ tải.
3. Đơn vị điện lực có trách nhiệm xem xét, giải quyết và gửi ý kiến cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trong quá trình giải quyết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký phát triển có trách nhiệm xác định thời điểm tiếp nhận theo thứ tự về thời gian để giải quyết theo quy định.
Điều 17. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phát triển
1. Giấy chứng nhận đăng ký phát triển được cấp lại khi có thay đổi thông tin về chủ sở hữu công trình, quy mô công suất, thời gian hoàn thành lắp đặt, hình thức lựa chọn phát, bán sản lượng điện dư của nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được ghi trong Giấy chứng nhận.
2. Việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phát triển được thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định này.
Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký phát triển
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển xem xét, quyết định thu hồi trong các trường hợp:
1. Phần công suất hoặc công trình xây dựng có lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thuộc diện tích đất phải thu hồi, giải phóng mặt bằng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Tổ chức, cá nhân không tiếp tục phát triển, vận hành nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đã đăng ký phát triển.
3. Tổ chức, cá nhân giả mạo tài liệu trong hồ sơ đăng ký; cấp giấy chứng nhận đăng ký không đúng thẩm quyền;
4. Sau 60 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký, tổ chức, cá nhân không thực hiện lắp nguồn điện đã đăng ký phát triển.
5. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 19. Hoạt động đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành
1. Tổ chức, cá nhân triển khai xây dựng, lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ quy định tại Nghị định này có trách nhiệm:
a) Mua sắm thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng;
b) Bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật trong quá trình thiết kế, lắp đặt (đối với hộ gia đình sử dụng nhà ở riêng lẻ) và đầu tư xây dựng (đối với tổ chức, cá nhân khác), vận hành nguồn điện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị điện lực tại địa phương.
2. Đối với nguồn điện có đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
a) Phối hợp với đơn vị điện lực địa phương để được hướng dẫn thiết kế, lắp đặt, đấu nối kỹ thuật điện, bảo đảm an toàn điện trong quá trình vận hành;
b) Vận hành nguồn điện theo đúng công suất đã thông báo hoặc được cấp trong Giấy chứng nhận đăng ký phát triển.
c) Bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia theo quy định.
Điều 20. Nghiệm thu đầu tư xây dựng, lắp đặt
1. Đối với hộ gia đình sử dụng nhà ở riêng lẻ:
a) Thực hiện nghiệm thu lắp đặt theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về xây dựng;
b) Thực hiện công tác an toàn điện, xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường trước khi đưa nguồn điện vào khai thác, sử dụng.
2. Đối với tổ chức, cá nhân khác:
a) Thực hiện nghiệm thu đầu tư xây dựng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, điện lực trước khi đưa nguồn điện vào khai thác, sử dụng, bảo đảm chất lượng điện năng theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia, thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về điện lực.
3. Đối với nguồn điện có công suất lắp đặt từ 100 kW trở xuống và bán sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia, đơn vị điện lực phối hợp nghiệm thu hệ thống đo đếm và kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa của bên mua điện dư.
4. Đối với nguồn điện có công suất lắp đặt trên 100 kW, đơn vị điện lực phối hợp nghiệm thu hệ thống đo đếm và thu thập dữ liệu đo đếm từ xa, hệ thống giám sát, điều khiển tại chỗ và kết nối thông tin với hệ thống thu thập, giám sát, điều khiển của cấp điều độ phân phối.
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện nghiệm thu lắp đặt và đơn vị điện lực phối hợp, kiểm tra nghiệm thu hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia (nếu có).
Điều 21. Thực hiện mua bán sản lượng điện dư
1. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị bán sản lượng điện dư, gồm:
a) Văn bản đề nghị bán điện;
b) Bản sao tài liệu kỹ thuật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO), chứng nhận chất lượng (CQ) của tấm quang điện, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều, các thiết bị cấu thành khác;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phát triển đối với đối tượng quy định tại Nghị định này;
d) Bản sao tài liệu liên quan trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định, gồm: Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo pháp luật về xây dựng; các văn bản chấp thuận nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy.
2. Các bên thực hiện kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt công tơ đo đếm sản lượng điện, chốt chỉ số công tơ trước khi ký hợp đồng mua bán điện, đưa nguồn điện vào khai thác, sử dụng. Bên mua điện dư thực hiện ký hợp đồng trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bán điện của bên bán điện dư.
3. Bên mua điện dư và bên bán điện dư thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định pháp luật. Hợp đồng gồm các nội dung chính như sau:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
b) Giá mua bán điện;
c) Sản lượng điện hợp đồng;
d) Lập hoá đơn, tiền điện thanh toán và thời hạn thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
4. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện là 05 năm kể từ ngày nguồn điện được đưa vào khai thác, sử dụng. Sau thời gian này, việc gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI
Điều 22. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi
1. Điều kiện dự án điện gió ngoài khơi được hưởng cơ chế, chính sách quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Điện lực như sau:
a) Dự án được quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2031.
b) Dự án đầu tư được quy định tại khoản 6 Điều 20 Luật Điện lực.
2. Dự án quy định tại khoản 1 Điều này là dự án năng lượng tái tạo thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, được hưởng các cơ chế ưu đãi sau:
a) Miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng. Giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 12 năm kể từ khi đưa vào vận hành.
b) Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng. Sau thời gian xây dựng việc miễn, giảm được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai.
c) Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn là 80% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 12 năm đối với dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia.
3. Ngoài các cơ chế ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều này, Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được miễn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cấp tín dụng vượt giới hạn đối với một khách hàng và người có liên quan cho dự án điện gió ngoài khơi theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 23. Lựa chọn đơn vị khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Bộ Công Thương xác định danh mục các khu vực biển ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ quy hoạch để lựa chọn đơn vị thực hiện khảo sát.
2. Việc lựa chọn đơn vị khảo sát dự án điện gió ngoài khơi tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Điện lực phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đã thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khảo sát dự án điện gió ngoài khơi hoặc đã phát triển, vận hành ít nhất 01 dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam hoặc trên thế giới;
b) Có năng lực tài chính, nhân lực, chuyên môn, kinh nghiệm, trang thiết bị để đo gió, điều tra, khảo sát các yếu tố về địa chất, hải văn, môi trường phục vụ phát triển dự án điện gió ngoài khơi;
c) Có kế hoạch triển khai hoạt động đo gió, điều tra, khảo sát các yếu tố về địa chất, hải văn, môi trường phục vụ phát triển dự án điện gió rõ ràng, phù hợp, khả thi;
d) Chứng minh được chuyên môn, kinh nghiệm của đơn vị về dự án, hoạt động dự kiến thực hiện sau khi hoàn thành hoạt động khảo sát;
đ) Có năng lực tài chính, nhân lực để phát triển và cam kết phát triển dự án điện gió ngoài khơi sau khi hoàn thành hoạt động khảo sát nếu được lựa chọn.
e) Chứng minh được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, tính khả thi của dự án phát triển điện gió nếu được lựa chọn triển khai;
3. Trong trường hợp các đơn vị liên danh thì tiêu chí năng lực, kinh nghiệm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh, nhưng phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh.
4. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm lựa chọn đơn vị khảo sát theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 24. Hình thức, quy trình lựa chọn đơn vị khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
1. Việc lựa chọn đơn vị khảo sát dự án điện gió ngoài khơi thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a) Thủ tướng Chính phủ giao doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện khảo sát đối với các dự án điện gió ngoài khơi quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định giao đơn vị thực hiện khảo sát trong trường hợp chỉ có 01 (một) đơn vị đề xuất thực hiện khảo sát tại 01 (một) khu vực biển trong danh mục ưu tiên phát triển;
c) Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập hội đồng đánh giá, xét duyệt hồ sơ đề xuất của từng đơn vị trong trường hợp có từ 02 (hai) đơn vị trở lên đề xuất thực hiện khảo sát tại 01 (một) khu vực biển trong danh mục ưu tiên phát triển.
2. Thời điểm nhận hồ sơ đề xuất tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này sau khi công bố danh mục vị trí khu vực biển ưu tiên khảo sát.
3. Hội đồng đánh giá tại điểm c khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Thành phần hội đồng gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, thành viên Hội đồng là đại diện các Bộ: Công Thương, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Kế hoạch - Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường.
b) Hội đồng có nhiệm vụ đánh giá hồ sơ đề xuất của đơn vị theo tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này bằng hình thức cho điểm. Hồ sơ đề xuất của đơn vị có tổng số điểm cao hơn được lựa chọn.
Điều 25. Quyết định giao đơn vị thực hiện khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
1. Căn cứ kết quả lựa chọn đơn vị khảo sát, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định giao đơn vị thực hiện khảo sát. Quyết định này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển cho đơn vị thực hiện khảo sát theo quy định pháp luật về biển, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
2. Trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận quyết định giao thực hiện khảo sát, đơn vị được giao khảo sát phải nộp hồ sơ đề nghị giao khu vực biển tới cơ quan có thẩm quyền.
Điều 26. Nội dung khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
1. Nội dung khảo sát dự án điện gió ngoài khơi, gồm:
a) Khảo sát năng lượng gió, gồm: Hướng gió, độ cao đo tốc độ gió, tốc độ gió, tần suất xuất hiện tốc độ gió, mật độ năng lượng gió;
b) Khảo sát địa hình, địa chất đáy biển, gồm: Đặc điểm địa hình đáy biển, đường đẳng độ sâu, lớp trầm tích đáy biển; khoan lấy mẫu, phân tích địa chất đáy biển, đánh giá điều kiện nền đáy biển phục vụ cho việc xây dựng móng tua bin gió;
c) Khảo sát hải dương học, gồm: Đặc điểm khí hậu, thời tiết biển, độ cao song biển, tần suất xuất hiện bão, rủi ro sóng thần;
d) Khảo sát hệ sinh thái biển, gồm: Xác định các loài động, thực vật dưới biển, trên mặt biển đại diện cho khu vực biển khảo sát, đặc điểm di cư của các loài động vật;
đ) Khảo sát mật độ giao thông hàng hải tại khu vực biển;
e) Khảo sát ảnh hưởng tới các tuyến cáp ngầm, các lô dầu khí (nếu có);
g) Khảo sát các điều kiện khác có khả năng tác động tới dự án.
2. Lập hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát chi tiết, gồm:
a) Thông tin về khu vực biển khảo sát; số lượng mẫu, vị trí, tần suất, thời gian khảo sát; phương pháp, thiết bị, phương tiện khảo sát;
b) Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tài liệu, thông tin, mẫu vật và dữ liệu dạng nguyên thủy được thu thập tại thực địa.
2. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động khảo sát, đơn vị khảo sát nộp 01 bộ hồ sơ bản giấy và 01 bộ hồ sơ điện tử (không bao gồm các tài liệu mật theo quy định, nếu có) báo cáo kết quả khảo sát chi tiết về Bộ Công Thương để quản lý, theo dõi. Đơn vị khảo sát được sử dụng kết quả khảo sát để phát triển dự án do mình làm chủ đầu tư.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ khảo sát theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Điện lực có trách nhiệm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá khảo sát trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
Điều 27. Điều kiện nhà đầu tư thực hiện dự án điện gió ngoài khơi
1. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, tham gia thực hiện đầu tư, tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió ngoài khơi phải bảo đảm điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, được lựa chọn hình thức đầu tư và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã triển khai ít nhất 01 dự án điện gió ngoài khơi có quy mô tương đương tại Việt Nam hoặc trên thế giới;
b) Có năng lực tài chính, phương án huy động vốn hoặc cam kết cho vay, có nhân lực, chuyên môn, kinh nghiệm để triển khai dự án. Có giá trị tổng tài sản ròng trong 03 năm gần nhất đã được kiểm toán lớn hơn tổng mức đầu tư dự kiến của dự án.
c) Có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước. Tổng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế tối đa 65%;
d) Có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.
3. Nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án điện gió ngoài khơi phải có năng lực tài chính, phương án huy động vốn hoặc cam kết cho vay, có nhân lực, chuyên môn, kinh nghiệm để triển khai dự án.
Điều 28. Lựa chọn nhà đầu tư dự án điện gió ngoài khơi
1. Trừ các dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự đầu tư kinh doanh điện gió ngoài khơi bán điện lên hệ thống điện quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, điện lực và quy định sau:
a) Mức trần giá điện trong hồ sơ mời thầu không cao hơn mức giá tối đa của khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành;
b) Giá điện trúng thầu lựa chọn nhà đầu tư là giá điện tối đa để bên mua điện đàm phán với nhà đầu tư trúng thầu.
3. Hồ sơ mời thầu để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được lập theo quy định của pháp luật và các tài liệu, nội dung sau đây:
a) Dự thảo hợp đồng mua bán điện đã được cơ quan tổ chức đấu thầu và bên mua điện thống nhất;
b) Cơ chế, chính sách ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này.
4. Đối với các dự án điện gió ngoài khơi sản xuất điện để xuất khẩu không thông qua hệ thống điện quốc gia, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu và quy định sau:
a) Dự án do nhà đầu tư trong nước thực hiện. Trường hợp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, phải bảo đảm tổng tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế của nhà đầu tư trong nước trên 50%;
b) Giá xuất khẩu điện không thấp hơn mức giá cao nhất của khung giá phát điện trong nước tương ứng với loại hình phát điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành;
c) Mức đóng góp ngân sách nhà nước cao nhất.
Điều 29. Quản lý dự án, công trình điện gió ngoài khơi
1. Quản lý dự án, công trình điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm sự vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả theo nội dung, thiết kế được phê duyệt, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham gia, phối hợp trong công tác quản lý dự án, công trình điện gió ngoài khơi gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước tại Trung ương về điện lực, dầu khí; biển, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, thủy sản; xây dựng, hàng hải; quốc phòng, an ninh, ngoại giao;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển, có công trình trên đất liền thuộc dự án điện gió ngoài khơi;
c) Tập đoàn điện lực Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
d) Đơn vị điện lực tại địa phương có dự án điện gió ngoài khơi thực hiện đấu nối hệ thống điện quốc gia;
đ) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
3. Quản lý dự án, công trình điện gió ngoài khơi tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Bảo đảm an ninh cung cấp điện đối với các dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia;
c) Bảo đảm dự án, công trình vận hành ổn định, liên tục;
c) Bảo đảm an toàn hàng hải, an toàn công trình trên biển;
d) Bảo đảm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu dự án, công trình điện gió ngoài khơi.
4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xử lý các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực quản lý trong quá trình xây dựng, vận hành dự án, công trình điện gió ngoài khơi. Trong quá trình xử lý, nếu phát sinh các nội dung vượt thẩm quyền, cơ quan, tổ chức chủ trì có trách nhiệm lấy ý kiến của các bên liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định.
Điều 30. Chuyển nhượng dự án, cổ phần, phần vốn góp trong dự án điện gió ngoài khơi
1. Việc chuyển nhượng dự án, cổ phần, phần vốn góp trong dự án điện gió ngoài khơi phải bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Điện lực và được cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển đồng ý bằng văn bản.
2. Việc chuyển nhượng, mua bán cổ phần, phần vốn góp và chuyển nhượng một phần dự án, toàn bộ dự án phải tuân thủ quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Biển Việt Nam và pháp luật có liên quan.
3. Đối với hoạt động chuyển nhượng quy định tại khoản 1 Điều này có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức liên quan. Trong trường hợp có nhiều ý kiến khác nhau, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chuyển nhượng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 31. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện:
a) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện Nghị định này;
b) Quản lý, theo dõi tổng quy mô phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên phạm vi cả nước;
c) Định kỳ hằng năm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định này và báo cáo Chính phủ xem xét, sửa đổi phù hợp với thực tiễn;
d) Chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố giá điện năng thị trường bình quân năm trước liền kề trong tháng 01 hàng năm làm căn cứ thực hiện mua bán sản lượng điện dư từ các nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thi hành Nghị định này, thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ tại địa phương.
2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình đăng ký phát triển, lắp đặt, vận hành nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ; xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
3. Giao Sở Công Thương phối hợp với đơn vị điện lực địa phương, rà soát, cập nhật và công bố công khai ngay sau khi có sự thay đổi thông tin về:
a) Tổng công suất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được phân bổ theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia;
b) Tổng công suất đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển;
c) Tổng công suất chưa phát triển.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Ban hành mẫu văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo quy định tại Nghị định này và quy trình tiếp nhận, xử lý thông báo;
b) Phân cấp theo thẩm quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy để quản lý, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định pháp luật trong quá trình xây dựng, lắp đặt, vận hành nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
5. Báo cáo Bộ Công Thương về tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại địa phương của năm trước liền kề trước ngày 31 tháng 01 hàng năm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 33. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, kiểm tra và kiến nghị xử lý hoạt động phát triển không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện quốc gia.
2. Đánh giá, giám sát nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ có nhu cầu phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia trước khi phát triển và trong quá trình vận hành để bảo đảm an toàn lưới điện.
3. Phân cấp, hướng dẫn, kiểm tra đơn vị điện lực địa phương thực hiện quy định tại Nghị định này.
Điều 34. Trách nhiệm của các đơn vị điện lực địa phương
1. Thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.
2. Hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đấu nối lưới điện trong quá trình lắp đặt và vận hành nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Theo dõi, kiểm soát hoạt động của các thiết bị đo điện năng, thiết bị chống phát ngược, hệ thống kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu từ xa của nguồn điện này, bảo đảm vận hành an toàn lưới điện trong phạm vi, thẩm quyền quản lý.
3. Xây dựng phương án, giải pháp thực hiện giám sát, điều khiển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ trong ngày thứ 7, Chủ Nhật hoặc ngày nghỉ lễ để bảo đảm an toàn trong vận hành hệ thống điện.
4. Quản lý, theo dõi, hướng dẫn và hậu kiểm tổ chức, cá nhân thực hiện phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ quy định có đấu nối với lưới điện thuộc phạm vi quản lý.
Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện
1. Thực hiện phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
2. Thu gom, tháo dỡ, xử lý vật tư, thiết bị, chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng, vận hành hoặc khi kết thúc vận hành nguồn điện.
4. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng điện năng, chất lượng sản phẩm, thiết bị điện.
1. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ theo quy định pháp luật; quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động phát triển nguồn điện này trong phạm vi quản lý.
2. Phối hợp với đơn vị quản lý điện lực đánh giá, giám sát nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ có nhu cầu phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia trước khi phát triển và trong quá trình vận hành để bảo đảm an toàn lưới điện
3. Hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đấu nối lưới điện trong quá trình lắp đặt và vận hành nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Theo dõi, giám sát hệ thống thiết bị chống phát ngược của nguồn điện (nếu có) và không lắp đặt thiết bị đo điện năng hai chiều cho nguồn điện này.
4. Quản lý, theo dõi, hướng dẫn và hậu kiểm tổ chức, cá nhân thực hiện phát triển nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ quy định có đấu nối với lưới điện thuộc phạm vi quản lý.
Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức, cá nhân sở hữu nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ vận hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và đang bán điện dư cho đơn vị điện lực không được đăng ký lắp đặt thêm nguồn điện tại cùng địa điểm sử dụng điện.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đã phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong thời kỳ quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 thực hiện thông báo, đăng ký như sau:
a) Hộ gia đình sử dụng nhà ở riêng lẻ, cơ quan công sở đã lắp đặt nguồn điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này. Trường hợp bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đã lắp đặt nguồn điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này và không được bán điện dư. Trường hợp bán điện dư phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng 02 năm 2025.
2. Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
BIỂU MẪU PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TỰ SẢN XUẤT, TỰ
TIÊU THỤ
(Kèm theo Nghị định số
/2025/NĐ-CP ngày
tháng 02 năm 2025 của Chính phủ)
Mẫu số 01 |
Giấy đăng ký lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia |
Mẫu số 02 |
Giấy chứng nhận đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ |
Mẫu số 03 |
Báo cáo hoạt động đăng ký và tình hình thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trên địa bàn tỉnh |
TÊN TỔ CHỨC/ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……, ngày …… tháng …… năm …… |
Lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
Kính gửi: Sở Công Thương...
Căn cứ Nghị định số ........./2025/NĐ-CP ngày …… tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới;
Căn cứ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quy hoạch tỉnh..... thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổ chức/cá nhân/hộ gia đình đăng ký triển khai điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia với các nội dung sau:
I. Thông tin chung
1. Tên cơ quan, tổ chức/cá nhân/hộ gia đình đăng ký
a) Tên:
b) Địa chỉ:
c) Số điện thoại:
d) Email:
đ) Mã số khách hàng sử dụng điện:
2. Vị trí lắp đặt:
3. Thông tin mô tả sơ bộ về công trình xây dựng:
a) Cấp công trình:
b) Kết cấu: Bê tông cốt thép/Khung thép/...; mái bê tông/mái tôn/...
c) Chiều cao công trình:
d) Diện tích mái:
đ) Các hoạt động sản xuất, kinh doanh... đang thực hiện:
4. Công suất lắp đặt (kW): (tổng công suất định mức của các bộ chuyển đổi nghịch lưu - inverter).
5. Công suất sử dụng lớn nhất ... (kW) và công suất sử dụng trung bình ... (kW) của phụ tải tại thời điểm đăng ký.
6. Vị trí, điểm dự kiến đấu nối: (trước hay sau công tơ đo đếm điện hiện hữu)
7. Cấp điện áp đấu nối:
8. Phương án bảo đảm an toàn hệ thống điện:
9. Phương án xử lý sản lượng điện dư (chọn 1 trong 2 phương án sau):
- Đồng ý phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia và chịu trách nhiệm đầu tư, lắp đặt công tơ điện tử theo chu kỳ từng giờ trong ngày và hệ thống kết nối với hệ thống thu thập dữ liệu từ xa của đơn vị điện lực, bảo đảm thiết bị phù hợp với quy định của pháp luật.
- Không phát sản lượng điện dư vào hệ thống điện quốc gia và tự lắp đặt thiết bị chống phát ngược, tự chịu trách nhiệm đối với kiểm định về an toàn điện, tuân thủ các quy trình, quy chuẩn quản lý vận hành công trình điện và các quy định về điều kiện kỹ thuật, nghiệm thu an toàn theo quy định.
10. Thời gian dự kiến lắp đặt và thời gian hoàn thành:
II. Hồ sơ kèm theo
1. Đối với các hộ dân, nhà ở riêng lẻ:
a) Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
b) Các hồ sơ, tài liệu (nếu có) liên quan đến công trình xây dựng (giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy) làm căn cứ xác định công trình xây dựng đã được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đối với các cơ quan, tổ chức:
a) Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ và bản vẽ sơ đồ đấu nối điện.
b) Các hồ sơ, tài liệu (nếu có) liên quan đến công trình xây dựng (chủ trương đầu tư, giấy phép xây dựng, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, báo cáo đánh giá/kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép về môi trường) làm căn cứ xác định công trình xây dựng đã được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.
III. Các cam kết
[Tên tổ chức/cá nhân] thực hiện xây dựng, lắp đặt, vận hành điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nếu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát triển với các cam kết như sau:
- Bảo đảm an toàn công trình, phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ môi trường trước, trong khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
- Mua sắm, xây dựng, lắp đặt hệ thống các thiết bị phục vụ phát điện tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật. Không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.
- Thực hiện tiến độ đúng với thời hạn đăng ký phát triển tại điểm 10 Mục I nêu trên;
- Bảo đảm an toàn xây dựng, môi trường, pḥng cháy chữa cháy trong vận hành.
- Không vi phạm các hành vi trái quy định trong quá trình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
IV. Thông tin trả kết quả hồ sơ
1. Tên cơ quan, tổ chức/hộ gia đình đăng ký:
2. Địa chỉ:
3. Đề nghị trả kết quả qua email:
Để có cơ sở triển khai thực hiện lắp đặt theo quy định, Tổ chức/Hộ gia đình chúng tôi đề nghị Sở Công Thương tỉnh/thành phố... căn cứ theo quy định tiếp nhận hồ sơ, xem xét chấp thuận.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN TỔ
CHỨC/CÁ NHÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
……, ngày …… tháng …… năm …… |
Đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Căn cứ Nghị định số ........./2025/NĐ-CP ngày …… tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới;
Căn cứ Quyết định số ... ngày tháng năm của ... phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia;
Căn cứ Giấy đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ của ........... (tổ chức\cá nhân) ngày.....tháng….năm….. và các tài liệu kèm theo;
Căn cứ ý kiến của đơn vị điện lực, chứng nhận:
(Tên tổ chức, cá nhân)……………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………
Điện thoại: ……………………………….Email: ……………….
Đã đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ………….(có đấu nối với hệ thống điện quốc gia/không đấu nối với hệ thống điện quốc gia).
Sản lượng điện dư: ……….(có phát/ không phát vào hệ thống điện quốc gia trong trường hợp có đấu nối với hệ thống điện quốc gia)
Mái của công trình (nhà ở/nhà xưởng sản xuất/trụ sở...)....
Diện tích mái nhà (m2)……………………..
Địa chỉ tại:……………………………………..
Công suất được lắp đặt (kW): ……………….
Thời gian hoàn thành lắp đặt (theo Giấy đăng ký):…
Yêu cầu tổ chức/cá nhân triển khai các thủ tục về đầu tư, xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường, điện lực và pháp luật khác có liên quan.
Các yêu cầu khác (nếu có theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức):
Giấy chứng nhận có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH. |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/BC-… |
……, ngày …… tháng …… năm …… |
Kính gửi: Bộ Công Thương
I. Tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không đấu nối với hệ thống điện quốc gia
1. Số lượng tổ chức, cá nhân thực hiện phát triển trong kỳ báo cáo và lũy kế đến kỳ báo cáo (phân loại theo hộ nhà dân, nhà ở riêng lẻ; công sở; cơ sở sản xuất, kinh doanh).
2. Tổng công suất phát triển trong kỳ báo cáo và luỹ kế đến kỳ báo cáo (phân loại theo hộ nhà dân, nhà ở riêng lẻ; công sở; cơ sở sản xuất, kinh doanh).
II. Tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
1. Đối với đối tượng phải thực hiện đăng ký phát triển, cấp Giấy chứng nhận
a) Số lượng và tổng công suất tổ chức, cá nhân đăng ký phát triển trong kỳ báo cáo và lũy kế đến kỳ báo cáo được cấp Giấy chứng nhận.
b) Số lượng và tổng công suất đăng ký phát triển trong kỳ báo cáo và luỹ kế đến kỳ báo cáo được cấp Giấy chứng nhận đã đưa vào vận hành.
2. Đối với đối tượng không phải thực hiện đăng ký phát triển
a) Số lượng và tổng công suất đã thực hiện lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW của hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ trong kỳ báo cáo và lũy kế đến kỳ báo cáo.
b) Số lượng và tổng công suất đã thực hiện lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 1.000 kW của tổ chức, cá nhân trong kỳ báo cáo và lũy kế đến kỳ báo cáo (không tính điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100kW của hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ).
III. Tồn tại và kiến nghị
1. Khó khăn, tồn tại.
2. Kiến nghị.
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây