Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2024 xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030
Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2024 xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030
Số hiệu: | 152/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Lại Văn Hoàn |
Ngày ban hành: | 03/10/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 152/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình |
Người ký: | Lại Văn Hoàn |
Ngày ban hành: | 03/10/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 03 tháng 10 năm 2024 |
Thực hiện Luật Thú y năm 2015, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; quy hoạch các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở chế biến sản phẩm động vật tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030; căn cứ thực trạng hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030, như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi theo trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh được giao tại Luật Thú y năm 2015 và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023; số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023.
2. Yêu cầu
- Xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung đối với lợn và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 phù hợp với mục tiêu phát triển theo quy hoạch tỉnh Thái Bình và phát huy tiềm năng, lợi thế của các cơ sở giết mổ động vật hiện có.
- Đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa các khâu: Chăn nuôi - giết mổ - chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng lực giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi gắn với xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ động vật phải đảm bảo đúng quy trình trước khi đưa sản phẩm ra kinh doanh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật theo lộ trình giảm dần những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, áp dụng công nghiệp giết mổ phù hợp với nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và điều kiện thực tế của các địa phương.
- Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo các quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; được quản lý và thực hiện kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Xây dựng các cơ sở chế biến, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi gắn với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước và hướng đến xuất khẩu.
a) Đến năm 2025
- Kiểm tra, rà soát, sắp xếp giảm dần những cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ trong khu dân cư không đáp ứng các điều kiện của cơ sở giết mổ theo quy định (đăng ký kinh doanh, vệ sinh thú y, môi trường,...); khuyến khích các cơ sở giết mổ lợn có điều kiện, năng lực cải tạo, nâng cấp mở rộng quy mô hoặc xây mới hạ tầng cơ sở giết mổ đảm bảo các điều kiện theo quy định. Phấn đấu giảm từ 30% trở lên số cơ sở giết mổ lợn hiện có trên địa bàn tỉnh - tương đương với giảm được từ 330 cơ sở giết mổ lợn trở lên (chi tiết tại mục 1 của Phụ lục kèm theo).
- Rà soát, lựa chọn, quy hoạch đất để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung áp dụng công nghiệp giết mổ hiện đại, thiết bị tiên tiến tại huyện Thái Thụy và huyện Vũ Thư và cơ sở chế biến gắn với thị trường sản phẩm chăn nuôi tại thành phố Thái Bình[1].
- Thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
b) Đến năm 2030
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, hằng năm giảm được từ 14% số cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ hiện có, khuyến khích cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới cơ sở giết mổ lợn; phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh còn khoảng 196 cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ có đủ các điều kiện theo quy định và được thực hiện kiểm soát giết mổ (chi tiết tại mục 2 của Phụ lục kèm theo).
- Xây dựng 03 cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện: Thái Thụy, Vũ Thư, Quỳnh Phụ và 03 cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi tại thành phố Thái Bình,[2] huyện Đông Hưng và huyện Vũ Thư; phấn đấu 100% sản phẩm chăn nuôi được giết mổ tại cơ sở giết mổ có kiểm soát [3].
- Phát triển một số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô tập trung, công nghiệp với thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại; xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi[4].
a) Tuyên truyền, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
- Tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở giết mổ lợn thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sắp xếp lại các cơ sở giết mổ lợn theo hướng hoạt động giết mổ lợn chỉ được thực hiện tại các cơ sở đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; quá trình giết mổ đảm bảo đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và được kiểm soát giết mổ động vật theo quy định.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về điều kiện thực hiện hoạt động giết mổ động vật; quản lý an toàn thực phẩm; tác hại của việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc đối với sức khỏe con người; không tiếp tay cho các hành vi sản xuất kinh doanh trái quy định của pháp luật, không theo chỉ đạo của chính quyền địa phương; đảm bảo giết mổ an toàn để bảo vệ sức khoẻ người dân và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho sản xuất chăn nuôi của người dân địa phương.
- Công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa chỉ các cơ sở giết mổ động vật đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm có kiểm soát giết mổ; các điểm kinh doanh, buôn bán thực phẩm sau giết mổ theo quy định.
- Tuyên truyền, phổ biến các biện pháp xử lý cơ sở giết mổ động vật hoạt động trái phép, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc đưa động vật đến các cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người tiêu dùng biết cách nhận biết và lựa chọn thực phẩm an toàn.
b) Tổ chức sắp xếp lại, nâng cấp các cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ
Để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho nhân dân, việc tổ chức sắp xếp, nâng cấp các cơ sở giết mổ phải thực hiện đồng bộ và có lộ trình, thời gian để thuận lợi cho chủ cơ sở giết mổ triển khai, thực hiện, cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức thông báo, hướng dẫn các chủ cơ sở giết mổ nhỏ lẻ về các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (đăng ký kinh doanh, vệ sinh thú y, môi trường,...); quy định lộ trình, thời gian để chủ cơ sở giết mổ hoàn thành cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ theo kế hoạch của huyện, thành phố và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
- Căn cứ vào thực tế các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ của địa phương, Ủy ban nhân dân xã tổ chức họp các cơ sở giết mổ và thống nhất lựa chọn những cơ sở giết mổ có điều kiện, năng lực cải tạo, nâng cấp, mở rộng quy mô, công suất giết mổ hoặc xây mới có đủ các điều kiện theo quy định và đủ công suất để tập trung những cơ sở giết mổ không đảm bảo các điều kiện theo quy định và không có điều kiện cải tạo nâng cấp trong xã đưa lợn vào giết mổ; xây dựng lộ trình giảm dần các cơ sở giết mổ không đảm bảo điều kiện theo kế hoạch của huyện, thành phố.
- Theo lộ trình, thời gian quy định trong kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá, yêu cầu các cơ sở giết mổ không đảm bảo các điều kiện theo quy định, không có điều kiện cải tạo nâng cấp dừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc chuyển vào giết mổ tại cơ sở đảm bảo các điều kiện.
- Khuyến khích các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (có điều kiện về tài chính, về quỹ đất, có nguyện vọng gắn bó với nghề lâu dài,...) đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ động vật để đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
- Huy động nguồn lực hợp pháp hoặc bố trí kinh phí để hỗ trợ các chủ cơ sở cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động giết mổ, phục vụ công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ; kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ.
c) Quản lý mạng lưới cơ sở giết mổ
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn với các nội dung: Chấp hành quy định về đăng ký hộ kinh doanh; ký cam kết về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; chấp hành quy định về thực hiện kiểm soát giết mổ đối với động vật, sản phẩm động vật và kiểm dịch,...
- Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo thực hiện sắp xếp những điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn để đảm bảo điều kiện trong kinh doanh và thuận tiện cho người tiêu dùng.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện ký cam kết về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ động vật; hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y không đạt yêu cầu.
- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động giết mổ động vật theo quy định; công bố các tổ chức, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và giám sát.
d) Kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi
- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo rà soát, bố trí quỹ đất, tích cực kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp gắn với chế biến và bảo vệ môi trường.
- Địa điểm cần bố trí quỹ đất để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp tại 03 huyện: Thái Thụy, Vũ Thư và Quỳnh Phụ; đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi tại thành phố Thái Bình, huyện Đông Hưng và huyện Vũ Thư.
- Kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
đ) Giải pháp về khoa học công nghệ
- Ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm an toàn để phổ biến ứng dụng triển khai thực hiện.
- Sử dụng công nghệ xử lý chất thải phù hợp; trong đó, ưu tiên những công nghệ mới, tiên tiến để xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động giết mổ, kinh doanh thực phẩm.
e) Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn; số 106/2024/NĐ-CP ngày 01/8/2024 quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi và Quyết định số 3316/QĐ-UBND ngày 07/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thái Bình.
- Triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, ngân hàng,... theo quy định của pháp luật hiện hành để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.
f) Giải pháp về tài chính
- Lồng ghép nguồn lực từ các đề án, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia,...để xây dựng hạ tầng phục vụ công tác giết mổ, cung ứng sản phẩm động vật an toàn theo chuỗi và giải quyết vấn đề chất thải trong sản xuất.
- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện: Các Nghị định của Chính phủ: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018, số 106/2024/NĐ-CP ngày 01/8/2024; hỗ trợ xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kinh phí để đảm bảo công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật.
- Đầu tư của các tổ chức, cá nhân kinh doanh: Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất trong kinh doanh giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật (nhà xưởng, trang thiết bị, áp dụng chương trình quản lý chất lượng,...) nhằm đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Ngay sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch, các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai, tổ chức thực hiện; xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình và giải pháp cụ thể các nhiệm vụ thuộc kế hoạch của tỉnh đến từng xã, thị trấn.
Riêng Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình: Kế hoạch cần đảm bảo có lộ trình, giải pháp cụ thể từng năm để hoàn thành nhiệm vụ không còn cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn các phường, xã; có giải pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện để đảm bảo nguồn cung thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở giết mổ hiện có chấp hành nghiêm chỉ đạo về sắp xếp lại các cơ sở giết mổ lợn để các chủ cơ sở (đáp ứng yêu cầu được lựa chọn vào mạng lưới) chủ động thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,... đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và chấp hành các quy định của pháp luật đối với hoạt động giết mổ động vật như: Đăng ký kinh doanh; ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; thực hiện kiểm soát giết mổ,...; đối với cơ sở giết mổ không đảm bảo vệ sinh thú y thì chấp hành quy định về sắp xếp lại cơ sở giết mổ của xã hoặc dừng hẳn hoạt động giết mổ, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hoặc chuyển vào giết mổ tại cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về sử dụng thực phẩm động vật được giết mổ tại các cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và có kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y theo quy định.
- Chỉ đạo chính quyền cấp xã tổ chức sắp xếp lại các cơ sở giết mổ lợn, các điểm, chợ bán động vật, sản phẩm động vật để đảm bảo thuận tiện cho việc kinh doanh của các hộ dân và phục vụ tốt nhất người tiêu dùng.
- Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm có liên quan đến trách nhiệm quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ động vật, chợ kinh doanh sản phẩm động vật và đảm bảo công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định; kiên quyết chỉ đạo xóa bỏ các cơ sở giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, môi trường tại các huyện và xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại các phường thuộc thành phố Thái Bình.
- Chỉ đạo rà soát, bố trí quỹ đất kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở giết mổ nhỏ lẻ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
- Hằng năm, chỉ đạo rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời nội dung kế hoạch để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của tỉnh; kiến nghị, đề xuất liên quan đến các nội dung chưa phù hợp trong kế hoạch của tỉnh để xem xét điều chỉnh kịp thời (nếu có).
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng giết mổ không theo quy định, sản phẩm động vật kinh doanh không rõ nguồn gốc và mất an toàn thực phẩm trên địa bàn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Kế hoạch này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành có liên quan. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.
- Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện của các huyện, thành phố đảm bảo việc ban hành kế hoạch của các địa phương phải bám sát các nhiệm vụ, lộ trình thực hiện Kế hoạch của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ và chính sách hỗ trợ thực hiện kiểm soát giết mổ động vật tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định.
- Chủ trì, đôn đốc, theo dõi quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với các huyện, thành phố tổng hợp những kiến nghị, đề xuất liên quan đến các nội dung chưa phù hợp trong Kế hoạch của tỉnh, báo cáo và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh; tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nội dung liên quan tại Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và sản phẩm thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 và Kế hoạch triển khai Đề án theo Quyết định số 2848/QĐ-BNN-CN ngày 16/8/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức thực hiện kiểm soát giết mổ động vật tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định; tập huấn bổ sung lực lượng chuyên môn làm công tác kiểm soát giết mổ tại cơ sở.
- Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi và đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hệ thống kiểm soát chất lượng và trung tâm giao dịch, đấu giá sản phẩm chăn nuôi; đôn đốc, kiểm tra, giám sát, quản lý các dự án đầu tư đảm bảo theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành có liên quan tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện các cơ chế, chính sách theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và pháp luật hiện hành.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn các thủ tục về đất đai, môi trường theo quy định của pháp luật đối với cơ sở giết mổ động vật.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, môi trường trong hoạt động giết mổ động vật theo thẩm quyền.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; chỉ đạo các đơn vị trong ngành chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác an toàn thực phẩm, xử lý vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm, những bệnh truyền lây giữa người và động vật, về ngộ độc thực phẩm, làm thay đổi thói quen, tập quán tiêu dùng thực phẩm của người dân theo hướng sử dụng thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, có kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các trường học yêu cầu các đơn vị cung ứng xuất ăn cho học sinh chỉ được sử dụng sản phẩm thịt động vật rõ nguồn gốc (có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm đối với sản phẩm xuất phát từ các cơ sở ngoài tỉnh hoặc sản phẩm thịt xuất phát từ các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y và được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ đối với các sản phẩm xuất phát từ các cơ sở trong tỉnh).
- Dự báo nhu cầu của thị trường, phối hợp với các đơn vị liên quan quảng bá sản phẩm, khai thác và mở rộng thị trường đối với các sản phẩm gia súc, gia cầm qua giết mổ, chế biến tập trung.
- Kêu gọi tổ chức, cá nhân vào đầu tư các cơ sở giết mổ, thu mua, chế biến sản phẩm động vật.
9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình: Chỉ đạo, tuyên truyền nội dung quy định có liên quan đến giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật; các cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, có quản lý của chính quyền và cơ quan nhà nước; các sản phẩm được giết mổ, sơ chế, chế biến an toàn; công bố các trường hợp vi phạm, hình thức xử lý; hướng dẫn lựa chọn sản phẩm an toàn.
10. Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh
- Phối hợp kêu gọi, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật vào các khu công nghiệp và các địa phương trong tỉnh.
- Phối hợp tuyên truyền đến các doanh nghiệp trong Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh về việc sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc (thực phẩm từ động vật có kiểm dịch khi nhập từ tỉnh ngoài; từ cơ sở có kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thực phẩm cung cấp từ các cơ sở trong tỉnh); đồng thời, chỉ đạo các cụm công nghiệp phối hợp tuyên truyền đến các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp về việc sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc.
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác nắm tình hình trong việc xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật, kịp thời phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước đối với hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật.
- Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật theo đúng quy định của pháp luật.
12. Cục Quản lý thị trường tỉnh: Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh về giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên thị trường.
13. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
- Tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có bếp ăn tập thể thực hiện nghiêm việc sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tiếp tục tổ chức các cuộc thăm quan, học tập, hội chợ để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm an toàn của tỉnh; phối hợp kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi tại tỉnh.
14. Các Sở, ngành và các tổ chức chính trị xã hội liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh
Trên đây là Kế hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung và triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DỰ KIẾN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIẾT MỔ LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 03/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Bình)
1. Số cơ sở giết mổ động vật, cơ sở giết mổ lợn hiện đang hoạt động tại thời điểm tháng 7/2024
STT |
Huyện |
Thực trạng hiện nay |
Dự kiến lộ trình giảm số cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh thú y |
Dự kiến số cơ sở giết mổ lợn tham gia mạng lưới đến năm 2030 |
|
|||||
Số đơn vị hành chính |
Số đơn vị hành chính không có hộ giết mổ lợn |
Tổng số cơ sở giết mổ động vật |
Tổng số cơ sở giết mổ lợn |
|||||||
Năm 2025 |
Từ năm 2026-2030 |
Cộng |
|
|||||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5=30%* cột 4 |
6=4-5-8 |
7=5+6 |
8 |
|
1 |
Đông Hưng |
38 |
2 |
217 |
149 |
45 |
74 |
119 |
30 |
|
2 |
Hưng Hà |
35 |
4 |
172 |
117 |
36 |
59 |
95 |
22 |
|
3 |
Kiến Xương |
33 |
1 |
187 |
142 |
43 |
67 |
110 |
32 |
|
4 |
Quỳnh Phụ |
37 |
6 |
245 |
169 |
51 |
89 |
140 |
29 |
|
5 |
Thái Thụy |
36 |
4 |
225 |
172 |
52 |
89 |
141 |
31 |
|
6 |
Tiền Hải |
32 |
3 |
155 |
127 |
39 |
59 |
98 |
29 |
|
7 |
Vũ Thư |
30 |
5 |
268 |
167 |
50 |
94 |
144 |
23 |
|
8 |
Thành phố |
19 |
5 |
133 |
62 |
19 |
43 |
62 |
0 |
|
|
Cộng |
260 |
30 |
1.602 |
1.105 |
335 |
574 |
909 |
196 |
|
2. Dự kiến Danh sách các cơ sở giết mổ lợn tham gia mạng lưới cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030
STT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Loại hình giết mổ |
|
A |
CƠ SỞ GIẾT MỔ TẬP TRUNG |
|
||
1 |
|
Xã Thuần Thành, huyện Thái Thụy |
Giết mổ tập trung |
|
2 |
|
Xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ |
Giết mổ tập trung |
|
3 |
|
Huyện Vũ Thư |
Giết mổ tập trung |
|
B |
CƠ SỞ GIẾT MỔ NHỎ LẺ |
|
||
|
HUYỆN ĐÔNG HƯNG |
|
||
1 |
Mai Văn Trường |
Hồng Giang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
2 |
Vũ Khắc Bốn |
Đông Phương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
3 |
Phạm Huy Sỹ |
Đông Phương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
4 |
Lã Quý Hoàng |
Đông Sơn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
5 |
Phạm Văn Khiên |
Đông Quan |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
6 |
Trần Văn Thường |
Trọng Quan |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
7 |
Phí Văn Toàn |
Hà Giang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
8 |
Phạm Như Chuyến |
Hồng Bạch |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
9 |
Phạm Tuấn Khang |
Minh Phú |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
10 |
Vũ Văn Nam |
Đông Xuân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
11 |
Phạm Văn Thoan |
Đông Kinh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
12 |
Bùi Văn Trình |
Đông Á |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
13 |
Lương Xuân Diên |
Lô Giang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
14 |
Nguyễn Trọng Bộ |
Liên Giang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
15 |
Đỗ Xuân Huân |
Phú Châu |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
16 |
Vũ Gia Hoạch |
Đông La |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
17 |
Bùi Văn Chắt |
Đông Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
18 |
Nguyễn Cao Phóng |
An Châu |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
19 |
Trần Văn Tùng |
Mê Linh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
20 |
Nguyễn Tất Hạnh |
Chương Dương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
21 |
Nguyễn Văn Dũng |
Phong Châu |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
22 |
Nguyễn Văn Tuân |
Đông Cường |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
23 |
Nguyễn Văn Vụ |
Đông Vinh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
24 |
Nguyễn Văn Thiềng |
Minh Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
25 |
Nguyễn Văn Quyết |
Đô Lương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
26 |
Mai Danh Thảo |
Phú Lương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
27 |
Trần Thị Nhàn |
Đông Các |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
28 |
Phạm Văn Tường |
Đông Dương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
29 |
Nguyễn Thị Hồng |
Thị Trấn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
30 |
Trần Thị Kim Dinh |
Đông Quang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
|
HUYỆN HƯNG HÀ |
|
||
31 |
Vũ Văn Đức |
Điệp Nông |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
32 |
Hoàng Văn Quý |
Kim Trung |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
33 |
Đỗ Văn Phúc |
Kim Trung |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
34 |
Hoàng Văn Nhương |
Minh Hòa |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
35 |
Nguyễn Minh Hải |
Tân Tiến |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
36 |
Trần Văn thủy |
TT. Hưng Nhân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
37 |
Phạm Bá Tường |
Bắc Sơn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
38 |
Nguyễn Văn Đạt |
Hồng An |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
39 |
Nguyễn Văn Định |
Minh Khai |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
40 |
Bùi Xuân Trường |
Thống Nhất |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
41 |
Nguyễn Văn Đường |
Văn Cẩm |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
42 |
Nguyễn Văn Hanh |
Duyên Hải |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
43 |
Nguyễn Văn Tâm |
Cộng Hòa |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
44 |
Nguyễn Văn Công |
Chi Lăng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
45 |
Lê Xuân Bình |
Hòa Tiến |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
46 |
Nguyễn Văn Nhượng |
Minh Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
47 |
Nguyễn Văn Lâm |
Tân Lễ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
48 |
Trần Thị Liễu |
Tiến Đức |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
49 |
Nguyễn Văn Viết |
Đoan Hùng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
50 |
Cao Văn Tài |
Phúc Khánh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
51 |
Đoàn Bình Trọng |
T.T. Hưng Hà |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
52 |
Nguyễn Thị Minh |
Chí Hòa |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
|
HUYỆN KIẾN XƯƠNG |
|
|
|
53 |
Trần Hữu Thọ |
Bình Nguyên |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
54 |
Nguyễn Đình Lâm |
Nam Cao |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
55 |
Nguyễn Trọng Dũng |
Quang Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
56 |
Trần Văn Hải |
Minh Quang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
57 |
Trần Văn Dương |
Minh Quang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
58 |
Trường Quốc Biên |
TT. Kiến Xương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
59 |
Trương Minh Khiên |
TT. Kiến Xương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
60 |
Nguyễn Thị Thân |
Thanh Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
61 |
Nguyễn Văn Mỳ |
Thanh Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
62 |
Vũ Thị Len |
Thanh Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
63 |
Lê Thị Hải |
Thanh Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
64 |
Vũ Công Thỏa |
Tây Sơn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
65 |
Nguyễn Văn Huấn |
Vũ Hoà |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
66 |
Tống Văn Tuyến |
Vũ Thắng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
67 |
Nguyễn Văn Phồng |
Quang Minh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
68 |
Bùi Văn Tình |
Bình Thanh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
69 |
Nguyễn Văn Tuấn |
Minh Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
70 |
Nguyên Doãn Thanh |
Vũ Trung |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
71 |
Bùi Văn Phước |
Quang Trung |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
72 |
Lê Văn Thành |
Lê Lợi |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
73 |
Nguyễn Minh Tiến |
Hồng Thái |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
74 |
Nguyễn Văn Toàn |
Vũ Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
75 |
Phan Văn Trường |
Vũ Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
76 |
Phạm Văn Hương |
Bình Minh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
77 |
Nguyễn Viết Toán |
Thượng Hiền |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
78 |
Nguyễn Văn Toàn |
Vũ Công |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
79 |
Phạm Văn Kỉnh |
Nam Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
80 |
Bùi Văn Vinh |
Nam Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
81 |
Ngô Văn Đậu |
Nam Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
82 |
Vũ Ngọc Hải |
Tây Sơn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
83 |
Đoàn Văn Kiển |
Vũ Lễ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
84 |
Đoàn Văn Thiện |
Vũ Lễ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
|
HUYỆN QUỲNH PHỤ |
|
||
85 |
Trần Văn Dương |
An Đồng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
86 |
Nguyễn Hữu Lê |
Đông Hải |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
87 |
Trần Văn Quang |
Quỳnh Nguyên |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
88 |
Trần Đăng Long |
Quỳnh Hưng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
89 |
Đặng Đức Hùng |
An Hiệp |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
90 |
Phạm Văn Minh |
Châu Sơn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
91 |
Nguyễn Văn Tùng |
Quỳnh Hoàng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
92 |
Trần Thị Tuyết |
An Vinh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
93 |
Lê Văn Thái (Hằng) |
Quỳnh Xá |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
94 |
Vũ Văn Tịnh |
An Thái |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
95 |
Nguyễn Đức Mọng |
Quỳnh Hội |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
96 |
Nguyễn Thị Thơm |
Quỳnh Hội |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
97 |
Đào Thị Tư |
TT An Bài |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
98 |
Nguyễn Văn Đoàn |
Quỳnh Ngọc |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
99 |
Ngô Trọng Quyền |
An Khê |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
100 |
Phạm Văn Nam |
Đồng Tiến |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
101 |
Trần Văn Khương |
An Vũ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
102 |
Lê Duy Dương |
An Vũ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
103 |
Đỗ Thế Thiện |
Quỳnh Hồng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
104 |
Nguyễn Viết Lý |
Quỳnh Thọ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
105 |
Nguyễn Công Sáng |
Quỳnh Hoa |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
106 |
Nguyễn Bá Sinh |
Quỳnh Minh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
107 |
Nguyễn Văn Nhiễm |
An Thanh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
108 |
Đinh Văn Huynh |
An Lễ |
Giết mổ nhỏ lể |
|
109 |
Phạm Xuân Phong |
An Mỹ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
110 |
Đào khắc Toản |
An Ninh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
111 |
Nguyễn Phú Vĩnh |
An Tràng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
112 |
Nguyễn Ngọc Thế |
Quỳnh Khê |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
113 |
Bùi Gia Chút |
Quỳnh Trang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
|
HUYỆN TIỀN HẢI |
|
||
114 |
Nguyễn Văn Đức |
Đông Cơ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
115 |
Trương Văn Đoàn |
Nam Thanh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
116 |
Vũ Văn Rực |
Nam Hà |
Giết mổ nhỏ lể |
|
117 |
Trần Văn May |
Đông Xuyên |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
118 |
Nguyễn Văn Vinh |
Nam Thắng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
119 |
Trần Văn Xiển |
Đông Hoàng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
120 |
Hà Văn Hoan |
Đông Quý |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
121 |
Nguyễn Xuân Tùng |
Vân Trường |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
122 |
Nguyễn Văn Luật |
Đông Trà |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
123 |
Trần Văn Độ |
Đông Lâm |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
124 |
Bùi Văn Điệp |
Bắc Hải |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
125 |
Lê Thị Hoa |
Thị Trấn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
126 |
Bùi Văn Huy |
Đông Phong |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
127 |
Nguyễn Văn Lương |
Phương Công |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
128 |
Trần Lâm Tứ |
Nam Hưng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
129 |
Trần Văn Huy |
Nam phú |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
130 |
Bùi Văn Tuấn |
Đông Long |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
131 |
Nguyễn Văn Hạnh |
Đông Minh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
132 |
Lê Văn Thành |
Vũ Lăng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
133 |
Phạm Văn Hạnh |
Nam Trung |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
134 |
Bùi Văn Kiều |
Nam Chính |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
135 |
Bùi Văn Dũng |
Đông Trung |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
136 |
Ngô Văn Bái |
Tây Lương |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
137 |
Ngô Văn Hải |
Tây Tiến |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
138 |
Phạm Văn Dương |
Tây Phong |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
139 |
Vũ Văn Lộc |
Nam Hải |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
140 |
Nguyễn Văn Tưởng |
Nam Hồng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
141 |
Nguyễn Văn Hiểu |
Nam Thịnh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
142 |
Đỗ Văn Nam |
An Ninh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
|
HUYỆN THÁI THỤY |
|
||
143 |
Nguyễn Quang Huy |
Hồng Dũng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
144 |
Phạm Văn Hưng |
Thụy Phong |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
145 |
Hoàng Nguyễn Bình |
Thụy Xuân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
146 |
Đinh Văn Mịnh |
Thái Thịnh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
147 |
Nguyễn Văn Duynh |
Hòa An |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
148 |
Nguyễn Thiện Ngọc |
Thái Thượng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
149 |
Phạm Văn Hùng |
Thái Thượng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
150 |
Trần Thế Anh |
Mỹ Lộc |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
151 |
Phạm Hữu Học |
Thụy Ninh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
152 |
Nguyễn Văn Phương |
Dương Phúc |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
153 |
Phạm Đình Nhuộm |
Thụy Trình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
154 |
Nguyễn Đức Quân |
Thuỵ Trường |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
155 |
Trần Quang Thế |
Thái Giang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
156 |
Trần Đức Nội |
Thái Giang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
157 |
Trịnh Xuân Hạnh |
Thái Phúc |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
158 |
Phạm Thành Dân |
Thái Phúc |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
159 |
Đàm Văn Hoan |
Thái Nguyên |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
160 |
Nguyễn Đình Tụng |
Thụy Sơn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
161 |
Phạm Ngọc Toán |
Dương Hồng Thủy |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
162 |
Đặng Thị Năm |
Dương Hồng Thủy |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
163 |
Vũ Đình Trịnh |
Thái Xuyên |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
164 |
Lê Quí Toản |
Thụy Dân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
165 |
Nguyễn Hữu Nghi |
Thụy Thanh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
166 |
Đào Viết Ninh |
Thụy Văn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
167 |
Trần Văn Canh |
Thụy Hưng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
168 |
Nguyễn Văn Thường |
Thụy Quỳnh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
169 |
Nguyễn Thế Nam |
An Tân |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
170 |
Phạm Phú Long |
Thụy Việt |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
171 |
Phạm Văn Hùng |
Thụy Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
172 |
Phạm Đình Ba |
Thụy Liên |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
173 |
Nguyễn Thị Chiên |
Thái Thọ |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
|
HUYỆN VŨ THƯ |
|
||
174 |
Trần Quang Tài |
Vũ Tiến |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
175 |
Trần Xuân Trị |
Vũ Tiến |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
176 |
Trần Văn Thao |
Vũ Tiến |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
177 |
Đặng Xuân Hội |
Vũ Hội |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
178 |
Mai Văn Ngọc |
Vũ Hội |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
179 |
Nguyễn Văn Hạ |
Minh Quang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
180 |
Nguyễn Văn Đảm |
Đồng Thanh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
181 |
Nguyễn Viết Đạo |
Đồng Thanh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
182 |
Nguyễn Trung Thành |
Đồng Thanh |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
183 |
Đồng Thị Thường |
Tân Phong |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
184 |
Nguyễn Đức Cảnh |
Tân Phong |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
185 |
Bùi Văn Hưng |
Hòa Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
186 |
Nguyễn Văn Thắng |
Hòa Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
187 |
Bùi Văn Đạt |
Hòa Bình |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
188 |
Lê Thị Hiền |
Hồng Lý |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
189 |
Đỗ Văn Hùng |
Trung An |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
190 |
Nguyễn Văn Lệ |
Trung An |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
191 |
Trần Văn Tùng |
Song An |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
192 |
Phạm Văn Chuân |
Thị Trấn |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
193 |
Nguyễn Văn Truỳ |
Minh Lãng |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
194 |
Phạm Văn Biên |
Minh Khai |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
195 |
Phan Bá Thuận |
Tam Quang |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
196 |
Nguyễn Văn Vinh |
Hồng Phong |
Giết mổ nhỏ lẻ |
|
|
|
|
|
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây