Kế hoạch 4076/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 31-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Kế hoạch 4076/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 31-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 4076/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Võ Ngọc Hiệp |
Ngày ban hành: | 22/05/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4076/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Võ Ngọc Hiệp |
Ngày ban hành: | 22/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4076/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 22 tháng 5 năm 2024 |
Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 31/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 31-CT/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích:
a) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 theo Chỉ thị số 31-CT/TU.
b) Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Phát hiện, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng theo quy định; từng bước hạn chế, đẩy lùi tham nhũng; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần giữ vững ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
a) Bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cụ thể hoá, có giải pháp cụ thể, đồng bộ, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện; gắn công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
b) Người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị phải xem công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài; từ đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm theo đúng quy định; đồng thời, tổ chức thi hành dứt điểm các sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, tạo chuyển biến mới trong công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
c) Tăng cường sự lãnh đạo, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị đối với công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đầy đủ, đồng bộ các nội dung theo Chỉ thị số 31-CT/TU phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, địa phương, đơn vị; trong đó, tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Nắm chắc, phân tích, dự báo sát tình hình để chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề nổi cộm về an ninh trật tự; trong đó, đặc biệt quan tâm phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, giải quyết các đối tượng chống đối chính trị liên kết trong - ngoài tỉnh, trong - ngoài nước hình thành các hội, nhóm, tổ chức chính trị đối lập chống phá, xuyên tạc đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước; dấu hiệu móc nối, lôi kéo, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, ly khai tự trị; các tà đạo hình thành mới, các hoạt động núp bóng tài trợ, thiện nguyện để dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động tôn giáo trái phép; các vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất có nguồn gốc từ nông lâm trường, đất quốc phòng và doanh nghiệp nhà nước hoặc các trường hợp đòi lại đất cũ liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.
b) Kết hợp chặt chẽ giữa “phòng” và “chống” tội phạm, lấy phòng ngừa là chính, không để tội phạm lộng hành gây bức xúc cho Nhân dân, tinh thần phòng ngừa tội phạm phải đi trước, xử lý tội phạm phải quyết liệt, không khoan nhượng; trong đó:
- Đối với “phòng” tội phạm: Cần chủ động phân tích, đánh giá nguyên nhân, điều kiện phát sinh để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả. Coi trọng sử dụng biện pháp hành chính: đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định; quản lý chặt chẽ các đối tượng tù tha, đối tượng đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, đối tượng thi hành án hình sự về; làm tốt công tác quản lý, xử lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy; cảnh báo, nhắc nhở, kiên quyết ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
- Đối với “chống” tội phạm: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, vi phạm pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã; nâng cao tỷ lệ điều tra, phá án các loại tội phạm về trật tự xã hội, ma túy, kinh tế, môi trường; tập trung giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ án tham nhũng, chức vụ. Chủ động nhận diện, đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao nhất là tội phạm đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm hoạt động theo “băng nhóm”, “tín dụng đen”, hoạt động cho vay lãi nặng trên không gian mạng.
c) Trong công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:
- Người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm quy định về tiếp và đối thoại với công dân. Tập trung giải quyết theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với các đơn thư mới phát sinh, không để quá hạn, không trình xin ý kiến cấp trên khi chưa xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định. Sau khi chuyển đơn thư đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải theo dõi, đôn đốc việc xử lý, đề nghị phản hồi kết quả giải quyết.
- Trong giải quyết khiếu nại, trường hợp các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền mà bị Tòa án nhân dân các cấp tuyên hủy thì phải kịp thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá nội dung bản án để thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị (nếu có căn cứ cho rằng bản án tuyên không đúng pháp luật) không để quá thời hạn, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước.
d) Nâng cao chất lượng phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra, xử lý tội phạm:
- Các vi phạm có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra phải được chuyển đến cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền; các tin báo, tố giác về tội phạm phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời đúng quy trình, thủ tục và thời hạn.
- Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong việc tra cứu tiền án, tiền sự và vi phạm đã xử phạt hành chính của các đối tượng vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết nguồn tin báo, tố giác tội phạm để xem xét tình tiết định tội theo đúng quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp hiệu quả với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh trong việc tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệp vụ tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố để thống nhất chung nhận thức trong việc xử lý tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.
đ) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác giám định tư pháp, định giá tài sản; đo vẽ hiện trạng sử dụng đất, lồng ghép bản đồ, thẩm định và xác nhận các bản vẽ đo đạc trong các vụ án tranh chấp đất đai; tham gia tranh tụng tại các phiên tòa hành chính và thi hành án hành chính. Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân không hợp tác, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
2. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ. Cơ quan, đơn vị nào thiếu trách nhiệm, để xảy ra tham nhũng, tiêu cực thì người đứng đầu phải bị xem xét xử lý trách nhiệm theo đúng quy định; nghiêm cấm việc bao che, ngăn chặn việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.
b) Căn cứ Kế hoạch số 1680/KH-UBND ngày 05/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, người đứng đầu sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; các doanh nghiệp nhà nước có vốn Nhà nước thuộc tỉnh phải xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện, tập trung vào các nội dung còn hạn chế cần khắc phục; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban chuyên môn trong quá trình triển khai thực hiện.
c) Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền; tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Chú trọng về nội dung và đa dạng về hình thức tuyên truyền đảm bảo thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị. Tránh tình trạng có xây dựng kế hoạch nhưng không triển khai thực hiện hoặc có triển khai nhưng “qua loa”, “đại khái”, không thiết thực, hiệu quả, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TU ngày 20/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII để triển khai hiệu quả tại cơ quan, đơn vị.
d) Nghiên cứu kỹ và phổ biến các quy định về kê khai tài sản, thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn để tránh trường hợp kê khai không đúng, không đầy đủ. Tăng cường hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước để ngăn chặn sự cấu kết giữa cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thoái hoá, biến chất với đối tượng hoạt động ở khu vực bên ngoài nhà nước; gắn công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
đ) Hằng năm, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung vào một số lĩnh vực: công tác cán bộ, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đầu tư công, quy hoạch, đất đai, tài nguyên, khoáng sản; kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn;...; đồng thời, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đối với các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật.
e) Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị: Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; Quy định số 41 - QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; Kết luận 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và Quy định số 23-QĐ/TU ngày 10/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật...
g) Thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được thể chế hóa tại Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.
h) Tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại Thông báo Kết luận số 672-TB/TU ngày 29/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành và Kiểm toán Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Kịp thời xây dựng kế hoạch và có giải pháp cụ thể để chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế theo đúng quy định.
i) Phát huy tốt hiệu quả vai trò của cơ quan báo chí, truyền thông; tăng cường phối hợp, chủ động công khai, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
1. Căn cứ kế hoạch này, các sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh:
a) Xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (gửi về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, theo dõi trước ngày 15/6/2024); đồng thời, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để tổ chức thực hiện.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra để kịp thời chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà người dân, doanh nghiệp. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
c) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm Kế hoạch số 1680/KH-UBND ngày 05/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
2. Các cơ quan trong khối Nội chính tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng tăng cường các tin, bài, chuyên mục để tuyên truyền, phản ánh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
4. Giao Sở Nội vụ theo dõi, đề xuất khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để nêu gương và nhân rộng gương điển hình; đồng thời, tham mưu xem xét, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
5. Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện sơ kết, tổng kết theo chỉ đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây