618904

Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2024 triển khai Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

618904
LawNet .vn

Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2024 triển khai Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030

Số hiệu: 242/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 11/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 242/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 11/07/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 242/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 11 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030.

Sau khi xem xét nội dung kiến nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1705/TTr-SNN ngày 17 tháng 4 năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mở rộng vùng trồng để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất thức ăn trên địa bàn và phát triển vùng trồng nguyên liệu phục vụ cho phát triển chăn nuôi hữu cơ, theo hướng hữu cơ và phát triển chăn nuôi đại gia súc.

2. Sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Phát triển vùng nguyên liệu; áp dụng các giải pháp khoa học để sản xuất các loại cây trồng có năng suất cao, chất lượng để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

a) Sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng để sản xuất, áp dụng các giải pháp khoa học nhằm tăng năng suất.

b) Mở rộng và phát triển các vùng trồng để cung cấp sản phẩm làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là phát triển vùng trồng bắp sinh khối, cỏ các loại,... làm thức ăn cho gia súc lớn. Phát triển các vùng trồng tại các địa phương có nhiều quỹ đất nông nghiệp như huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú,...

c) Khuyến khích phát triển vùng trồng nguyên liệu hữu cơ phục vụ cho phát triển chăn nuôi hữu cơ, theo hướng hữu cơ để triển khai có hiệu quả Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2023.

2. Thu gom, tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

a) Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học xây dựng các khẩu phần thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm,... làm thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp, nâng cao giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế.

3. Phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

a) Xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư, nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

b) Kêu gọi các tổ chức, các nhân đầu tư các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng các nguồn nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp phục vụ phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng trong sản xuất.

4. Phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, dự án ưu tiên (Phụ lục đính kèm):

a) Đánh giá trình độ công nghệ và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp;

b) Phát triển công nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung;

c) Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi;

d) Phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch huy động từ các nguồn:

1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo phân cấp quản lý nhà nước hiện hành, đảm bảo đúng quy định.

2. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án, dự án.

3. Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổ chức tuyên truyền đến các đối tượng liên quan được biết để phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này.

c) Thường xuyên, theo dõi, đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch theo định kỳ hàng năm, giai đoạn; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện.

2. Sở Tài chính

Tùy theo tình hình ngân sách hàng năm, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí tổ chức Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thẩm định, trình duyệt chủ trương đầu tư các dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện cơ chế, chính sách của Trung ương về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cập nhật danh mục dự án kêu gọi đầu tư đối với các dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

4. Sở Công Thương

a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương triển khai các chương trình, đề án xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ nguyên liệu, sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan thực hiện tốt thông tin, dự báo thị trường tiêu thụ. Triển khai các giải pháp kết nối mở rộng thị trường và kênh phân phối cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh, đặc biệt đối với sản phẩm chủ lực là heo, gà và sản phẩm chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hiệu quả các đề xuất/đặt hàng đề tài, dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi.

b) Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi theo quy định.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể; Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai

Tích cực phối hợp với ngành chức năng và địa phương tổ chức tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung kế hoạch đến các đối tượng liên quan để phối hợp thực hiện có hiệu quả.

b) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

c) Xây dựng các vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phục vụ phát triển chăn nuôi hữu cơ theo Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030.

8. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi

a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sử dụng.

b) Tận dụng nguyên liệu, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương để phối trộn thức ăn phục vụ sản xuất nhằm giảm chi phí giá thành sản xuất; sử dụng các loại thức ăn thảo dược, chế phẩm sinh học trong khẩu phần ăn của vật nuôi, giúp nâng cao sức đề kháng, giảm dịch bệnh.

c) Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để thực hiện Kế hoạch, huy động nguồn vốn để tham gia các dự án ưu tiên thực hiện Kế hoạch.

d) Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch đến các cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 theo định kỳ hàng năm.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, đề nghị các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất) để xem xét, giải quyết./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác