Quyết định 1671/QĐ-UBND năm 2024 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quy hoạch kiến trúc; Giám định tư pháp xây dựng; Hoạt động xây dựng thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên
Quyết định 1671/QĐ-UBND năm 2024 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quy hoạch kiến trúc; Giám định tư pháp xây dựng; Hoạt động xây dựng thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên
Số hiệu: | 1671/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Lê Thành Đô |
Ngày ban hành: | 13/09/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1671/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên |
Người ký: | Lê Thành Đô |
Ngày ban hành: | 13/09/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1671/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 13 tháng 9 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUY HOẠCH KIẾN TRÚC; GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP XÂY DỰNG; HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Tiếp theo Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Quy hoạch kiến trúc; Giám định tư pháp xây dựng; Hoạt động xây dựng thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Sở Xây dựng dự thảo văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ, Bộ Xây dựng thông qua.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc Sở Xây dựng thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH
ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Thủ tục Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời hạn giải quyết: Giảm thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Thực tế thực hiện giải quyết TTHC không phức tạp nên đề nghị giảm thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống còn 13 ngày làm việc.
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 43 Luật Xây dựng năm 2014.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Cắt giảm 13% thời gian giải quyết TTHC.
- Rút ngắn thời gian giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.
2. Thủ tục Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thành phần hồ sơ: Bỏ thành phần hồ sơ là Phiếu lý lịch tư pháp đối với TTHC Bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương.
- Lý do: theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Giám định tư pháp năm 2012 và điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giám định tư pháp: “ Đối với trường hợp người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì theo quy định không cần có phiếu lý lịch tư pháp ”. Còn đối với đối tượng hành nghề ngoài công lập thì sơ yếu lý lịch do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận, còn đối với đối tượng hành nghề tại các cơ sở công lập do thủ trưởng đơn vị công lập đó xác nhận, do vậy thành phần hồ sơ của TTHC không cần thiết phải có Phiếu lý lịch tư pháp.
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 8 Luật Giám định tư pháp năm 2012 và điểm b Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giám định tư pháp.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Đơn giản hóa thành phần hồ sơ, giảm chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong giải quyết TTHC.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng mới đối với công trình cấp III, cấp IV (Công trình không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án) và nhà ở riêng lẻ
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Thời hạn giải quyết: Giảm thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Lý do: Thực tế thực hiện giải quyết TTHC tại địa phương không phức tạp nên đề nghị giảm thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống còn 12 ngày làm việc.
b) Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 36 Điều 94 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Cắt giảm 20% thời gian giải quyết TTHC.
- Rút ngắn thời gian nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong giải quyết TTHC
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây