Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2024 về phát triển cây dược liệu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024-2025
Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2024 về phát triển cây dược liệu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024-2025
Số hiệu: | 170/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Mạnh Quyền |
Ngày ban hành: | 04/06/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 170/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Quyền |
Ngày ban hành: | 04/06/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 170/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2024 |
PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024 - 2025
Luật Dược năm 2016;
Luật Trồng trọt năm 2018;
Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu;
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 255/QĐ - TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 376/QĐ-TTg, ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09/10/2023 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;
Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và giá trị kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030;
Thông tư 19/2019/TT-BYT ngày 30/7/2019 của Bộ Y tế quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên;
Chương trình số 04 - CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025;
Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội.
- Phát triển và nuôi trồng các giống dược liệu có giá trị y tế và giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất tập trung trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Từng bước mở rộng diện tích gieo trồng dược liệu theo định hướng sản xuất chuyên canh tập trung. Đẩy mạnh sản xuất dược liệu chuyên canh tập trung gắn với chuỗi liên kết, xây dựng, duy trì, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu. Phát triển nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao, dược liệu hữu cơ, hỗ trợ ứng dụng chuyển đổi số...
- Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ thuật cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sản xuất về công nghệ trồng, chăm sóc, thu hái dược liệu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng và chế biến cây dược liệu theo hướng GACP - WHO.
1. Danh mục các loại cây dược liệu ưu tiên phát triển
- Tiêu chí ưu tiên phát triển các loại cây dược liệu:
+ Cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện thâm canh của người dân tại địa phương.
+ Cây có giá trị kinh tế cao, thị trường có nhu cầu tiêu thụ, có các doanh nghiệp thực hiện liên kết bao tiêu sản phẩm và là các loại dược liệu có thể xuất khẩu trong tương lai.
+ Cây thuốc có tầm nhìn là sản phẩm chính để phát triển nuôi trồng cho giai đoạn tới.
- Ưu tiên phát triển 16 loại cây dược liệu sau:
(1) Trà hoa vàng (Camellia spp.- Theaceae).
(2) Kim ngân hoa (Lonicera japonica Thunb).
(3) Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms - Araliaceae).
(4) Cà gai leo (Solanum Procumbens Lour).
(5) Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Moritzi. - Boraginaceae.
(6) Râu mèo (Orthosiphon spiralis.Lour. Merr. -Lamiaceae).
(7) Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr. (Hibiscus sagittifolius Kurz.), Malvaceae.
(8) Hương nhu (Ocimum tenuiflorum L. (Ocimum sanctum L.), Lamiaceae.
(9) Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. Asteraceae.
(10) Thanh hao (Artemisia annua L. Asteraceae).
(11) Húng quế (Ocimum basilicum L. Lamiaceae).
(12) Bạc hà (Mentha arvensis L. Lamiaceae).
(13) Cúc chi (Chrysanthemum indicum L. Asteraceae).
(14) Nghệ vàng (Curcuma longa L).
(15) Gừng (Zingiber officmale Roes).
(16) Đông trùng hạ thảo
Ngoài các loài cây dược liệu được lựa chọn và ưu tiên phát triển nêu trên. Tùy theo lợi thế và điều kiện thực tế, các địa phương có thể lựa chọn, phát triển các loài dược liệu khác có thế mạnh và giá trị kinh tế, có đầu ra cho sản phẩm và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại các tiểu vùng sinh thái của địa phương, như thìa canh, khôi tía, cây tràm, nhân trần, chè vằng, đu đủ đực, mùi già, diếp cá, rau má, sâm, sương sáo…
2. Công tác tập huấn, nâng cao năng lực sản xuất và quản lý, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Tập huấn về quản lý và tổ chức phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho cán bộ làm công tác quản lý nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. Trung bình mỗi năm tổ chức 03 lớp, thời gian 3 ngày/lớp, 30 người/lớp. Nội dung tập trung tập huấn về phương pháp quản lý và tổ chức cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu.
- Tập huấn chuyên sâu cấp giấy chứng nhận cho cán bộ quản lý, cán bộ Khuyến nông tỉnh, huyện về “Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu” theo Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO) tại thông tư 19/2019/TT - BYT ngày 30/7/2019. Trung bình mỗi năm tổ chức 03 lớp, 30 người/lớp. Nội dung tập trung tập huấn về thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới để tạo ra nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng để làm thuốc.
- Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, GACP-WHO cho người sản xuất. Trung bình mỗi năm tổ chức 20 lớp, thời gian 3 ngày/lớp, 50 người/lớp. Nội dung tập trung tập huấn về: kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái cây dược liệu; một số bệnh thường gặp và cách phòng trừ; kiến thức về liên kết sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị; các tiêu chuẩn cơ bản của GACP, Organic và quản lý sản xuất hộ gia đình. Việc tập huấn được thực hiện thành từng khóa, ở từng Hợp tác xã/doanh nghiệp, do chuyên gia tư vấn hoặc chuyên viên có kinh nghiệm thực hiện.
3. Phát triển các vùng trồng dược liệu chuyên canh tập trung
Căn cứ Quyết định 4537/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về Danh mục định hướng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện rà soát, xác định, xây dựng chi tiết vùng sản xuất chuyên canh tập trung cho từng loài dược liệu ở từng địa bàn xã, gắn với xây dựng hệ thống thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Thực hiện chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả ở những nơi có điều kiện phù hợp sang trồng dược liệu theo chuỗi giá trị; chế biến sâu, tạo ra những thương phẩm dược liệu có giá trị gia tăng lớn gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Hỗ trợ lập hồ sơ quản lý, cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc đối với các diện tích trồng cây dược liệu chuyên canh tập trung.
Hỗ trợ thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng đến khai thác, chế biến.
Xây dựng và triển khai các đề tài khoa học công nghệ về nghiên cứu chọn tạo giống, công nghệ sản xuất giống; quy trình công nghệ trồng cho năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu, bệnh hại từ nguồn gen cây thuốc quý, lợi thế ở địa phương và nhập nội nguồn gen, giống cây dược liệu tiên tiến.
Từng bước thực hiện nuôi trồng và thu hái dược liệu theo nguyên tắc GACP-WHO và thực hành sản xuất, chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GMP- WHO nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, có khả năng cạnh tranh.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm (qua các phương tiện: báo chí, phóng sự, đài phát thanh, ấn phẩm nông nghiệp,…), vận động, thu hút các doanh nghiệp tham gia liên kết, đầu tư hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu.
- Phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình: Xây dựng tin, bài, phóng sự về kết quả phát triển cây dược liệu trên địa bàn Thành phố; Tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến; thông tin thị trường tiêu thụ cây dược liệu.
- Hàng năm tổ chức hội nghị, hội thảo về khoa học - kỹ thuật, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu.
- Lồng ghép hoạt động tiêu thụ, quảng bá tại các hội nghị xúc tiến đầu tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Xây dựng, duy trì, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm dược liệu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
* Nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí hỗ trợ: từ nguồn chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nguồn kinh phí đối ứng: từ các tổ chức, cá nhân đóng góp.
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
* Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện rà soát, lồng ghép trong quá trình triển khai các chính sách về phát triển nông nghiệp, các chương trình, đề án, dự án và kế hoạch dự toán được giao năm 2024 - 2025.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, không chồng chéo theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách để bổ sung, đề xuất ban hành mới mang tính đặc thù phù hợp với điều kiện của Thành phố nhằm khuyến khích doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất, chế biến dược liệu.
- Đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 - 2025 để làm cơ sở xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
- Giao đơn vị trực thuộc chủ trì xây dựng, lồng ghép nội dung thực hiện trong các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án để triển khai thực hiện hàng năm.
2. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, cấp phép, và quản lý các cơ sở kinh doanh, sản xuất thành phẩm (thuốc Y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế,...) và kinh doanh sản phẩm dược liệu trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với Cục quản lý Y Dược cổ truyền - Bộ Y tế và các sở, ngành liên quan trên địa bàn Thành phố trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện GACP tại các cơ sở trồng trọt, thu hái, chế biến dược liệu hoạt động trên địa bàn Thành phố.
3. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, trên cơ sở đề xuất của đơn vị và nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì tham mưu giải pháp tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần thực hiện Kế hoạch; tham mưu, bố trí nguồn kinh phí khoa học công nghệ cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển dược liệu trên địa bàn Thành phố.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan thông tin truyền thông của Thành phố chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về kế hoạch phát triển dược liệu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 - 2025.
- Xây dựng kế hoạch phát triển dược liệu của đơn vị mình; thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện có, hàng năm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện phát triển dược liệu của địa phương; lồng ghép các nội dung phát triển dược liệu vào các chương trình, dự án được giao quản lý, thực hiện; Huy động tối đa nguồn kinh phí sự nghiệp, sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu để thực hiện nội dung Kế hoạch.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện trên địa bàn, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
6. Hội Đông Y Thành phố
- Tuyên truyền và vận động các hội viên tham gia công tác bảo tồn, phát triển cây dược liệu của Thành phố; tham gia hệ thống phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị của thành phố Hà Nội.
- Ưu tiên sử dụng và quảng bá các sản phẩm từ dược liệu trong hệ thống phát triển dược liệu thành phố Hà Nội.
Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện kế hoạch, trong quá trình triển khai có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định ./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐỊNH HƯỚNG VÙNG TRỒNG DƯỢC LIỆU THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM
2025
(Kèm theo Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 06/4/2024 của UBND thành phố Hà
Nội)
STT |
Huyện/thị xã |
Loại cây |
Vùng trồng |
1 |
Huyện Ba Vì |
Khôi tía, Trà hoa vàng, Đinh lăng, Thìa canh |
Ba Vì, Yên Bài, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hòa, Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Tản Lĩnh. |
2 |
Thị xã Sơn Tây |
Sâm bố chính, Kim ngân hoa |
Thanh Mỹ |
Cúc chi |
Kim Sơn |
||
Đu đủ đực |
Cổ Đông |
||
3 |
Huyện Thạch Thất |
Bạc hà, Húng quế, Trà hoa vàng, Nghệ vàng, Gừng |
Yên Trung |
Cà gai leo, Xạ đen, Trà hoa vàng, Nghệ vàng, Gừng |
Yên Bình |
||
4 |
Huyện Phúc Thọ |
Ngải cứu, Húng quế |
Tích Giang |
Gừng, Húng quế, Đinh lăng, Ích mẫu |
Xã Phúc Hòa; thị trấn Phúc Hòa |
||
Cà gai leo, Húng Quế |
Ngọc Tảo |
||
Húng quế, Ngưu bàng |
Vân Phúc |
||
5 |
Huyện Chương Mỹ |
Cà gai leo, Hoàn ngọc, Sâm cau |
Trần Phú, Lam Điền |
Diếp cá, tía tô |
Tân Tiến |
||
Cúc chi, Rau má, Cà gai leo, Trà hoa vàng |
xã Mỹ Lương; xã Hữu Văn; xã Hoàng Văn Thụ; xã Nam Phương Tiến; xã Thủy Xuân Tiên; xã Thanh Bình; xã Đông Sơn; xã Đông Phương Yên |
||
6 |
Huyện Sóc Sơn |
Trà hoa vàng, Xuyên Khung, Khôi tía, Dẻ quạt, Cát cánh, cúc Đinh hương |
Xã Bắc Sơn |
Dây thìa canh, Khôi nhung, Kim ngân hoa, hoa Sen Tây hồ, Cỏ ngọt, Cà gai leo… |
Xã Xuân Giang |
||
Đậu biếc, Bụp giấm (Atiso); Thanh hao hoa vàng, Cà gai leo, Cỏ ngọt |
Xã Minh Trí |
||
Cây cà gai leo, Cây đinh lăng, Phúc bồn tử, nấm Đông trùng hạ thảo |
Xã Nam Sơn |
||
Nhân trần, Sa nhân, Thanh hao hoa vàng, Cà gai leo, Đinh lăng, |
Xã Minh Phú |
||
Nhân trần, Cà gai leo, Đinh lăng |
Xã Hiền Ninh |
||
Chi tử, Khôi trắng |
Xã Bắc Phú |
||
Hoa nhài, Đinh lăng, Cà gai leo, Cam thảo đất, Diệp hạ châu |
Xã Đông Xuân |
||
Hoa nhài, Đinh lăng, Cà gai leo, Cam thảo đất, Diệp hạ châu |
Xã Đức Hòa |
||
Râu mèo; Sả, Đinh lăng |
Xã Việt Long |
||
7 |
Huyện Ứng Hòa |
Cỏ ngọt |
Minh Đức, Hòa Phú |
Thanh hao, Ích mẫu |
Sơn Công, Vạn Thái, Hòa Nam |
||
8 |
Huyện Gia Lâm |
Nghệ, Cúc chi |
Dương Quang, Lệ Chi |
Sả, Húng quế, Bạc hà |
Dương Quang, Dương Xá, Phú Thị |
||
Bồ kết, đinh nhu, ngải cứu |
Dương Hà, Phú Thị, Đa Tốn |
||
9 |
Huyện Phú Xuyên |
Húng quế, Bạc Hà, Hương nhu, Mùi già |
Minh Tân, Khai Thái, Hồng Thái, Nam Phong, Tri Thủy, Sơn Hà, Nam Tiến |
10 |
Huyện Quốc Oai |
Hương Nhu, Nghệ |
Sài Sơn, Đại Thành |
Đinh lăng |
Đông Yên, Phú Mãn |
||
Trà hoa vàng |
Hòa Thạch |
||
Xạ đen |
Đông Xuân, Phú Cát |
||
11 |
Huyện Mỹ Đức |
Cà gai leo |
Bột Xuyên, An Mỹ, Phù Lưu Tế |
12 |
Huyện Đông Anh |
Nhài |
Xuân Nộn |
Cà gai leo |
Tàm Xá |
||
Đu đủ đực |
Tàm Xá |
||
Nhất dương sinh |
Thụy Lâm, Cổ Loa |
||
Nhất Huyết mộc |
Thụy Lâm, Cổ Loa |
||
13 |
Huyện Đan Phượng |
Bạc hà, Cà gai leo, Đinh lăng |
Liên Hồng, Liên Trung |
Cúc chi |
Liên Hà, Song Phượng |
||
14 |
Huyện Thường Tín |
Húng quế, Bạc hà |
Tân Minh |
Diếp cá, Ngải cứu |
Nguyễn Trãi |
||
Đinh lăng |
Tự Nhiên |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây