Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 20/08/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | Khongso |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 20/08/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
DỰ THẢO 01 |
|
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Bổ sung khoản 10 Điều 3 như sau:
“10. Triển khai thi công dự án đầu tư bao gồm các hoạt động: phát quang, chặt cây để dọn dẹp mặt bằng, san lấp mặt bằng, hoạt động triển khai thi công công trình xây dựng thuộc phạm vi của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng;”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 3 Điều 4 như sau:
“g) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Đối với vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều 17 thì số lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm tính theo đơn giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4 và khoản 6 Điều 46 là toàn bộ số tiền tương ứng với khối lượng các chất được kiểm soát sản xuất vượt hạn ngạch được cấp; nhập khẩu vượt hạn ngạch được phép nhập; chuyển nhượng hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu; sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép các chất được kiểm soát; chất được kiểm soát sau khi tái chế không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và được kinh doanh thương mại không tuân thủ quy định pháp luật... (x) với giá của một đơn vị khối lượng của chất được kiểm soát đó.
Trường hợp chất được kiểm soát, chất được kiểm soát bị cấm đã tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật thì buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp là số tiền bằng trị giá toàn bộ tang vật là chất được kiểm soát, chất cấm đã tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy. Số tiền buộc nộp lại bằng tổng khối lượng chất được kiểm soát, chất được kiểm soát bị cấm đã tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy nhân (x) với giá của một đơn vị khối lượng chất được kiểm soát, chất được kiểm soát bị cấm.”
3. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 5 như sau:
“3. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 2 Điều 40 Nghị định này thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ mức phạt tiền quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 26a Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện đăng ký môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường hoặc không đăng ký môi trường lại theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường hoặc không đăng ký môi trường lại theo quy định.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện nội dung đăng ký môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nộp đăng ký môi trường không đúng thời hạn theo quy định; không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký môi trường đủ các nội dung về loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh và phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở; không đăng ký môi trường hoặc không đăng ký môi trường lại theo quy định.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
“d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định, phê duyệt hoặc báo cáo được chỉnh sửa, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và quy định tại điểm đ, e, g khoản này;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 như sau:“g) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; không xây lắp hoặc xây lắp không đúng công trình xử lý chất thải, công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, kiểm soát ánh sáng, bức xạ nhiệt theo quy định, trừ trường hợp vi phạm quy định về giấy phép môi trường.”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
“d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định, phê duyệt hoặc báo cáo được chỉnh sửa, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và quy định tại điểm đ, e, g khoản này.”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 như sau:
“g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; không xây lắp hoặc xây lắp không đúng công trình xử lý chất thải, công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, kiểm soát ánh sáng, bức xạ nhiệt theo quy định, trừ trường hợp vi phạm quy định về giấy phép môi trường.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Vi phạm quy định về giấy phép môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30, 31, 35 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung giấy phép môi trường, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản này;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, d và đ khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác không đúng giấy phép môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo giấy phép môi trường.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30, 31, 35 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản này;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, d và đ khoản này;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;
e) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác không đúng giấy phép môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo giấy phép môi trường.
Trường hợp khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì áp dụng quy định tại điểm i khoản 4 điều 15.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thực hiện giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại các Điều 15, 29, 30, 31, 35 và 38 của Nghị định này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về chất thải trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định; thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản này;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm theo quy định; không thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định; không thực hiện nội dung của giấy phép môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp quy định tại điểm a, b, d và đ khoản này;
d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép môi trường;
e) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác không đúng giấy phép môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo giấy phép môi trường.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 02 tháng để khắc phục vi phạm đối với hành vi không xây lắp công trình công trình bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1, điểm e khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1, điểm e khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều này.
b) Truy thu số phí bảo vệ môi trường đối với lưu lượng nước thải do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại điểm đ khoản 1, điểm e khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều này (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm phát hiện hành vi có hoạt động xả thải, trường hợp không có kết quả phân tích mẫu chất thải tính theo giá trị thông số được quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị C, cột B).”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
“a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không có sổ nhật ký vận hành hoặc không ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định; không phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không có sổ nhật ký vận hành hoặc không ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định; không ghi chép đầy đủ về khối lượng chất thải nguy hại, phế liệu sử dụng của từng hệ thống, thiết bị xử lý, tái chế đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường; không phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để được kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm theo quy định.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên khoản 1 như sau:
“1. Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, triển khai thi công dự án đầu tư hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ hành vi quy định tại Điều 14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau:”.
b) Sửa đổi tên khoản 2 như sau:
“2. Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi triển khai thi công dự án đầu tư hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau:”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.”.
đ) Bổ sung khoản 2a, khoản 2b vào sau khoản 2 như sau:
“2a. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này như sau:
a) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với dự án, đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với dự án, đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường
2b. Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này mà tái phạm như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với dự án, đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với dự án, đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
e) Sửa đổi bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Đình chỉ hoạt động triển khai thi công dự án đầu tư mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 01 tháng đến 02 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 2a và khoản 2b Điều này”.
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này mà địa điểm đang thực hiện dự án đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được phê duyệt theo quy định.
b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng, lắp đặt trái quy định đối với trường hợp quá 12 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 2a và khoản 2b Điều này mà tổ chức, cá nhân vi phạm không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi bổ sung điểm c, khoản 4 như sau:
“c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định;”
đ) Bổ sung khoản 4a, khoản 4b vào sau khoản 2 như sau:
“4a. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với dự án, đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với dự án, đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với dự án, đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường
4b. Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này mà tái phạm như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của của Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
a) Sửa đổi khoản 5 như sau:
“5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4, khoản 4a và khoản 4b Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 02 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này;”.
b) Sửa đổi bổ sung điểm b khoản 6 như sau:
“b) Truy thu số phí bảo vệ môi trường đối với lưu lượng nước thải do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều này (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm phát hiện hành vi có hoạt động xả thải, trường hợp không có kết quả phân tích mẫu chất thải tính theo giá trị thông số được quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị C, cột B).”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định; không bố trí công tơ điện độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung; không bố trí hố ga lắng cặn, tách váng dầu của nước mưa trước khi xả vào môi trường tiếp nhận; không ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 3 như sau:
“g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định; không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, thoát và xử lý nước thải của cụm công nghiệp đang hoạt động theo quy định; không vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp theo quy định;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân; không bố trí diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định; không bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định; không ghi chép nhật ký vận hành của hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định; không lưu giữ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;”.
d) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau:
“c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vượt từ 1,1 lần trở lên so với tiêu chuẩn nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung quy định tại giấy phép môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.”.
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 7 như sau:
“b) Truy thu số phí bảo vệ môi trường đối với lưu lượng nước thải do thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định quy định tại điểm h khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm phát hiện hành vi có hoạt động xả thải, trường hợp không có kết quả phân tích mẫu chất thải tính theo giá trị thông số được quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị C, cột B)”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, bụi, khí thải công nghiệp bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị quan trắc tự động, liên tục không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải, bụi, khí thải công nghiệp theo quy định; không vận hành, vận hành không đúng, không đầy đủ quy trình theo yêu cầu về quản lý, vận hành hệ thống (gồm có: cài đặt khoảng đo của hệ thống; đảm bảo chất lượng của hệ thống; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị của hệ thống; thực hiện trách nhiệmquan trắc định kỳ khi hệ thống ngừng hoạt động; kiểm soát chất lượng của hệ thống trước khi đưa vào vận hành chính thức và định kỳ hằng năm) đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục; không lắp đặt camera theo dõi hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải, bụi, khí thải công nghiệp theo quy định; không lắp đặt thiết bị lấy mẫu tự động đối với nước thải tại hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải; không lưu giữ số liệu quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp theo quy định hoặc không kết nối, truyền số liệu quan trắc về cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, bụi, khí thải công nghiệp không đúng thời hạn theo quy định;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt thiếu một trong các thông số quan trắc tự động, liên tục của hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu quan trắc tự động, liên tục; can thiệp, làm thay đổi kết quả quan trắc tự động, liên tục trước khi truyền dữ liệu về cơ quan tiếp nhận theo quy định;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc không có hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc không khắc phục sự cố hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Đối với hành vi không kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục theo quy định thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường.
2. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ trong trường hợp phải thực hiện theo quy định.
3. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác trong trường hợp phải thực hiện theo quy định.
4. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác trong trường hợp phải thực hiện theo quy định.
5. Hành vi vi phạm về thực hiện quan trắc tự động, liên tục chất lượng nước, chất lượng không khí xung quanh và sử dụng kết quả quan trắc tự động để cung cấp, công bố thông tin cho cộng đồng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường trước khi công bố thông tin cho cộng đồng;
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các thiết bị quan trắc tự động, liên tục không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, không đảm bảo về vị trí lắp đặt, nhân lực quản lý vận hành đối với trạm quan trắc chất lượng nước, chất lượng không khí xung quanh theo quy định để quan trắc và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ yêu cầu về quản lý, vận hành trạm quan trắc chất lượng nước, chất lượng không khí xung quanh tự động, liên tục theo quy định và sử dụng kết quả quan trắc tự động để cung cấp, công bố thông tin cho cộng đồng;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi duy trì việc công bố thông tin về chất lượng môi trường từ các kết quả quan trắc tự động, liên tục mà thực tế không có thiết bị quan trắc hoặc thiết bị không hoạt động tại điểm quan trắc.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu nước thải, bụi, khí thải, lỗ lấy mẫu khí thải theo quy định;
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi phối hợp với đơn vị không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo phạm vi được cấp giấy chứng nhận để thực hiện quan trắc, giám sát môi trường.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 18 như sau:
“8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 02 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 19 như sau:
“12. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 02 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 4, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 5, các điểm e, g, h, i và k khoản 6, các điểm h, i và k khoản 7, các điểm g, h, i và k khoản 8 và các điểm e, g, h, i và k khoản 9 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm u, ư, v, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5, và khoản 10 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm u, ư, v, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5 và khoản 10 Điều này.”
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 20 như sau:
“7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 02 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 2, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q khoản 4 và các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm t, u, ư và v khoản 2, các điểm s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 4 và các điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm t, u, ư và v khoản 2, các điểm s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 4 và các điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 Điều này.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 21 như sau:
“8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 02 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 2, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q khoản 3, các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 4 và các điểm đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm s, t, u, ư và v khoản 2, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 4, các điểm p, q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản này từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm s, t, u, ư và v khoản 2, các điểm r, s, t, u, ư và v khoản 3, các điểm q, r, s, t, u, ư và v khoản 4, các điểm p, q, r, s, t, u, ư và v khoản 5 và khoản 6 Điều này.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 25 như sau:
“3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
1. Hành vi vi phạm về phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý theo quy định;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý khi không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao hoặc đợt chuyển giao đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển đối với nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý với chủ nguồn thải theo quy định;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý không có thiết bị định vị theo quy định; hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý không theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải chăn nuôi ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại không đáp ứng quy định.
3. Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; không lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; không có số theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có phương tiện, thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với các hành vi xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không phù hợp với công suất, hệ thống, thiết bị xử lý chất thải đã đầu tư xây dựng, lắp đặt theo quy định; kho hoặc khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trong nhà hoặc ngoài trời không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý theo quy định.
4. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất, xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;
k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;
l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận hoặc đốt chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg trở lên.
5. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc chất thải rắn thông thường có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp chất thải rắn thông thường có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, điểm l, m, n khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này
c) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm e, g, h, i, k, l, m, n khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.
19. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau:
“Điều 26a. Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của chính quyền địa phương; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của chính quyền địa phương.
2. Hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng từ 300 kg/ngày trở lên, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì theo quy định của chính quyền địa phương; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, cơ sở xử lý chất thải theo quy định; vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đúng tuyến đường, thời gian theo quy định của của chính quyền địa phương; không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến đường thu gom chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trên địa bàn về thời gian đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để giám sát theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường về hiện trạng của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định; không cung cấp thông tin, dữ liệu vận chuyển cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, phát tán bụi, mùi, rò rỉ nước thải hoặc vệ sinh thiết bị gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển; không vệ sinh, phun xịt rửa mùi phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước khi ra khỏi trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí các thiết bị, phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển theo quy định; không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt không bố trí thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định, không thực hiện vệ sinh khử mùi, không có đèn chiếu sáng theo quy định;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không tiến hành cải tạo cảnh quan, không có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; không tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định.
4. Hành vi vi phạm của chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, chung cư, tòa nhà văn phòng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;
b) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định; không bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư theo quy định.
5. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;
k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;
l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận hoặc đốt chất thải rắn sinh hoạt từ 100.000 kg trở lên.
6. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc chất thải rắn sinh hoạt có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp chất thải rắn sinh hoạt có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
8. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với tổng khối lượng dưới 300 kg/ngày và lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân thì việc xử lý hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm l, m, n khoản 5, khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm e, g, h, i, k, l, m, n khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này gây ra.”.
20. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 28 như sau:
e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất và sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có hàm lượng vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật; nhập khẩu, sản xuất và sử dụng các chất POP mà không thực hiện thủ tục đăng ký miễn trừ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b, c khoản 2 như sau:
“b) Không cung cấp tài khoản theo dõi thiết bị định vị vệ tinh của phương tiện vận chuyển cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý theo quy định;
c) Không ký hợp đồng với chủ nguồn thải chất thải nguy hại trước khi thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài địa bàn quy định trong giấy phép môi trường thành phần, giấy phép môi trường;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại vượt quá khối lượng được phép thu gom, xử lý tương ứng của hệ thống, thiết bị xử lý được quy định trong giấy phép môi trường;”.
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;
d) Không công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác cần phải công khai, cung cấp thông tin theo quy định.”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Không lập sổ nhật ký vận hành hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại; không lập sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải nguy hại theo quy định;”.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
“d) Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng được phép xử lý tương ứng của hệ thống, thiết bị xử lý được quy định trong giấy phép môi trường;”.
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:
“Điều 32. Vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định thời hạn đăng ký kế hoạch tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế quá thời hạn quy định đến 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày;
c) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế quá thời hạn quy định từ 91 ngày đến 274 ngày;
d) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kế hoạch tái chế hoặc không gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế hoặc không báo cáo kết quả tái chế hoặc đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế nhưng quá thời hạn quy định từ 275 ngày trở lên.
3. Hành vi kê khai không đầy đủ, sai nội dung đăng ký kế hoạch tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đầy đủ, sai nội dung đăng ký kế hoạch tái chế, kê khai nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế theo quy định nhưng không làm giảm trách nhiệm tái chế hoặc không làm tăng kết quả khối lượng tái chế;
b) Phạt 100% số tiền tương ứng với phần khối lượng đăng ký, kê khai, báo cáo sai nhân với định mức chi phí tái chế của năm thực hiện trách nhiệm đối với hành vi đăng ký kế hoạch tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế sai làm giảm trách nhiệm tái chế hoặc báo cáo kết quả tái chế sai làm tăng kết quả khối lượng tái chế.
4. Hành vi vi phạm quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế bắt buộc bị xử phạt như sau:
Phạt 100% số tiền tương ứng với phần khối lượng
còn lại phải tái chế nhân với định mức chi phí tái chế của năm đưa sản
phẩm, bao bì ra thị trường đối với trường hợp kết quả khối lượng tái chế đạt
quy cách tái chế bắt buộc thấp hơn trách nhiệm tái chế.
5. Hành vi chậm nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, bị xử phạt với mức tiền chậm nộp như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,05%/ngày tính trên số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp theo quy định đến ngày liền kề trước ngày số tiền chậm nộp được chuyển vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với:
a) Đơn vị tái chế ký hợp đồng thực hiện trách nhiệm tái chế với nhà sản xuất, nhập khẩu mà không có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần theo quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu về quy cách tái chế bắt buộc;
b) Tổ chức trung gian ký hợp đồng ủy quyền tổ chức tái chế cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu mà không đáp ứng yêu cầu theo quy định.
7. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng kết quả khối lượng tái chế phế liệu nhập khẩu, bao bì là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, sản phẩm lỗi bị thải loại trong sản xuất để tính vào kết quả khối lượng tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc để đề nghị được hỗ trợ tái chế;
b) Sử dụng kết quả tái chế phế liệu khác với loại sản phẩm, bao bì nhà sản xuất, nhập khẩu phải chịu trách nhiệm (trừ bao bì nhựa mềm) để tính vào kết quả khối lượng tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc khác với loại sản phẩm, bao bì đăng ký đề nghị hỗ trợ để đề nghị được hỗ trợ tái chế;
c) Sử dụng một kết quả khối lượng tái chế để xác định tỷ lệ tái chế cho nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu;
d) Sử dụng kết quả khối lượng tái chế đã xác định tỷ lệ tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu để đề nghị được hỗ trợ tái chế hoặc đã được nhận hỗ trợ tái chế để xác định tỷ lệ tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế theo quy định đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp đủ số tiền tương ứng với phần khối lượng còn lại phải tái chế nhân với định mức chi phí tái chế của năm đưa sản phẩm, bao bì ra thị trường đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.”
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:
“Điều 33. Vi phạm quy định thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định thời hạn kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định đến 30 ngày;
b) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày;
c) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với hành vi gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải quá thời hạn quy định từ 91 ngày đến 274 ngày;
d) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi không gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải hoặc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải nhưng quá thời hạn quy định từ 275 ngày trở lên.
3. Hành vi kê khai không đầy đủ, sai nội dung, thông tin bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đầy đủ, sai nội dung bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải nhưng không làm giảm số tiền phải nộp;
b) Phạt 100% số tiền tương ứng với phần tiền kê khai sai đối với hành vi kê khai thông tin sai làm giảm số tiền phải nộp.
4. Hành vi chậm nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải, bị xử phạt với mức tiền chậm nộp như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,05%/ngày tính trên số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp theo quy định đến ngày liền kề trước ngày số tiền chậm nộp được chuyển vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.”
25. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 35 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:
“c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; không phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp theo quy định”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác không đúng với giấy phép môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao dưới 500 tấn phế liệu sắt, thép, gang, kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao dưới 100 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao dưới 50 tấn phế liệu nhựa, thủy tinh hoặc phế liệu khác nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phế liệu sắt, thép, gang, kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ 100 tấn đến 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ trên 50 tấn đến 100 tấn phế liệu nhựa, thủy tinh hoặc phế liệu khác nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao trên 1.000 tấn phế liệu sắt, thép, gang, kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao trên 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao trên 100 tấn phế liệu nhựa, thủy tinh hoặc phế liệu khác nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác.”.
26. Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường chậm nộp đối với hành vi chậm nộp ký quỹ trong kỳ phải nộp theo quy định không quá 1.000.000.000 đồng.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“2. Phạt tiền từ 2 đến 3 lần số tiền phải ký quỹ đối với hành vi không thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định, trừ thuộc trường hợp chậm nộp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.”.
27. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:
“Điều 45. Vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
b) Nộp báo cáo hay gửi thông tin đăng ký, thông tin thực hiện của chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon cho cơ quan quản lý nhà nước không đúng theo thời gian quy định.
c) Đăng ký thông tin về số lượng tín chỉ các-bon được cấp, đã nhận, đã phân chia cho cơ quan quản lý nhà nước không đúng theo thời gian quy định.
d) Báo cáo việc bán hoặc chuyển tín chỉ các-bon ra nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước không đúng theo thời gian quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở.
b) Không lập báo cáo hay gửi thông tin đăng ký, thông tin thực hiện của chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
c) Không đăng ký thông tin về số lượng tín chỉ các-bon được cấp, đã nhận, đã phân chia cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
d) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo về bán hoặc chuyển tín chỉ các-bon ra nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở theo quy định.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở không đúng lĩnh vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
b) Thực hiện thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở nhưng không có kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu theo quy định;
c) Không báo cáo việc bán hoặc chuyển tín chỉ các-bon ra nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
5. Hành vi phát thải khí nhà kính vượt quá hạn ngạch nộp trả của tổ chức bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần đối với hành vi phát thải vượt hạn ngạch nộp trả dưới 1.000 tấn CO2 tương đương;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi phát thải vượt hạn ngạch nộp trả từ 1.000 tấn CO2 tương đương đến dưới 3.000 tấn CO2 tương đương;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi phát thải vượt hạn ngạch nộp trả từ 3.000 tấn CO2 tương đương đến dưới 5.000 tấn CO2 tương đương;
d) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đối với hành vi phát thải vượt hạn ngạch nộp trả từ 5.000 tấn CO2 tương đương trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo đối với các hành vi quy định tại điểm a, c, d khoản 2 Điều này.
b) Buộc lập báo cáo cho (các) lần nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có đối với các hành vi quy định tại các điểm b, c khoản 2, điểm khoản 3, khoản 4 Điều này.
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
d) Buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính đối với hành vi vi phạm tại điểm a, b khoản 4 Điều này”.
28. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
“Điều 46. Vi phạm các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát ban hành theo Danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Không xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát (sau đây gọi là các chất được kiểm soát) theo quy định;
c) Không nộp báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát theo thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát định kỳ theo quy định;
b) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kỹ thuật viên thực hiện thu gom các chất được kiểm soát không có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận phù hợp theo quy định;
b) Không sử dụng thiết bị phù hợp theo quy định cho hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát;
c) Không có quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn các chất được kiểm soát theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất các chất được kiểm soát vượt hạn ngạch được cấp theo quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
b) Nhập khẩu các chất được kiểm soát vượt hạn ngạch được cấp theo quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
c) Chuyển nhượng hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
d) Sử dụng trái phép thông báo phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
đ) Không thực hiện thu gom các chất được kiểm soát có chứa trong thiết bị khi không còn sử dụng;
e) Không thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất được kiểm soát theo quy định;
g) Không chuyển giao chất được kiểm soát cho đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý theo quy định.
5. Hành vi thải ra môi trường các chất được kiểm soát không phát sinh cùng các loại chất thải nguy hại khác của tổ chức bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường dưới 3 kg chất được kiểm soát;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 3 kg đến dưới 5 kg chất được kiểm soát;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 5 kg đến dưới 10 kg chất được kiểm soát;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 10 kg đến dưới 50 kg chất được kiểm soát;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 50 kg đến dưới 100 kg chất được kiểm soát;
e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 100 kg đến dưới 200 kg chất được kiểm soát;
g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 200 kg trở lên chất được kiểm soát.
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
a) Sản xuất các chất được kiểm soát bị cấm;
b) Nhập khẩu, xuất khẩu các chất được kiểm soát bị cấm;
c) Sản xuất trái phép các được kiểm soát;
d) Nhập khẩu, xuất khẩu trái phép các chất được kiểm soát;
đ) Tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm, trừ trường hợp chất được tái chế đáp ứng yêu cầu kỹ thuật;
e) Thực hiện tái sử dụng, tái chế các chất được kiểm soát không đáp ứng yêu cầu theo quy định;
g) Kinh doanh thương mại chất được kiểm soát sau khi tái chế không tuân thủ quy định pháp luật.
7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện xử lý các chất được kiểm soát không có giấy phép môi trường phù hợp.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các vi phạm quy định tại điểm e, điểm g khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chuyển giao các chất cần xử lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát sinh đối với vi phạm quy định tại điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy các được kiểm soát bị cấm và chịu mọi chi phí phát sinh đối với vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 6 Điều này;
d) Buộc xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này; thực hiện các biện pháp cần thiết đối với vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này;
đ) Buộc lập, chỉnh sửa báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
29. Sửa đổi khoản 4 Điều 57 như sau:
“4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:”
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 58 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có quyền:”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có quyền:”
31. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 68 như sau:
“c) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 9; Điều 10 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 11 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; Điều 12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 12 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 14 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm a, c, đ khoản 1, điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, h, i khoản 4, điểm d, e khoản 5, khoản 6 Điều 15; khoản 2, 3, 4 Điều 16 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; các khoản 2, 3, 4, 6 Điều 25; điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, khoản 8, 9, 10 Điều 26; Điều 26a; Điều 27; các khoản 5, 6, 7 Điều 29; điểm a khoản 2, điểm a, d khoản 3, điểm a, c khoản 4, khoản 5, 6, 7 Điều 30; điểm a khoản 4, khoản 6, 7 Điều 31; khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 34; các khoản 3, 4, 5 Điều 36; điểm b khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6, điểm b khoản 7 và điểm c khoản 8, khoản 11 Điều 39; khoản 2 Điều 40; khoản 4, 5 Điều 41; các khoản 5, 6, điểm b, d, đ khoản 7 Điều 46; các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 47; Điều 49; Điều 51 và Điều 55 của Nghị định này;”
32. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:
“Điều 69. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thực hiện quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn được thực hiện theo quy định tại Điều 80 Luật Xử lý vi phạm hành chính và thực hiện niêm phong theo quy định như sau:
a) Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp với đại diện: Sở Tài nguyên và Môi trường; cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt; cơ quan, đơn vị của người lập Biên bản vi phạm hành chính làm việc tại thời điểm lập; Công an nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đại diện: cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt; cơ quan, đơn vị của người lập Biên bản vi phạm hành chính làm việc tại thời điểm lập; Công an nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đại diện: Sở Tài nguyên và Môi trường; cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt; cơ quan, đơn vị của người lập Biên bản vi phạm hành chính làm việc tại thời điểm lập; Công an nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và nằm trên địa bàn 01 huyện.
2. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm được quy định như sau:
a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm.
b) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan, đơn vị nơi người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường để kiểm tra, giám sát.”
33. Sửa đổi, bổ sung Điều 70 như sau:
“Điều 70. Kiểm tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Kiểm tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm được thực hiện như sau:
a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường cho cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường và cơ quan chủ trì thực hiện niêm phong theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định này.
Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường bao gồm các nội dung: thông tin chung về cá nhân, tổ chức (tên cá nhân, tổ chức, địa chỉ, địa điểm hoạt động, tài khoản, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kết luận kiểm tra, thanh tra); kết quả khắc phục hậu quả vi phạm hành chính (kết quả khắc phục vi phạm về nước thải, kết quả khắc phục vi phạm về bụi, khí thải, kết quả khắc phục vi phạm về tiếng ồn, kết quả khắc phục vi phạm về độ rung, kết quả khắc phục vi phạm về quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, kết quả khắc phục các vi phạm khác về bảo vệ môi trường).
b) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã thực hiện xong việc khắc phục hậu quả vi phạm, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt ban hành Thông báo xác nhận việc cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, đồng thời thông báo cho cơ quan chủ trì thực hiện niêm phong theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức vi phạm được hoạt động trở lại.
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt ban hành Thông báo yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục, cá nhân, tổ chức vi phạm đề nghị cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục hậu quả vi phạm, cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt ban hành văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường tiến hành kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường tiến hành kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm.
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường ban hành thông báo kết quả kiểm tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường và gửi cho cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt.
d) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường, cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt ban hành Thông báo xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, đồng thời thông báo cho cơ quan chủ trì thực hiện niêm phong theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức vi phạm được hoạt động trở lại.
đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường, cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt ban hành Thông báo yêu cầu cá nhân, đối tượng vi phạm tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục, cá nhân, đối tượng vi phạm đề nghị cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
3. Đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi không có đăng ký môi trường, không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có giấy phép môi trường, việc xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính của cơ quan, đơn vị của người đã xử phạt làm việc tại thời điểm xử phạt được thực hiện trên cơ sở báo cáo kết quả chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức và kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về đăng ký môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
34. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 71 như sau:
“b) Công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; Cục Biến đổi khí hậu; Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học; Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Bảo vệ môi trường và Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;”
35. Sửa đổi, bổ sung Điều 76 như sau:
a) Sửa đổi bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Giấy phép môi trường thành phần được cấp theo quy định của pháp luật là văn bản tương đương với giấy phép môi trường khi xem xét, xác định hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này.”.
b) Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 như sau:
“4a. Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt, xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là văn bản tương đương khi xem xét, xác định hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này:
a) Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
b) Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp đề án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.”
1. Thay thế đơn vị tính m3/giờ thành Nm3/giờ tại Điều 20, Điều 21
2. Bãi bỏ một số quy định như sau:
Bãi bỏ các quy định tại: điểm e khoản 1, điểm e khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 10; điểm b, d khoản 1, điểm b, d khoản 2, điểm b, d khoản 3 Điều 11; điểm c khoản 2 Điều 26; khoản 4 Điều 29; điểm a khoản 2 Điều 30; điểm b, c, e khoản 1, Điều 31; khoản 5 Điều 32; khoản 4 Điều 33; khoản 5 Điều 45.
3. Sửa đổi, bổ sung danh mục các thông số môi trường nguy hại trong chất thải.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2024.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét xử lý mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG CHẤT THẢI
(Kèm theo Nghị định số /
/NĐ-CP ngày tháng
năm của Chính phủ)
I. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG NƯỚC, NƯỚC THẢI
STT |
Thành phần nguy hại |
Công thức hoá học |
1 |
Chì (Lead) |
Pb |
2 |
Thủy ngân (Mercury) |
Hg |
3 |
Crom VI (Chromium VI) |
Cr |
4 |
Dioxin |
|
II. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG KHÍ, KHÍ THẢI
STT |
Thông số môi trường nguy hại |
Công thức hoá học |
1 |
Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) |
Hg |
2 |
Tổng Dioxin/Furan |
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây