626640

Quyết định 44/2024/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 3 Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định 37/2017/QĐ-UBND sửa đổi tại Quyết định 41/2020/QĐ-UBND

626640
LawNet .vn

Quyết định 44/2024/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 3 Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định 37/2017/QĐ-UBND sửa đổi tại Quyết định 41/2020/QĐ-UBND

Số hiệu: 44/2024/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Tấn Đức
Ngày ban hành: 01/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 44/2024/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Võ Tấn Đức
Ngày ban hành: 01/10/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2024/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 01 tháng 10 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 3 ĐIỀU 7 QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ỦY THÁC QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỂ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/2017/QĐ-UBND NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 41/2020/QĐ-UBND NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 2020 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;

Căn cứ Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Quyết định sẻ 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội;

Căn cứ Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù;

Căn cứ Thông tư số 62/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2002 và Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 6446/TTr-STC ngày 26 tháng 9 năm/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 41/2020/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là Quy chế) như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai điểm a và gạch đầu dòng thứ hai điểm b khoản 3 Điều 7 Quy chế như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai điểm a như sau:

“- Phân bổ 5% số tiền lãi thu được để chi công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp và hỗ trợ động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong công tác phối hợp tham gia, đóng góp tích cực vào hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, hoạt động tín dụng chính sách xã hội và các công việc khác liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương phù hợp với các chính sách chế độ hiện hành”.

b) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai điểm b như sau:

“- Phân bổ 10% số tiền lãi thu được để chi công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp và hỗ trợ động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong công tác phối hợp tham gia, đóng góp tích cực vào hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, hoạt động tín dụng chính sách xã hội và các công việc khác liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương phù hợp với các chính sách chế độ hiện hành”.

2. Bổ sung điểm c1 ngay sau điểm c khoản 3 Điều 7 Quy chế như sau:

“c1) Đối với chương trình cho vay người chấp hành xong án phạt tù như sau:

- Phân bổ 10% số tiền lãi thu được để chi công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng Công an tỉnh Đồng Nai và các tập thể, cá nhân trong công tác phối hợp liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác từ ngân sách địa phương. Giao Công an tỉnh Đồng Nai xây dựng quy chế chi hỗ trợ hoạt động cho phù hợp với các chính sách chế độ theo từng thời kỳ.

- Phân bổ 5% số tiền lãi thu được để chi công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp và hỗ trợ động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong công tác phối hợp tham gia, đóng góp tích cực vào hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, hoạt động tín dụng chính sách xã hội và các công việc khác liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương phù hợp với các chính sách chế độ hiện hành”.

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2024./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Vụ pháp chế - Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Tấn Đức

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác