Nghị quyết 73/2024/NQ-HĐND quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Nghị quyết 73/2024/NQ-HĐND quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 73/2024/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Trần Hải Châu |
Ngày ban hành: | 11/07/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 73/2024/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Trần Hải Châu |
Ngày ban hành: | 11/07/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2024/NQ-HĐND |
Quảng Bình, ngày 11 tháng 7 năm 2024 |
QUY ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVIII KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
Xét Tờ trình số 1211/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định các biện pháp đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
b) Công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại các địa phương, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức có sử dụng lao động.
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Điều 2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
a) Quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm.
b) Cán bộ, công chức, viên chức chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
a) Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật hằng năm có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở bằng nhiều hình thức phù hợp như: tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các cuộc họp của cơ quan, cuộc họp của thôn, tổ dân phố; các lớp bồi dưỡng, tập huấn... đảm bảo thực chất, hiệu quả tạo sức lan toả trong nhân dân.
c) Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nghiên cứu đặc điểm, tình hình địa bàn, đối tượng cần được tuyên truyền pháp luật để có nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp.
3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
a) Tổ chức thực hiện nghiêm Luật Tiếp công dân, quan tâm giải quyết kịp thời đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định pháp luật; tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị với người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị, tổ chức; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện; đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân kiến nghị, phản ánh trong phạm vi lãnh đạo, quản lý. Lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức và người đứng đầu.
c) Triển khai rà soát, đánh giá, kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy ước, hương ước về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
d) Nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ở địa phương.
đ) Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
a) Làm tốt công tác phát hiện và kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhất là người lao động trực tiếp, người có uy tín ảnh hưởng trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.
b) Phát huy dân chủ phải đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, chống vi phạm pháp luật; công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu Nhân dân; kịp thời phát hiện, phê bình và xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
5. Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.
a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, điều hành hoạt động của các cơ quan hành chính, mở rộng việc áp dụng các tiện ích hỗ trợ người dân trong thực hiện dịch vụ công; đưa vào sử dụng hiệu quả các ứng dụng thông minh nhằm nâng cao chất lượng đời sống và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
b) Bố trí trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, có kết nối mạng internet để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức, đặc biệt là trong tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở.
c) Nghiên cứu xây dựng và sử dụng ứng dụng biểu quyết trực tuyến trên trang thông tin điện tử để các thôn, tổ dân phố lựa chọn, tổ chức biểu quyết trực tuyến đối với các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình Khóa XVIII, Kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 7 năm 2024./.
|
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây